Theo nhiều chuyên gia, với tiềm năng hiện nay, điều khả dĩ nhất với Việt Nam có thể là trung tâm khai thác chế biến đất hiếm và kiểm định, đóng gói chip.
>>Apple sắp "làm ăn" lớn ở Việt Nam?
Thời gian gần đây, khá nhiều Giám đốc điều hành (CEO) của các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới đến Việt Nam tìm kiếm cơ hội đầu tư, nhưng sau đó phần lớn chọn một quốc gia khác trong khu vực để “xuống tiền”.
Như công ty chip giá trị nhất thế giới Nvidia (Mỹ) chọn Malaysia xây trung tâm dữ liệu AI trị giá 4,29 tỷ USD và một siêu máy tính ở Singapore. Bên cạnh đó, Intel cũng chưa quyết định mở rộng nhà máy tại Việt Nam.
Theo GS.TSKH. Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, hiện tượng trên là bình thường. Trong một cuộc phỏng vấn với Báo Tuổi trẻ, ông Mại nói “nếu 10 tập đoàn công nghệ lớn đến mà 5 tập đoàn quyết định đầu tư vào Việt Nam là tốt rồi”.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, có 13 - 14 dự án FDI đầu tư vào Việt Nam trong các lĩnh vực công nghệ bán dẫn, năng lượng mới, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, dự án hợp tác ba bên Mỹ - Hàn Quốc - Việt Nam về khai thác, chế biến đất hiếm đang được thảo luận, trong đó một số dự án được thực hiện trong năm nay.
Thứ nhất, đối với những ngành công nghiệp công nghệ cao như bán dẫn, yếu tố đầu tiên là con người - lực lượng lao động chất lượng - đội ngũ kỹ sư giỏi để có thể vận hành một nhà máy vô cùng phức tạp, trị giá hàng chục tỷ USD.
Người ta đã thống kê như sau: Để có 1 con chip sẵn sàng lắp ráp vào hệ thống, cần tới nguồn nguyên liệu từ 16 quốc gia, 2.000 bước gia công, ít nhất 70 lần vượt biên giới.
Để tạo ra hình dạng một con chip cần có bột silicon, than chì, khí đến từ nhiều nước,… qua quá trình luyện nhiệt độ cao, tạo thành dạng vật chất cứng gần như kim cương. Riêng cộng đoạn này đã cần đến đội ngũ kỹ sư tinh hoa. Riêng công việc xây dựng nhà máy sản xuất chip sẽ cần khoảng 5.000 công nhân lành nghề và thực hiện trong ba năm.
Điều này hoàn toàn khác với ngành dệt may, da giày,… chỉ cần số lượng lao động chân tay đơn giản, chấp nhận mức lương vừa phải có thể làm hài lòng nhà đầu tư nước ngoài.
>>Nvidia đầu tư vào Indonesia: Việt Nam đáng lo ngại?
Thứ hai, gần đây thường xuất hiện cụm từ “trung tâm bán dẫn”, “thủ phủ chip”,… Điều đó không những là không tưởng mà còn khiến chúng ta mất phương hướng, không biết nên bắt đầu từ đâu để kiến tạo cho mình vị trí quan trọng hơn trong chuỗi cung ứng đặc biệt quan trọng này.
Cần hàng nghìn công đoạn để tạo ra tấm wafer, mỗi bóng bán dẫn nhỏ tương tương 1/10.000 chiều ngang sợi tóc, mỗi con chip hiện đại là mỗi tấm wafer bằng đầu móng tay chứa tới 50 tỷ bóng bán dẫn. Quy trình này khó đến mức ngày càng ít công ty có đủ khả năng xây dựng nhà máy với quy trình sản xuất tiên tiến.
Nói vậy để thấy rằng, không một quốc gia nào dám đơn độc làm chủ ngành này, mà nó là sự tập hợp nhiều quốc gia, nhiều công ty, nhiều công đoạn công việc. Chỉ làm chủ được một công đoạn cũng cần rất nhiều thời gian.
Với tiềm năng hiện nay, điều khả dĩ nhất với Việt Nam có thể là trung tâm khai thác chế biến đất hiếm và kiểm định, đóng gói chip.
Có thể bạn quan tâm
Mỹ "mạnh tay" thu hút FDI vào bán dẫn
03:30, 08/05/2024
Đào tạo nhân sự bán dẫn: Bắt đầu từ nhu cầu doanh nghiệp
01:00, 05/05/2024
Việt Nam ưu đãi cao nhất cho ngành bán dẫn
00:00, 05/05/2024
Cách nào khơi dậy tiềm năng ngành bán dẫn Việt Nam?
02:30, 04/05/2024
Cơ chế đột phá và vượt trội cho đào tạo nhân lực bán dẫn
02:45, 28/04/2024