2 ngày sau IPO tại Mỹ, Didi Chuxing bị gỡ khỏi kho ứng dụng Trung Quốc

Diendandoanhnghiep.vn Dịch vụ gọi xe Didi Chuxing vừa bị Cơ quan Quản lý Không gian mạng Trung Quốc (CAC) yêu cầu gỡ bỏ khỏi nhiều kho ứng dụng hoạt động tại nước này.

Thông báo trên được đưa ra sau khi cơ quan chức năng Trung Quốc thông báo mở cuộc điều tra nhằm vào ứng dụng gọi xe lớn nhất nước này. CAC cho rằng, Didi vi phạm nghiêm trọng đối với việc thu thập và sử dụng thông tin cá nhân và không giải thích chi tiết.

Dịch vụ gọi xe Didi Chuxing vừa bị Cơ quan Quản lý Không gian mạng Trung Quốc (CAC) yêu cầu gỡ bỏ khỏi nhiều kho ứng dụng hoạt động tại nước này.

Dịch vụ gọi xe Didi Chuxing vừa bị Cơ quan Quản lý Không gian mạng Trung Quốc yêu cầu gỡ bỏ khỏi nhiều kho ứng dụng hoạt động tại nước này.

Theo yêu cầu từ CAC, các cửa hàng ứng dụng lớn nhất của Trung Quốc, bao gồm của Apple, Huawei hay Xiaomi, đều phải gỡ bỏ ứng dụng Didi vô thời hạn, một trong số những hình phạt khắc nghiệt nhất đối với một công ty hoạt động theo mô hình hãng xe công nghệ của Uber. Cơ quan chức năng cũng yêu cầu đơn vị phát triển thực hiện các biện pháp khắc phục và tuân thủ quy định. Nếu làm đúng, ứng dụng đặt xe Didi có thể quay lại trên các kho ứng dụng.

Lệnh trừng phạt được đưa ra sau khi văn phòng đánh giá an ninh không gian mạng, một đơn vị ít được biết đến của cơ quan quản lý quyền lực, công bố bản đánh giá rủi ro đối với Didi vào hôm 2/7. Cùng ngày, giá trị vốn hóa của Didi tại Mỹ có thời điểm mất tới 11% sau khi cơ quan chức năng Trung Quốc công bố cuộc điều tra. Đồng thời, họ cũng yêu cầu ứng dụng ngừng tiếp nhận người dùng mới kể từ ngày 3/7.

Tuy nhiên, khoảng nửa tỷ người dùng Didi app hiện tại vẫn có thể tiếp tục sử dụng ứng dụng bình thường, miễn là họ đã tải xuống trước ngày 4/7. Trung bình mỗi ngày ứng dụng này kết nối hơn 20 triệu chuyến đi ở Trung Quốc. Đại diện phát ngôn của công ty bày tỏ sự hợp tác đến cơ quan quản lý Trung Quốc vì đã giúp họ điều tra rủi ro và hứa hẹn nỗ lực nghiêm túc để khắc phục sai lầm, cũng như đảm bảo quyền riêng tư và bảo mật dữ liệu cho người dùng.

Thông tin Didi trên sàn New York ngày 30/6.

Thông tin Didi xuất hiện trên sàn New York ngày 30/6

Didi ra mắt trên sàn New York vào thứ Tư (30/6) sau đợt IPO trị giá 4,4 tỷ USD. Công ty được định giá 67,5 tỷ USD, thấp hơn rất nhiều so với con số 100 tỷ USD mà họ đã hy vọng. Đợt IPO của Didi được dẫn dắt bởi Goldman Sachs, Morgan Stanley và JPMorgan Chase & Co.

Vào ngày 2/7, ngày CAC ra thông báo một cuộc điều tra đối với Didi để bảo vệ "an ninh quốc gia và lợi ích công cộng", giá cổ phiếu Didi giảm 5,3% xuống còn 15,53 USD. Hôm IPO, cổ phiếu hãng này được chào bán với giá 14 USD.

Các nhà quản lý Trung Quốc đã thắt chặt các quy tắc thu thập dữ liệu đối với các công ty công nghệ lớn trong những năm gần đây. Didi, công ty cung cấp dịch vụ tại Trung Quốc và hơn 15 thị trường khác, thu thập lượng lớn dữ liệu di động theo thời gian thực mỗi ngày. Họ sử dụng một số dữ liệu cho các công nghệ lái xe tự động và phân tích giao thông.

Được thành lập bởi Will Cheng vào năm 2012, công ty đã phải chịu sự điều tra của các cơ quan quản lý tại Trung Quốc về độ an toàn và giấy phép hoạt động. Trong cáo bạch IPO, Didi cho biết họ tuân thủ các quy trình nghiêm ngặt trong việc thu thập, truyền, lưu trữ và sử dụng dữ liệu người dùng theo chính sách bảo mật và quyền riêng tư dữ liệu của công ty.

Trước Didi, nhiều công ty hoạt động trên nền tảng Internet tại Trung Quốc cũng đã phải hứng chịu các cuộc điều tra chống độc quyền trên quy mô lớn của giới chức Bắc Kinh.

Lệnh cấm đối với Didi diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc đang tăng cường kiềm chế sức ảnh hưởng ngày càng lớn của các tập đoàn công nghệ lớn nhất Trung Quốc, cũng như siết chặt giám sát quyền sở hữu và xử lý khối lượng dữ liệu khổng lồ mà các hãng công nghệ từ Alibaba, Tencent cho tới Didi thu thập được từ hàng trăm triệu người dùng.

Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc đã thường xuyên chỉ đích danh các ứng dụng có "hành vi sai trái" trong việc thu thập thông tin người dùng. Trong đợt mới nhất được công bố ngày 8/6, cơ quan này đã nêu tên 83 ứng dụng có vấn đề, bao gồm cả bộ ứng dụng văn phòng trên nền tảng di động của Microsoft.

Lệnh cấm nhằm vào Didi cho thấy những bất ổn liên quan tới chiến dịch siết chặt giám sát của chính phủ Trung Quốc đối với lĩnh vực Internet. Đầu năm nay, Tổng Cục Quản lý Thị trường Trung Quốc thông báo đang xem xét các cáo buộc lạm dụng, bao gồm cả những thỏa thuận độc quyền cưỡng ép người bán, tại nền tảng giao hàng Meituan. Động thái này cũng diễn ra vài ngày sau khi hãng Internet lớn thứ ba Trung Quốc huy động được 9,98 tỷ USD từ đợt phát hành cổ phiếu và trái phiếu chuyển đổi kỷ lục. Trước đó, Alibaba của Jack Ma cũng đã dính án phạt khổng lồ 2,8 tỷ USD sau khi dự kiến IPO Ant Group và công ty này đã phải nộp đơn đăng ký trở thành công ty cổ phần tài chính được giám sát bởi Ngân hàng Trung ương Trung Quốc.

Một nguồn tin đã tiết lộ với báo giới, với trường hợp của Didi, hãng xe  trước đó từng được khuyến nghị nhiều lần là một khi niêm yết thành công tại Mỹ, thì họ sẽ đối mặt với những yêu cầu của cơ quan quản lý của Mỹ, khiến cho an ninh dữ liệu của nhà nước và công dân Trung Quốc có thể mất kiểm soát. Điều này mang rủi ro rất lớn, đi ngược lại an ninh quốc gia. Song bất chấp khuyến nghị, Didi đã cố ý xúc tiến việc lên sàn tại Mỹ khiến phải hứng chịu đòn trừng phạt nặng tay. 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết 2 ngày sau IPO tại Mỹ, Didi Chuxing bị gỡ khỏi kho ứng dụng Trung Quốc tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714348194 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714348194 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10