Doanh nghiệp bất động sản Quảng Nam: "Cứu chúng tôi trước khi quá muộn"

TUẤN VỸ 01/10/2023 11:02

Doanh nghiệp kiến nghị địa phương cần có phương án cụ thể để tháo gỡ khó khăn, rút ngắn thời gian thủ tục thuộc thẩm quyền để doanh nghiệp tái khởi động dự án, hoàn thiện đưa vào sử dụng.

>>Nhiều vướng mắc tại các dự án bất động sản Quảng Nam

Sau nhiều khó khăn, thách thức, hàng loạt dự án bất động sản trên địa bàn tỉnh Quảng Nam phải chịu cảnh "bất động". Điều này khiến thị trường “nhuốm” một gam màu tối khó định ngày phục hồi.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp bất động sản Quảng Nam không thể làm gì khác ngoài “chịu trận” vì các vướng mắc lớn vẫn chưa được giải quyết. Vì vậy, các doanh nghiệp muốn địa phương có giải pháp cụ thể trong thời gian sớm để hỗ trợ, qua đó tạo động lực để tái khởi động, hoàn thiện các dự án để đưa vào sử dụng, đảm bảo quyền lợi cho các bên.

Cụ thể, Công ty CP Phức hợp Hà My, Công ty TNHH Xây dựng – Thương mại và Dịch Vụ An Dương kiến nghị UBND tỉnh Quảng Nam đốc thúc đẩy nhanh quá trình gia hạn tiến độ, có quy trình quy định thủ tục gia hạn tiến độ trên hệ thống một cửa và cho phép gia hạn tiến độ đủ thời gian để thực hiện các quy trình thủ tục(không phù hợp với thực tế triển khai dự án và công tác giải phóng mặt bằng). Các doanh nghiệp này đã được Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBANK) thông báo cấp tín dụng để giải ngân tài trợ nhu cầu vốn thanh toán tiền đất và chi phí phát triển dự án nhưng có điều kiện có văn bản gia hạn tiến độ thực hiện dự án thì mới giải ngân được.

Nhiều dự án muốn được cấp gia hạn tiến độ để tiếp tục triển khai, hoàn thiện đưa vào sử dụng trong thời gian sớm.

Nhiều dự án muốn được cấp gia hạn tiến độ để tiếp tục triển khai, hoàn thiện đưa vào sử dụng trong thời gian sớm.

Vì vậy, các doanh nghiệp đề nghị các cấp đề xuất cho gia hạn tiến độ đối với 4 dự án đang triển khai tại Thị xã Điện Bàn. Ngoài ra, đối với công tác giải phóng mặt bằng (GPMB), nhà đầu tư kính đề nghị UBND tỉnh Quảng Nam, UBND Thị xã Điện Bàn cùng các cơ quan ban ngành và các cấp cùng đồng hành, hỗ trợ quyết liệt trong công tác này và có chế tài mạnh mẽ để răn đe đối với các hộ dân không thực hiện và phối hợp(có thể cưỡng chế thu hồi đất nếu cần thiết).

Đối với thủ tục giao đất, đối với các dự án đã và đang triển khai (đã được giao đất trước đây), kiến nghị UBND tỉnh cho phép được chuyển tiếp và cho giao đất các đợt tiếp theo để đảm bảo đủ điều kiện nghiệm thu hạ tầng kỹ thuật trên phần diện tích được giao, để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và cho phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất để Doanh nghiệp thu hồi một phần vốn, tái sản xuất kinh doanh. Hoặc cho phép phân kỳ đầu tư dự án theo tiến độ GPMB phù hợp với dự án. Đối với việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại các dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư, đã được giao đất nhiều đợt, kiến nghị UBND tỉnh cho phép nghiệm thu hạ tầng và cấp sổ trên phần diện tích được giao và cho phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất để Công ty có thể thu hồi vốn”, đại diện các doanh nghiệp đề xuất.

Ngoài ra, 2 doanh nghiệp này cũng kiến nghị UBND tỉnh Quảng Nam thống nhất tăng tỷ lệ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho doanh nghiệp lên 95% để tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể thu hồi vốn để tái sản xuất kinh doanh.  Kiến nghị UBND tỉnh xem xét chủ trương về việc cấp giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất cho từng lô riêng lẻ (không cấp theo block) đối với các dự án đã được giao đất trước đây.

a

Đối với công tác giải phóng mặt bằng, các nhà đầu tư muốn địa phương đồng hành để triển khai công tác tày.

Đặc biệt, với vướng mắt trong vấn đề tài chính, các doanh nghiệp đề nghị UBND tỉnh cho phép gia hạn tiến độ các dự án doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận với các tổ chức tín dụng để huy động  nguồn tiếp tục thực hiện dự án. Cùng với đó là đề nghị UBND tỉnh Quảng Nam, Cục thuế tỉnh Quảng Nam khoanh thuế, giãn nợ để tạo điều kiện, giảm bớt khó khăn về tài chính cho doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp tục sản xuất kinh doanh.

Tương tự Công ty CP Đầu tư Phát triển đô thị Đất Quảng - Quảng Nam cho rằng các thủ tục liên quan đến pháp lý đầu tư, cũng như các thủ tục liên quan đến đất đai hiện nay mất rất nhiều thời gian. Do đó, doanh nghiệp này đề nghị các cơ quan chức năng cải cách khắc phục khâu thủ tục pháp lý thuận lợi hơn để rút ngắn thời gian nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, đặc biệt và cấp bách nhất đối với doanh nghiệp hiện nay là gia hạn tiến độ cho các dự án.

“Có gia hạn tiến độ thì doanh nghiệp mới có thể thực hiện các bước tiếp theo. Đề xuất trong thủ tục gia hạn tiến độ, khi xác định dự án bị chậm tiến độ từ nguyên nhân nào thì chỉ lấy ý kiến của cơ quan chuyên môn có liên đến nguyên nhân đó, để rút ngắn thời gian. Đối với công tác GPMB, nhà đầu tư chúng tôi tha thiết kính đề nghị tổ công tác chỉ đạo các cơ quan chức năng cấp xã phường, huyện thị, cấp tỉnh và các cơ quan chuyên môn khác hỗ trợ, song hành cùng với nhà đầu tư quyết liệt hơn nữa để giải quyết những khó khăn vướng mắc trong công tác đền bù, GPMB. Những trường hợp người dân không đồng ý bàn giao mặt bằng dù đã vận động đổi thoại và có những chính sách hỗ trợ thêm thì đề nghị quyết liệt thực hiện việc cưỡng chế bảo vệ thi công”, đại diện Công ty CP Đầu tư Phát triển đô thị Đất Quảng – Quảng Nam kiến nghị.

Đối với việc giao đất thực hiện dự án, doanh nghiệp đề nghị cho phép giao đất theo từng đợt để đảm bảo dự án được triển khai theo tiến độ giải phóng mặt bằng, chống tái lấn chiếm. Đối với việc xác định giá đất, cần xây dựng phương án giá đất phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương. Với các dự án còn vướng giải phóng mặt bằng ít, đề nghị cho phép khoanh ranh giới để bàn giao cho địa phương quản lý, vận hành.

Đồng thời, Công ty CP Đầu tư Phát triển đô thị Đất Quảng – Quảng Nam cũng kiến nghị xem xét về việc ký quỹ đầu tư, cho phép hoãn ký quỹ đầu tư đối với các dự án mà chủ đầu tư đã ứng trước tiền bồi thưởng giải phóng mặt bằng nhưng chưa được cấn trừ vào tiền sử dụng đất. Song song là kiến nghị xem xét khi tỉnh phê duyệt giá đất các dự án đưa chi phí lãi vay vào để xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai đối với dự án, có cơ chế về các chính sách thuế để hỗ trợ gia hạn thuế cho doanh nghiệp và có những kiến nghị Chính phủ tháo gỡ, tạo điều kiện doanh nghiệp kinh doanh bất động sản được tháo gỡ về vốn vay.

Tại đề xuất phương án hỗ trợ nhóm doanh nghiệp lĩnh vực bất động sản của Hiệp hội doanh nghiệp Quảng Nam, đơn vị này đã kiến nghị có giải pháp triển khai thực hiện thủ tục cưỡng chế thu hồi đất một cách quyết liệt đối với các trường hợp không đồng ý nhận tiền bồi thường, bàn giao mặt bằng để chủ đầu tư triển khai thi công, đảm bảo tiến độ thực hiện dự án. Cùng với đó, UBND tỉnh Quảng Nam có hướng tháo gỡ các vướng mắc trong công tác GPMB đối với các trường hợp không đồng ý ký hồ sơ công nhận đất ở (đất sử dụng trước năm 1980, nhưng mất hồ sơ 299), không đồng ý bốc thăm lô tái định cư, các trường hợp tranh chấp đất đai kéo dài.

Các doanh nghiệp thành viên Hiệp hội cũng đề xuất tăng đơn giá bồi thường về nhà cửa, vật kiến trúc, mồ mả, cây cối, hoa màu cho các hộ dân theo quy định để nhận được sự đồng thuận của các hộ dân bị vướng GPMB tại các dự án. Đồng thời, UBND tỉnh Quảng Nam chỉ đạo UBND các địa phương chỉ đạo nghiêm túc sự phối hợp giữa Phòng Tài nguyên môi trường, Trung tâm Phát triển quỹ đất và UBND phường trong công tác giải phóng mặt bằng. Những dự án gia hạn tiến độ do vướng giải phóng mặt bằng (lỗi do địa phương) thì không cần lấy ý kiến của các sở ngành mà địa phương xác nhận rồi trình Sở Kế hoạch Đầu tư trình lên UBND tỉnh, việc lấy ý kiến sở ngành mất vài tháng hoặc có khi gần hết tiến độ gia hạn.

a

Doanh nghiệp đề nghị Ngân hàng Nhà nước có chủ trương để hệ thống ngân hàng cấp dưới tạo điều kiện các doanh nghiệp được nâng hạn mức vay vốn, tháo gỡ khó khăn nguồn vốn hoạt động của các doanh nghiệp hiện nay về vay vốn bất động sản và lãi suất vay.

Ông Trần Quốc Bảo – Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Quảng Nam cũng cho hay cộng đồng doanh nghiệp đã đề xuất phương án cho phép chủ đầu tư khấu trừ tiền GPMB vào tiền sử dụng đất phải nộp mà không đợi đến khi quyết toán để giảm tải áp lực về nguồn vốn cho chủ đầu tư. Theo ông Bảo, những dự án không thực hiện theo đúng quy định của Tỉnh về công tác GPMB do khó khăn trong công tác vận động của địa phương với hộ dân trong vùng giải toả thì cần có chủ trương cho phép sớm gia hạn thời gian thực hiện dự án và điều chỉnh quy hoạch cục bộ 1/500, tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện dự án.

“Để tháo gỡ khó khăn trong công tác này đề nghị tỉnh thành lập Ban chỉ đạo đền bù giải toả giám sát và hỗ trợ các doanh nghiệp, nếu để doanh nghiệp tự thực hiện thì rất khó khăn, không thực hiện được làm ảnh hưởng đến công tác kêu gọi nhà đầu tư. Cần phải có cơ chế phối hợp giữa các Sở, ban ngành, địa phương, rút ngắn thời gian trong công tác xác định giá đất, gia hạn tiến độ dự án, điều chỉnh cục bộ dự án 1/500, điều chỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư, hạn chế lấy ý kiến quá nhiều (nhất là những ngành không liên quan) việc này làm ảnh hưởng chậm đến công tác xác định giá đất, điều chỉnh và gia hạn dự án”, ông Trần Quốc Bảo cho hay.

Các đề nghị với Chính phủ và các cấp Bộ ngành, Ngân hàng, các doanh nghiệp cho rằng cơ chế chính sách đối với dự án bất động sản cần phải có tính ổn định lâu dài, trong đó, đối với những dự án đã thực hiện theo cơ chế, chính sách quy định cũ thì vẫn giữ nguyên, không bắt buộc thay đổi theo quy định mới, có như vậy  nhà đầu tư mới yên tâm đầu tư. Đồng thời, cho cơ chế làm dự án BT, Nhà nước, UBND tỉnh đấu giá đất thu tiền một phần thanh toán chi phí đầu tư hạ tầng, còn lại cân đối nguồn thu ngân sách cho tỉnh để phát triển kinh tế xã hội nâng cao đời sống nhân dân.

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng đề nghị Ngân hàng Nhà nước có chủ trương để hệ thống ngân hàng cấp dưới tạo điều kiện các doanh nghiệp được nâng hạn mức vay vốn, tháo gỡ khó khăn nguồn vốn hoạt động của các doanh nghiệp hiện nay về vay vốn bất động sản và lãi suất vay, tái cấu trúc nợ cho doanh nghiệp bất động sản. Cần có chính sách giảm thuế, giãn nợ thuế để doanh nghiệp vượt qua thời kỳ khó khăn do dịch bệnh COVID – 19 và khó khăn đối với các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản do thị trường đóng băng không khai thác được quỹ đất.

“Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các Ngân hàng cổ phần có cơ chế cho vay đối với công trình có nguồn vốn đầu tư công thì định mức cho vay theo khối lượng giá trị đã được nghiệm thu (do tài sản thế chấp để vay của doanh nghiệp không đủ theo điều kiện của ngân hàng). Đề nghị ngân hàng chính sách xã hội và quỹ đầu tư tỉnh có cơ chế cho vay vốn làm nhà thu nhập thấp, nhà ở xã hội bằng hình thức thế chấp dự án vì doanh nghiệp không đủ tài sản để thế chấp”, cộng đồng doanh nghiệp bất động sản kiến nghị.

Có thể bạn quan tâm

  • Lãi suất cho vay bất động sản dần

    Lãi suất cho vay bất động sản dần "dễ thở"

    17:00, 30/09/2023

  • Tận dụng đà phục hồi thị trường bất động sản

    Tận dụng đà phục hồi thị trường bất động sản

    02:30, 30/09/2023

  • Áp lực tài chính đè nặng doanh nghiệp bất động sản

    Áp lực tài chính đè nặng doanh nghiệp bất động sản

    02:30, 29/09/2023

  • Tháo điểm nghẽn pháp lý bất động sản

    Tháo điểm nghẽn pháp lý bất động sản

    10:00, 28/09/2023

  • Khả năng phục hồi thị trường bất động sản đang ở đâu?

    Khả năng phục hồi thị trường bất động sản đang ở đâu?

    10:51, 28/09/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Doanh nghiệp bất động sản Quảng Nam: "Cứu chúng tôi trước khi quá muộn"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO