Trung Quốc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, chặn suy thoái nửa cuối năm

Diendandoanhnghiep.vn Trung Quốc sẽ tăng thanh khoản thêm 1.000 tỷ Nhân dân tệ nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ tiếp cận tín dụng...

Mới đây, Ngân hàng Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) đã thông báo sẽ cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc (RRR) 50 điểm cơ bản đối với các tổ chức tài chính đủ điều kiện, giải phóng thanh khoản trị giá 1 nghìn tỷ Nhân dân tệ (154 tỷ USD) vào hệ thống liên ngân hàng, với mục đích hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ của Trung Quốc tiếp cận tín dụng dễ dàng hơn.

lập trường chính sách tiền tệ của họ thực sự không thay đổi và việc cắt giảm RRR một phần là nhằm ngăn chặn tình trạng thắt chặt thanh khoản do mùa thuế sắp tới

Lập trường chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc không thay đổi và việc cắt giảm RRR một phần là nhằm ngăn chặn tình trạng thắt chặt thanh khoản do mùa thuế sắp tới

Động thái này diễn ra trong bối cảnh có nhiều dấu hiệu cho thấy, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đang chậm lại. Nhưng các nhà kinh tế nhận định, nó sẽ không hiệu quả nhiều trong việc tăng chi tiêu của người tiêu dùng, hoặc giảm bớt sự thắt chặt kinh tế trong nửa cuối năm 2021.

Theo đó, việc cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc của PBoC sẽ cho phép hầu hết các ngân hàng duy trì tỷ lệ trung bình giảm ở mức 8,9%, trong khi các ngân hàng nhỏ hiện có tỷ lệ dự trữ thấp hơn 5% sẽ bị loại trừ. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc quy định lượng dự trữ tối thiểu mà các ngân hàng phải nắm giữ và không thể cho vay.

Sau khi kinh tế Trung Quốc phục hồi mạnh trong nửa đầu năm, một số nhà kinh tế đã dự đoán tăng trưởng kinh tế nửa cuối năm sẽ giảm xuống còn khoảng 5 - 6%, trong đó, tiêu dùng nội địa yếu và các doanh nghiệp nhỏ đang chịu áp lực từ chi phí tăng. Nền kinh tế Trung Quốc có thể gặp rủi ro về dòng vốn chảy ra, nếu Mỹ tăng lãi suất trong nỗ lực thắt chặt sự phục hồi nhanh chóng trên thị trường của mình.

Zhiwei Zhang, nhà kinh tế trưởng của công ty đầu tư Pinpoint Asset Management có trụ sở tại Thượng Hải nhận định, nếu đây là một động thái nhằm kích thích chi tiêu của người tiêu dùng và ngăn chặn đà suy thoái trong nửa cuối năm của nền kinh tế, thì nó sẽ có rất ít tác động.

Chúng tôi tiếp tục kỳ vọng dữ liệu vĩ mô tháng 6 sẽ cho thấy sự chậm lại hơn nữa, đặc biệt là tiêu dùng. Doanh số bán lẻ đã gây thất vọng trong tháng 4 và tháng 5. Sự phục hồi không cân bằng của Trung Quốc đã vẽ nên một bức tranh đáng lo ngại cho các quốc gia khác mới bắt đầu phục hồi sau đại dịch. Mức tăng trưởng kinh tế bình thường mới có thể chậm hơn so với thời kỳ tiền Covid, và điều này có thể kéo dài hơn nhiều so với dự kiến", Zhiwei Zhang đánh giá.

Theo Capital Economics, với việc tăng trưởng tín dụng chững lại trong tháng 6 và đã giảm tốc theo tốc độ trước đại dịch, kinh tế vẫn được dự báo sẽ giảm tốc trong nửa cuối năm. Nhà kinh tế trưởng khu vực châu Á của Capital Economics, Mark Williams phân tích rằng, các biện pháp như cắt giảm RRR có xu hướng giảm chi phí tài chính cho những người có khả năng tiếp cận tín dụng, nhưng chúng không làm tăng số lượng có thể vay.

Chúng tôi nghi ngờ đây là một sự tạm dừng chứ không phải là kết thúc cho sự suy thoái, mặc dù vậy, RRR cũng đã được cắt giảm. Dù bằng cách nào, sự giảm tốc trong nửa đầu năm sẽ là một cơn gió ngược đối với hoạt động trong nửa sau, ”Williams nói.

Đối với PBOC, việc cho phép các ngân hàng giảm dự trữ là cách hiệu quả nhất và phổ biến nhất, để giải quyết vấn đề thanh khoản mà không cần phải mở rộng bảng cân đối kế toán của mình

Đối với PBoC, việc cho phép các ngân hàng giảm dự trữ là cách hiệu quả nhất và phổ biến nhất, để giải quyết vấn đề thanh khoản mà không cần phải mở rộng bảng cân đối kế toán của mình

Còn theo nhà kinh tế cấp cao về Trung Quốc của Capital Economics, Julian Evans-Pritchard, bất kỳ tác động tức thời nào của việc cắt giảm tỷ lệ đều có thể không đáng kể đối với nền kinh tế Trung Quốc.

Đánh giá của chúng tôi là, PBoC đang cố gắng thúc đẩy các ngân hàng giảm lãi suất cho vay mà không thay đổi các thiết lập chính sách rộng hơn, chẳng hạn như kiểm soát định lượng đối với tín dụng. Nếu chúng tôi đúng, thì tác động kinh tế ngắn hạn của việc cắt giảm RRR có thể là nhỏ.

vẻ như các biện pháp trước đây để kích thích nền kinh tế như phát phiếu mua sắm trị giá hàng tỷ Nhân dân tệ vào tháng 4, không có tác dụng nhiều trong việc nâng cao chi tiêu của người tiêu dùng. Việc diễn giải các điều chỉnh RRR ở Trung Quốc là không đơn giản, vì tác động của chúng đối với các điều kiện tiền tệ đã trở nên ít rõ ràng hơn trong thập kỷ qua”, Julian Evans-Pritchard nói.

Nhà kinh tế trưởng Raymond Yeung của ANZ Research Greater China và chiến lược gia cấp cao về Trung Quốc, ông Zhaopeng Xing lại có cùng chung quan điểm. Họ cho rằng “Việc cắt giảm RRR thường được sử dụng như một biện pháp chính để bình thường hóa chính sách tiền tệ của Trung Quốc trong vài năm qua. Chúng tôi tin rằng, động thái hôm nay của PBoC nhằm chứng minh Trung Quốc có nhiều công cụ chính sách khác nhau để điều hành chính sách tiền tệ. Trong tương lai, chúng tôi kỳ vọng PBoC sẽ đảm bảo đủ tính thanh khoản cho thị trường và ổn định tài chính”.

PBoC đã không cung cấp chi tiết về mức độ tín dụng mới mà các công ty nhỏ sẽ có thể tiếp cận, có thể là thông qua lãi suất thấp hơn hoặc các biện pháp khác, cũng như về các bước họ phải thực hiện để đăng ký.

Trong ngày 9/7, PBoC đã nhắc lại, lập trường chính sách tiền tệ của họ thực sự không thay đổi và việc cắt giảm RRR một phần là nhằm ngăn chặn tình trạng thắt chặt thanh khoản do mùa thuế sắp tới và việc rút tiền thông qua cơ sở cho vay trung hạn. Đồng thời cam kết sẽ không thay đổi hướng đi về quản lý rủi ro tài chính.

Đây chỉ là một hoạt động thường lệ sau khi bình thường hóa chính sách tiền tệ, nhằm mục đích tối ưu hóa cơ cấu tài trợ của các tổ chức tài chính và do đó tạo điều kiện hỗ trợ tài chính tốt hơn cho nền kinh tế thực. Ngoài ra, lập trường tiền tệ thận trọng không thay đổi”, đại diện PoOC khẳng định.

Quyết định này ban hành ngay sau khi Thủ tướng Lý Khắc Cường kêu gọi nhiều công cụ hỗ trợ hơn để các doanh nghiệp nhỏ, vốn đã bị cản trở bởi chi phí gia tăng.

Dữ liệu mới từ Cục Thống kê của Trung Quốc cũng cho thấy, lạm phát giá tại nhà máy tại Trung Quốc vẫn ở mức cao trong tháng 6, giảm nhẹ so với mức cao gần 13 năm vào tháng 5 năm nay. Chỉ số giá sản xuất (PPI), phản ánh giá mà các nhà máy tính phí bán buôn cho sản phẩm của họ, đã tăng 8,8% trong tháng 6, so với một năm trước đó, giảm so với mức tăng 9% trong tháng 5.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Trung Quốc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, chặn suy thoái nửa cuối năm tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713913012 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713913012 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10