Từ năm 2023-2025 doanh nghiệp xuất khẩu sang EU cần hoàn thiện hệ thống kiểm tra, quản lý và đưa ra lộ trình cắt giảm phát thải carbon trong sản xuất.
>>Cần những biện pháp mạnh mẽ để cắt giảm phát thải khí nhà kính
Cơ chế về điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) sẽ áp dụng đối với việc phát thải trực tiếp khí CO2 ra môi trường trong quá trình sản xuất của các lĩnh vực ngành công nghiệp. Để đảm bảo tính cạnh tranh công bằng, các sản phẩm nhập khẩu sẽ phải mua giấy phép ô nhiễm từ Hệ thống thương mại khí thải của EU (ETS) căn cứ vào lượng khí thải carbon trong quá trình sản xuất.
Chia sẻ tới Diễn đàn Doanh nghiệp, đại diện một doanh nghiệp kinh doanh tín chỉ carbon cho biết, Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) được chính thức đề xuất lần đầu tiên vào ngày 11 tháng 12 năm 2019 trong khuôn khổ Thỏa thuận xanh của Liên minh châu Âu và đã được Nghị viện châu Âu (EP) phê duyệt. Ngày 14/7/2021, Ủy ban Châu Âu đã trình bày đề xuất lập pháp về CBAM. Theo đó, tất cả hàng hóa nhập khẩu vào EU trong các lĩnh vực công nghiệp có cường độ các-bon cao, chẳng hạn như sắt thép, nhôm, xi măng, phân bón và điện, sẽ phải nằm trong phạm vi điều chỉnh của cơ chế CBAM. Ngày 15/03/2022, Hội đồng Châu Âu đã thông qua đề xuất CBAM với một số điều chỉnh nhỏ, phê chuẩn này là một bước tiến quan trọng trong việc thông qua khung pháp lý kiểm soát phát thải Carbon cho hoạt động kinh doanh nhập khẩu sản phẩm vào EU trở thành hiện thực.
Mục tiêu của CBAM là tránh việc phát thải carbon từ việc nhập khẩu các nhóm sản phẩm từ các nước không thuộc EU như một hình thức thuế carbon bởi các nhóm sản phẩm này phải tuân theo cơ chế mua bán phát thải của châu Âu (EU ETS) cũng như các sản phẩm đó được sản xuất trong EU.
“Các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu có thể mua chứng nhận CBAM từ cơ quan có thẩm quyền được chỉ định ở nước sở tại thuộc thành viên liên minh EU và giá của chứng nhận này sẽ căn cứ vào giá trung bình theo tuần của “Giá phát thải EU ETS, hiện nay đang ở mức 80 EUR/tấn carbon”- đại diện một doanh nghiệp chia sẻ.
Bên cạnh đó, nhà nhập khẩu bất kỳ sản phẩm và mua chứng chỉ CBAM nào sẽ cần ủy quyền đặc biệt ('Người khai báo được ủy quyền'), có thể được áp dụng cho các nhà nhập khẩu thuộc EU hoặc đại diện của mình để thay mặt cho một hoặc nhiều nhà nhập khẩu, cụ thể là nhà xuất khẩu sang thị trường EU phải chỉ định một đại diện tại một quốc gia của EU được ủy quyền giao dịch và giải quyết các vấn đề về thương mại.
Để đảm bảo tính cạnh tranh công bằng, các sản phẩm nhập khẩu sẽ phải mua giấy phép ô nhiễm từ Hệ thống thương mại khí thải của EU (ETS) căn cứ vào lượng khí thải carbon trong quá trình sản xuất. Ngoài mục tiêu giảm thiểu khí thải carbon trên toàn cầu, việc EU dự định áp thuế biên giới carbon là do các quốc gia xuất khẩu hàng hóa vào EU trực tiếp dẫn đến việc biến đổi khí hậu hiện nay nhưng chưa có chính sách đủ để giảm thiểu khí thải carbon và các hàng hóa xuất khẩu của nước này cũng chưa chịu mức thuế carbon công bằng như hàng hóa nội địa của EU. Tuy nhiên, những quốc gia xuất khẩu hàng hóa vào EU mà có những chính sách mạnh mẽ nhằm giảm thiểu khí thải carbon sẽ được miễn trừ thuế biên giới carbon.
Cơ chế sẽ có hiệu lực vào ngày 1 tháng 1 năm 2023 với thời gian chuyển đổi là 3 năm đến ngày 1 tháng 1 năm 2026. Trong giai đoạn chuyển tiếp, các nhà nhập khẩu sẽ phải báo cáo lượng khí thải có trong hàng hóa nhập khẩu của họ mà không phải trả một khoản điều chỉnh phí nào.
>>Doanh nghiệp làm gì để cùng Chính phủ giảm phát thải ròng bằng “0”?
Theo chia sẻ từ các doanh nghiệp, vào cuối giai đoạn chuyển đổi của Cơ chế, tức năm 2025, Ủy ban Châu Âu sẽ đánh giá CBAM đang hoạt động như thế nào và có thể mở rộng phạm vi hoạt động của mình sang nhiều sản phẩm và dịch vụ hơn – bao gồm cả chuỗi giá trị và có thể bao gồm “phát thải gián tiếp” (ví dụ như khí thải carbon từ việc sử dụng điện để sản xuất hàng hóa). Sau khi được vận hành chính thức từ 1/1/2026, nhà nhập khẩu sẽ phải mua 1 chứng chỉ CBAM cho mỗi tấn Carbon Dioxide tương đương có trong sản phẩm nhập khẩu vào EU. Vi phạm các quy định của cơ chế CBAM sẽ bị xử phạt tương tự như trong hệ thống ETS của EU. Cho đến nay, Nga là nhà cung cấp lớn nhất các sản phẩm thuộc phạm vi điều chỉnh của CBAM, tiếp theo là Thổ Nhĩ Kỳ, Anh và Trung Quốc.
Đối với Việt Nam, ngày 7/1/2022, Văn phòng Chính phủ ban hành Nghị định số 06/2022/ND-CP về “Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ôzôn” nhằm giảm khoảng 564 triệu tấn CO2 vào năm 2030. Nghị định này đòi hỏi các doanh nghiệp xuất khẩu chuyển đổi công nghệ để giảm thải khí carbon trong quá trình sản xuất. Từ đó, hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam vào EU sẽ chịu mức thuế biên giới carbon thấp hơn hoặc không bị áp dụng thuế biên giới carbon khi các tiêu chuẩn về xả thải carbon trong quá trình sản xuất tuân theo tiêu chuẩn của EU.
Tuy nhiên, bước tiếp theo trong việc thực hiện hóa CBAM là việc thông qua các thành viên EU, và EU dự kiến sẽ đề xuất những điều chỉnh quan trọng của CBAM như sau:
Một là, mở rộng phạm vi bao gồm một số sản phẩm hóa chất và polyme; Hai là, mở rộng phạm vi bao gồm phát thải gián tiếp trong việc sản xuất những sản phẩm thuộc phạm vi dự án Carbon; Ba là, Thúc đẩy thời gian hiệu lực của CBAM từ ngày 01/01/2026 xuống ngày 01/01/2025; Bốn là, thiết lập cơ quan CBAM EU trung ương thay vì chỉ định cơ quan có thẩm quyền tại từng quốc gia thành viên EU.
Có thể bạn quan tâm
Doanh nghiệp làm gì để cùng Chính phủ giảm phát thải ròng bằng “0”?
04:49, 08/07/2022
Cần những biện pháp mạnh mẽ để cắt giảm phát thải khí nhà kính
10:50, 30/06/2022
Tập đoàn Panasonic công bố mục tiêu giảm phát thải CO2 trên toàn cầu vào năm 2050
05:49, 10/04/2022
Thúc đẩy phát triển chuỗi hệ thống điện mặt trời áp mái, giảm phát thải nhà kính
14:00, 04/04/2022
Tập đoàn JT nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính (GHG)
07:55, 23/02/2022