Doanh nghiệp “bán mình” giá nào: Hai mặt của M&A

Diendandoanhnghiep.vn Tình trạng “doanh nghiệp bán mình” do quá khó khăn đã được Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ KH&ĐT chỉ ra trong thời gian qua.

>> Doanh nghiệp “bán mình” giá nào?

Đây là một phần lát cắt thể hiện bức tranh kinh doanh chung của nền kinh tế hiện nay.

Khó khăn chung của thị trường và của bất động sản nói riêng chính là cơ hội M&A với lợi thế thuộc về bên mua - những ai còn tiền

Khó khăn chung của thị trường và của bất động sản nói riêng chính là cơ hội M&A với lợi thế thuộc về bên mua - những ai còn tiền

Tái cơ cấu - M&A là cần thiết

Có rất nhiều nguyên do để hoạt động M&A, bao gồm hoạt động “doanh nghiệp bán mình” - như một phần các thương vụ tất yếu, diễn ra trong 2023.

Về xu hướng chung, theo nhận định của các chuyên gia PwC, sự dịch chuyển sóng đầu tư, tái định vị của chuỗi cung ứng toàn cầu sau đại dịch và xung đột chính trị Nga -Ukraine, Việt Nam nổi lên như một thị trường hấp dẫn, ổn định về chính trị kinh tế xã hội, ngày càng củng cố vị thế với các thị trường, có ưu đãi đầu tư và lợi thế lao động… tiếp tục thu hút nhà đầu tư đến với Việt Nam. M&A là một trong những cánh cửa ngắn nhất mà không ít nhà đầu tư chọn để nhanh “cắm rễ” thị trường.

Bên cạnh đó, những hành động nhanh chóng để thúc đẩy kinh tế xanh và hướng đến cam kết Net zero của Việt Nam, cũng là điều kiện thúc đẩy M&A.

Do đó, bên cạnh các ngành hàng được dự báo tiếp tục sôi động M&A dịch vụ tài chính, hàng tiêu dùng, bán lẻ, hậu cần thì năng lượng tái tạo với hàng loạt dự án M&A theo chiều inbound, là ví dụ.

Ngoài ra, một động lực khác khiến mặc dù thị trường M&A toàn cầu suy giảm năm qua, nhưng Việt Nam vẫn tăng trưởng và sôi động giao dịch, và vẫn sẽ là động lực đậm nét của năm nay, là bối cảnh suy thoái và chi phí tài chính tăng cao có thể làm định giá doanh nghiệp suy giảm, tạo cơ hội M&A hấp dẫn.

Ở một khía cạnh khác, dù định giá trở nên thấp đi, thực tế không ít doanh nghiệp cũng phải “cắn răng bán mình”, với giá có thể thấp chỉ còn thậm chí như Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng nhận định, chỉ còn 50% giá. Đó là các trường hợp tái cơ cấu doanh nghiệp và gần như không còn lựa chọn nào khác phải bán tài sản, bán dự án, bán doanh nghiệp từng phần để tái cấu trúc nợ vay, tái cấu trúc hoạt động.

Nói như vậy để thấy M&A là một phần hoạt động của tài chính doanh nghiệp thông thường, đặc biệt khi tái cơ cấu doanh nghiệp, vốn là giao dịch tích cực cho các bên. Nhưng tùy tình huống mà đó có thể là M&A tự nguyện hoặc bắt buộc.

>> Hoạt động tài chính “cứu” doanh thu doanh nghiệp bất động sản

Giảm thiểu những “đánh đổi” quá đắt giá

Theo bối cảnh chung như vậy, rõ ràng mỗi một thương vụ M&A sẽ có những đặc thù riêng, rất khó để có thể xếp đâu là tự nguyện, đâu là bắt buộc. Chưa kể, trên thị trường lại còn những trường hợp bị thâu tóm thù địch.

Trong muôn hình vạn trạng M&A, ông Nguyễn Lê Ngọc Hoàn, Chuyên gia Tài chính - phân tích, điều quan trọng nhất lúc này mà chúng ta xác định là:

Thứ nhất, M&A là hoạt động giao dịch mang tính thị trường (nếu tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật). Khi doanh nghiệp chọn M&A vì khó khăn (bắt buộc), Nhà nước cũng vô cùng khó can thiệp vì đây là giao dịch giữa các bên tư nhân.

Song, mặc dù là giao dịch tư nhân, đã và sẽ có nhiều khu vực, lĩnh vực mà trong M&A - cơ hội của người này sẽ là nỗi đau của người kia, thị trường dần tiến tới bị thâu tóm. Hệ quả dài lâu sẽ là sự cạnh tranh mất cân bằng với chính doanh nghiệp nội địa trên sân nhà. Một số khu vực của ngành bao bì, nhựa, logistics… của Việt Nam đang rơi vào tình huống như vậy.

Do đó, nên chăng có sự rà soát, xem xét lại các quy định về hoạt động tập trung kinh tế sao cho phù hợp với thông lệ quốc tế nhưng cũng bảo vệ được doanh nghiệp và thị trường?

Thứ hai, không ít nhà đầu tư, tổ chức, quỹ, đã và đang quan tâm thị trường M&A qua hoạt động cổ phần hóa doanh nghiệp. Mặc dù hoạt động cổ phần hóa doanh nghiệp các năm qua rất chậm chạp, nhưng với kế hoạch tới 2025, vẫn sẽ có nhiều “hàng hóa” tốt được đưa ra thị trường. Câu chuyện rà soát các doanh nghiệp sao cho “lợi mình, lợi người” khi bán vốn, một lần nữa, vẫn cần được xem xét trong tổng thể giữ thị trường chung.

Chúng ta không đặt ra các rào cản kỹ thuật vi phạm thông lệ quốc tế, nhưng trong một “cuộc chơi” hội nhập song ngày càng xuất hiện rõ xu thế bảo vệ cục bộ của nhiều nước, thì chiến lược quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp để không “bán mình” với mọi giá, mà vẫn đảm bảo sức hấp dẫn điểm đến dòng vốn đầu tư, không để xảy ra đánh đổi ngắn hạn và quá đắt đỏ, là vô cùng cần thiết.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Doanh nghiệp “bán mình” giá nào: Hai mặt của M&A tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713862370 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713862370 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10