Doanh nghiệp công nghệ Trung Quốc "để ngỏ" kế hoạch IPO

Diendandoanhnghiep.vn Các công ty công nghệ Trung Quốc có thể sẽ phải đánh giá lại kế hoạch phát hành cổ phiếu ra công chúng tại Mỹ khi nhìn vào tấm gương DiDi Chuxing.

Sau khi công ty gọi xe hàng đầu của Trung Quốc, Didi Chuxing bị Cơ quan quản lý thương mại điện tử của Trung Quốc, Cục Quản lý Không gian mạng Trung Quốc (CAC), cáo buộc công ty này “không tuân thủ các quy định về an ninh quốc gia, an toàn dữ diệu người dùng”. CAC đã tạm dừng đăng ký của người dùng và xóa ứng dụng của họ khỏi các cửa hàng ứng dụng Trung Quốc vào 4/7.

Công ty gọi xe hàng đầu Trung Quốc là Didi Chuxing bị các cơ quan quản lý Trung Quốc

Công ty gọi xe hàng đầu Trung Quốc là Didi Chuxing bị các cơ quan quản lý Trung Quốc "tuýt còi".

Ngay lập tức điều này đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến các quyết định IPO của các công ty công nghệ khác của Trung Quốc đang “lăm le” tìm kiếm thị trường vốn của Mỹ.

Tuần trước, một báo cáo truyền thông cho biết Bianlifeng, nhà điều hành cửa hàng tiện lợi không thu ngân của Trung Quốc, đã bí mật nộp đơn đăng ký IPO tại Hoa Kỳ. Trước đó, đã có những tin đồn rầm rộ trên các phương tiện truyền thông Trung Quốc trong một thời gian. 

Có thông tin rằng nhà bán lẻ Trung Quốc gần đây đã khởi động đợt IPO của mình, với Goldman Sachs, Morgan Stanley và CITIC Securities là những nhà bảo lãnh chính.Cùng với đó, một số nguồn tin thân cận với vấn đề này tiết lộ rằng Bianlifeng dự định huy động từ 500 triệu đến 1 tỷ USD và ra mắt công chúng tại Mỹ vào cuối năm nay hoặc sớm nhất là đầu năm sau. Tuy nhiên, gần đây họ đã nhanh chóng phản hồi rằng đó “không phải là sự thật”.

Có vẻ như Bianlifeng đang bị “chột dạ” khi nhìn vào Didi Chuxing. Và không chỉ có Bianlifeng, kế hoạch IPO của các công ty khác cũng đang gặp nhiều sự cân nhắc.

Bianlifeng nhà điều hành cửa hàng tiện lợi không thu ngân của Trung Quốc đang phủ nhận việc IPO ở Mỹ.

Bianlifeng, nhà điều hành cửa hàng tiện lợi không thu ngân của Trung Quốc đang phủ nhận việc IPO ở Mỹ.

Chuỗi khách sạn hàng đầu Trung Quốc Atour, dự kiến ra mắt công chúng tại Mỹ vào thứ năm tuần trước, cũng đã bất ngờ đình chỉ IPO khi mọi thứ dường như đang trên đà phát hành. Cho đến nay, Atour vẫn chưa làm rõ kế hoạch niêm yết của mình.

Atour gần như đã ấn định thời gian niêm yết cổ phiếu và thậm chí còn chuẩn bị một buổi lễ cho IPO, nhưng đã tạm dừng mọi thứ ở bước cuối cùng.

Có vẻ như việc chính quyền Bắc Kinh đã “vung đao” với Didi khi tung ra các đánh giá an ninh mạng về các công ty sắp hoặc sẽ niêm yết tại Mỹ đang khiến nhiều người phải chùn bước. Hơn bốn công ty, bao gồm mạng xã hội Soul, công ty chia sẻ xe đạp Hello, nền tảng podcast Ximalaya. và dịch vụ đám mây Qiniu, đã thông báo rằng họ sẽ tạm dừng các đợt IPO tại Mỹ.

Vào tháng trước, Trung Quốc đã thông qua chế độ bảo mật dữ liệu đầu tiên của mình, được gọi là Luật Bảo mật Dữ liệu, và sẽ thực thi vào ngày 1 tháng 9. Luật này sẽ trao cho Bắc Kinh quyền trừng phạt hoặc đóng cửa các công ty công nghệ bị coi là “không tuân thủ vì vấn đề an ninh quốc gia”.

Có thể thấy, cuộc thăm dò của Cơ quan quản lý thương mại điện tử của Trung Quốc, Cục Quản lý Không gian mạng Trung Quốc (CAC), cũng đánh dấu một bước ngoặt mới trong cuộc đàn áp các công ty công nghệ của Trung Quốc, theo đó các nhà quản lý đang viện dẫn những lo ngại về an ninh mạng và an ninh quốc gia để biện minh cho việc gia tăng áp lực. 

Michael Pang, giám đốc điều hành tại công ty tư vấn Protiviti cho rằng: “Cuộc thăm dò của CAC là một tín hiệu cho thấy cơ quan quản lý có thể và sẽ thực thi luật an ninh mạng của mình. Nó như một lời nhắc nhở đối với các công ty, cả trong và ngoài nước, rằng họ nên thực hiện nghiêm túc các quy định về an ninh mạng".

Việc giám sát chặt chẽ hơn chính quyền Bắc Kinh đã làm dấy lên lo ngại của các nhà đầu tư nước ngoài. Dan Niles, người sáng lập và quản lý danh mục đầu tư của Satori Fund, nói với CNBC rằng ông hiện đang loại các công ty Trung Quốc khỏi danh mục đầu tư chứng khoán của mình do nước này tăng cường đàn áp quy định.

Sau nguy cơ tăng cao của các công ty niêm yết tại Mỹ, việc chuyển hướng sang Hồng Kông đã trở thành sự lựa chọn mới đối với một số công ty Trung Quốc. Các chủ ngân hàng đầu tư cho biết họ có một số khách hàng muốn chuyển sang niêm yết cổ phiếu ở Hồng Kông trong bối cảnh cuộc rà soát an ninh mạng rộng rãi hơn. 

Thị trường chứng khoán Hồng Kông có thể sẽ sôi động trở lại.

Thị trường chứng khoán Hồng Kông có thể sẽ sôi động trở lại.

Do đó, thị trường chứng khoán Hồng Kông cũng sẽ đặc biệt sôi động trong năm nay. Một số các công ty như Kuaishou, chuỗi trà bong bóng Naixue's Tea, JD, chọn niêm yết cổ phiếu tại Hồng Kông. Một số khác như Baidu, Bilibili, New Oriental Education đã quay trở lại Hồng Kông để niêm yết kép.

Theo Bloomberg, dù các công ty công nghệ Trung Quốc đã nhiệt tình khai thác thị trường vốn của Mỹ, huy động được hơn 15 tỷ USD trong các đợt IPO ở New York trong năm nay. Nhưng tín hiệu mới nhất từ Bắc Kinh đang cho thấy các công ty nào chọn cách IPO ở Mỹ vào giai đoạn này, có vẻ là “đi ngược lại lợi ích dân tộc”, mà điều này được coi là tối kỵ với Bắc Kinh.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Doanh nghiệp công nghệ Trung Quốc "để ngỏ" kế hoạch IPO tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714162365 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714162365 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10