[DNNN TRONG “BÃO” COVID-19] Vinalines và thách thức thoái vốn 2020

Diendandoanhnghiep.vn Theo báo cáo Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, dịch COVID-19 đã khiến Tổng công ty hàng hải Việt Nam (Vinalines) lỗ 113 tỷ đồng trong quý I/2020.

Do hoạt động vận tải biển bị ngưng trệ, đã khiến Vinalines giảm chừng 626 tỷ đồng doanh thu hợp nhất trong quý I/2020, riêng doanh thu công ty mẹ giảm khoảng 87 tỷ đồng so với cùng kỳ.

lỗ hợp nhất sau 3 tháng đầu năm là 113 tỷ đồng, lỗ công ty mẹ hơn 90 tỷ đồng.

Hoạt động vận tải biển bị ngưng trệ khiến Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) lỗ hợp nhất sau 3 tháng đầu năm là 113 tỷ đồng.

"Đau đầu" vì lỗ

Điều này kéo theo số lỗ hợp nhất sau 3 tháng đầu năm là 113 tỷ đồng, lỗ công ty mẹ hơn 90 tỷ đồng. Nếu dịch kéo dài đến hết quý IV, Vinalines dự tính doanh thu cả năm của công ty mẹ chỉ còn 1.270 tỷ đồng, giảm gần 280 tỷ đồng so với bản kế hoạch đầu năm.

Trước đó, theo kế hoạch tái cơ cấu được phê duyệt, Công ty mẹ - Vinalines sẽ tiến hành thoái vốn tại 13 doanh nghiệp thành viên trong năm 2020.

Cụ thể, trong năm 2020, Vinalines dự kiến sẽ giảm tỷ lệ sở hữu tại CTCP Vận tải biển Việt Nam (VOS) từ 51% xuống 49%, tại CTCP Vận tải biển Vinaship (VNA) từ 51% xuống 36%, tại CTCP Đầu tư Cảng Cái Lân (CPI) từ 56,58% xuống 51%, tại Công ty TNHH Vận tải hàng công nghệ cao giảm từ 56% xuống 51%.

Đồng thời, thoái vốn toàn bộ tại 7 doanh nghiệp, gồm CTCP Vận tải và thuê tàu biển Việt Nam (VST, 49%), CTCP Vận tải biển Hải Âu (SSG, 26,46%) CTCP Hợp tác lao động với nước ngoài (ILC, 24,9%), CTCP Đầu tư và thương mại hàng hải (12,94%); CTCP Hàng hải Đông Đô (DDM, 48,97%), CTCP Vận tải biển và thương mại Phương Đông (NOS, 49%) và CTCP Vinalines Nha Trang (98,34%).

Vinalines cũng dự kiến thoái 300.000 cổ phần tại CTCP Phát triển khu công nghiệp Tín Nghĩa (TIP) và hơn 47.800 cổ phần tại Tổng công ty Thương mại kỹ thuật và đầu tư (PEG). Trong số doanh nghiệp Vinalines dự kiến thoái vốn, có 10/13 doanh nghiệp đã niêm yết và đăng ký giao dịch trên sàn chứng khoán như VOS và TIP đang niêm yết trên HOSE; VNA, CPI, VST, SSG, ILC, DDM, NOS, PEG đang đăng ký giao dịch trên UPCoM.

Gập ghềnh "sóng" thoái vốn

Diễn biến này khiến nhiều nhà đầu tư kỳ vọng có sóng thoái vốn, xuất phát từ thực tế hơn 3 năm qua, thoái vốn nhà nước luôn là thông tin hấp dẫn tạo “sóng” cho cổ phiếu và nhà đầu tư đã có khá nhiều “kinh nghiệm” tìm kiếm lợi nhuận nhờ ăn theo “hiệu ứng” thoái vốn tại VNM, SAB, BMP, VCG… Tuy nhiên, với việc đa số các doanh nghiệp thua lỗ, âm vốn chủ sở hữu, cổ phiếu giao dịch với thanh khoản èo uột, khả năng thoái vốn thành công của Vinalines quá mịt mờ. 

Đơn cử, CTCP Vận tải biển Việt Nam (VOS) là doanh nghiệp đầu ngành vận tải biển Việt Nam, không chỉ về bề dày kinh nghiệm hoạt động 50 năm mà còn bởi quy mô tài sản, nguồn vốn và năng lực vận tải với đội tàu 14 chiếc, bao gồm 10 tàu hàng khô và hàng rời chuyên dụng, 2 tàu dầu sản phẩm và 2 tàu container, chưa kể tàu thuê ngoài.

Nhưng kết quả kinh doanh chính của VOS những năm qua liên tục thua lỗ, lợi nhuận phụ thuộc vào thu nhập khác như thanh lý tàu, xóa, giảm lãi vay… Đội tàu đã giảm đến 50% trong 3 năm qua. Tính đến cuối năm 2019, lỗ lũy kế của VOS vẫn còn 722,1 tỷ đồng, chiếm hơn 50% vốn điều lệ.

Còn tại CTCP Vận tải biển Vinaship (VNA), lợi nhuận trước thuế ghi nhận 31,7 tỷ đồng trong năm 2019, nhưng chủ yếu là nhờ thu nhập khác, trong khi lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chính lỗ 29,1 tỷ đồng. Tính đến cuối năm 2019, Công ty đang lỗ lũy kế 217 tỷ đồng. Nếu duy trì mức lợi nhuận như 2 năm qua, sẽ cần tới 7 năm nữa để VNA bù hết lỗ lũy kế.

Riêng CTCP Vận tải biển và thương mại Phương Đông (NOS), năm 2019 đã lỗ 273,4 tỷ đồng, lỗ lũy kế đến 31/12/2019 lên tới 4.167 tỷ đồng, trong khi vốn điều lệ của Công ty chỉ 300 tỷ đồng. Tổng nợ phải trả hiện đã lên đến 5.000 tỷ đồng, gấp gần 5 lần tổng tài sản, vốn chủ sở hữu âm hơn 3.900 tỷ đồng.

Tại CTCP Vận tải và thuê tàu biển Việt Nam (VST) và CTCP Hàng hải Đông Đô (DDM), vốn chủ sở hữu lần lượt âm 1.428 tỷ đồng và 738 tỷ đồng. Doanh thu giảm, lợi nhuận âm, lỗ lũy kế vượt vốn điều lệ cũng là tình hình ghi nhận tại VST và DDM khi lỗ lần lượt 272,4 tỷ đồng và 41,6 tỷ đồng trong năm 2019. Lỗ lũy kế đến cuối năm của hai công ty này lần lượt là 2.053 tỷ đồng và 877 tỷ đồng. Liên tục thua lỗ, cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp này cũng mất cân đối nghiêm trọng.

Việc thua lỗ của Vinalines đã từng gây “choáng” cho bà Nguyễn Thị Phú Hà - Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp. “Khi mới tiếp nhận Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam, xem giấy tờ sổ sách mà choáng vì toàn thấy nợ, cơ cấu nợ”. Trao đổi về những khó khăn của Vinalines, Chủ tịch HĐTV Lê Anh Sơn cũng rất thẳng thắn: “Tàu càng chạy càng chết, càng chạy càng lỗ, nhưng vẫn phải chạy tàu vì trách nhiệm của Tổng Công ty mẹ”.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết [DNNN TRONG “BÃO” COVID-19] Vinalines và thách thức thoái vốn 2020 tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713948277 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713948277 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10