Để thị trường đạt được những chuyển biến rõ rệt, các giải pháp từ chính sách, tài khóa thật nhanh, thật mạnh, tránh tình trạng ngắt quãng khiến đà phục hồi bị mất.
Chúng ta cũng không nên coi nhẹ, gác lại bất cứ tồn đọng nào. Bởi lẽ, chỉ cần một tàn dư nhỏ, ấp ủ lâu dần cũng dễ khiến ngọn lửa bùng trở lại.
>> Áp lực tài chính đè nặng doanh nghiệp bất động sản
Trong suốt thời gian qua, thị trường BĐS Việt Nam đang trải qua giai đoạn khó khăn kéo dài, và các cảnh báo đi vào vết xe đổ của Trung Quốc. Dù có các hình thái phát triển khác nhau, nhưng kinh nghiệm từ Trung Quốc rất đáng để xem xét.
Giữa năm 2020, Trung Quốc tung ra chính sách “ba lằn ranh đỏ” nhằm giảm rủi ro hệ thống tín dụng bằng cách hạn chế khả năng vay mới của các doanh nghiệp BĐS, làm cạn kiệt nguồn tài chính của nhiều công ty đã mắc nợ.
Chính sách này đã dẫn đến nhiều doanh nghiệp bắt đầu mất thanh khoản, vỡ nợ, thậm chí sụp đổ. Hàng trăm dự án BĐS dừng vô thời hạn. Làn sóng người mua nhà từ chối trả tiền vay ngân hàng nổ ra tại hơn 100 thành phố của Trung Quốc.
Tháng 12/2022, Trung Quốc đã đưa ra các chính sách mới, xóa bỏ “ba lằn rành đỏ”, tung ra các biện pháp đặc biệt để hỗ trợ các thành phố thúc đẩy tiến độ xây dựng và bàn giao các dự án nhà ở dang dở. Nhiều dự án được tái khởi động trở lại. Nhiều dự án hoàn thành việc xây dựng, bước vào giai đoạn trang trí nội thất.
Nhìn sang thị trường Việt Nam đang trong giai đoạn thiếu hụt trầm trọng nguồn cung, đặc biệt là nguồn cung từ các sản phẩm giá bình dân, phù hợp với thu nhập của phần đông người dân. Trong khi đó, có hàng ngàn dự án vẫn đang bị “treo” chưa thể hoàn thiện để đưa nguồn cung ra thị trường.
Giải quyết các vấn đề cho các dự án “treo” này, chắc chắn là một giải phải góp phần tích cực vào cải thiện nguồn cung. Chúng ta nên xem xét, phân loại. Dự án nào bị “treo” vì vướng mắc pháp lý thì hỗ trợ pháp lý, giải quyết một cách cụ thể, dứt điểm. Dự án nào “treo” lâu quá, không thể cứu được thì hỗ trợ để doanh nghiệp khỏe mạnh mua lại dự án BĐS của các doanh nghiệp yếu và đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các dự án.
Nhu cầu an cư của người dân Việt Nam là rất lớn, kể cả trong ngắn và dài hạn, họ chỉ đang tìm kiếm nguồn cung phù hợp với mức giá hợp lý. Nếu có nhiều hơn nguồn cung BĐS nhà ở thủ tục pháp lý tốt, giá cả phải chăng, lượng giao dịch chắc chắn sẽ tăng mạnh. Lượng giao dịch tăng này có thể khiến mức giá tăng trong ngắn hạn, nhưng trong dài hạn, giá cả sẽ được quyết định bởi cán cân cung cầu, mức giá sẽ tăng ổn định và phù hợp hơn.
>> Tháo điểm nghẽn pháp lý bất động sản
Tại Trung Quốc, quý 1/2023, các biện pháp hỗ trợ của chính quyền cùng với việc dỡ bỏ các hạn chế dịch Covid-19 khiến niềm tin thị trường được đẩy mạnh, thị trường bắt đầu có tín hiệu hồi phục.
Tuy nhiên, thay vì tiếp tục tăng cường các biện pháp nhằm tận dụng đà phục hồi đó để giúp thị trường thực sự vực dậy. Thì chính quyền Trung Quốc lại cho thấy sự giới hạn của các biện pháp hỗ trợ khiến thị trường BĐS tiếp tục lao dốc trở lại.
Tín dụng ngân hàng cho lĩnh vực BĐS cho vay cá nhân lẫn doanh nghiệp vẫn còn thấp. Trong khi các nhà phát triển BĐS đang phải vật lộn với những khoản lỗ lớn và núi nợ trái phiếu. Thua lỗ kéo dài khiến nguồn lực của nhóm doanh nghiệp nhà nước bị hạn chế, nhất là khi nhóm này đang triển khai các dự án mua lại của các doanh nghiệp phát triển BĐS tư nhân đã phá sản. Càng khiến tâm lý của khách hàng mua nhà và người dân suy giảm.
Trong khi đó, Trung Quốc đã phải đối mặt với tình trạng dư thừa nguồn cung căn hộ kỷ lục trong nhiều năm. Chính phủ và các giới chức Trung Quốc đang nỗ lực, dốc sức nhằm giải cứu thị trường BĐS. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, niềm tin vào thị trường của người dân Trung Quốc dường như đã sụp đổ.
Thay vì mua BĐS trong nước, một lượng lớn nhà đầu tư đã chuyển hướng sang BĐS nước ngoài. Điều này càng khiến thị trường BĐS Trung Quốc bó hẹp cơ hội phục hồi.
Mặc dù tại thị trường BĐS Việt Nam, sự sụt giảm không quá khủng khiếp như tại Trung Quốc. Từ đầu năm đến nay, Chính phủ, các bộ ngành đã thể hiện rất quyết liệt trong quyết tâm đồng hành và vực dậy thị trường BĐS. Các cơ chế, chính sách được ban hành với một tần suất khá dày.
Tuy nhiên, giống như một cuộc kéo co, yếu tố tiên quyết để một bên có thể giành được chiến thắng chính là sự đoàn kết, phối hợp nhịp nhàng và tinh thần tập trung cao độ. Tất cả các yếu tố này cần được duy trì tuyệt đối. Bởi lẽ, chỉ cần một phút lơ là sẽ khiến cho cục diện đi vào sụp đổ. Chính bởi vậy, thị trường rất cần sự tiếp tục kiên trì, và quyết liệt hơn nữa từ phía Chính phủ, các cơ quan.
Có thể bạn quan tâm
Khả năng phục hồi thị trường bất động sản đang ở đâu?
10:51, 28/09/2023
Nhiều vướng mắc tại các dự án bất động sản Quảng Nam
08:15, 28/09/2023
Bất động sản chuyển nhượng không dành cho nhà đầu tư “tay mơ”
04:34, 27/09/2023
Doanh nghiệp bất động sản vẫn khó tiếp cận vốn ngân hàng
01:20, 27/09/2023
Sửa Luật Kinh doanh bất động sản: Có nên thể chế hóa condotel?
04:00, 26/09/2023
Sở hữu bất động sản theo nhu cầu thật bằng dự án giá trị thật
14:14, 25/09/2023