“Shark” Hưng hùng hồn: “Thời buổi nào rồi còn mở cửa hàng thực địa?”. Thế nhưng thực tế lại có vẻ cho thấy điều ngược lại.
>>Các trùm công nghệ đều “xuống” thực địa
Trong tập 2 Shark Tank VN mùa 5, anh Trần Phạm Thông Hiệp, nhà sáng lập kiêm giám đốc Shondo đến gọi vốn 1 triệu USD cho 10%. Công ty của anh chủ yếu kinh doanh giày xăng-đan, dép, balo và giày thể thao, với tệp đối tượng chính là học sinh - sinh viên. Số vốn lần này anh muốn huy động là để mở rộng quy mô sản xuất - phân phối, xây dựng thêm nhiều 20 điểm bán để khách hàng có được trải nghiệm trước khi mua hàng qua mạng.
Đáp lại kế hoạch của Shondo, “shark” Hưng hùng hồn phủ nhận: “Thời buổi nào rồi còn mở cửa hàng thực địa”!!!
Có vẻ không phục nhận định này của “shark” Hưng, ông Hiệp sau khi từ Shark Tank về đã viết 1 bài bảo vệ quan điểm của mình. Ông khẳng định cửa hàng thực địa rất quan trọng bằng những lý lẽ và dẫn chứng như sau:
Thứ nhất, Thế giới di động, tập đoàn bán lẻ có doanh thu lớn nhất, cũng là website thuộc top 10 traffic của Việt Nam vẫn đang sở hữu nhiều cửa hàng bán lẻ.
Thứ hai, Shondo muốn định vị mình là hàng thời trang, chứ không phải hàng tiêu dùng. Mà các thương hiệu thời trang từ Nike, Adidas hay đến Zara, H&M, v.v. đều mở cửa hàng thực địa. Các thương hiệu thời trang lớn của Việt Nam muốn cạnh tranh thì cũng phải mở điểm bán trải dài cả nước.
Thứ ba, tại Việt Nam doanh thu từ bán hàng qua mạng vẫn chiếm phần trăm ít trong tổng số các kênh bán lẻ. Vậy nên nếu không mở cửa hàng thực địa thì sẽ bỏ sót kênh buôn bán. Đó là còn chưa kể hệ thống tiếp vận ở Việt Nam chưa phát triển mạnh như các nước khác, nhiều người vẫn thích ra cửa hàng trải nghiệm.
>>Vì sao mô hình cộng tác viên của Thế giới Di động thành công
Phản biện này không phải là không có cơ sở, vì ngay cả trong thời đại 4.0 hiện nay, cửa hàng thực địa lại ngày càng thể hiện được vị trí quan trọng của mình.
Trong một cáo báo của mình, nền tảng phân tích và dữ liệu bán lẻ FlagshipRTL nhận định rằng sự trở lại của những cửa hàng thực địa sẽ là một xu hướng trong ngành bán lẻ trong năm 2022. Theo đó, đơn vị này nhận thấy rằng số lượng các nhà bán lẻ công bố mở rộng cửa hàng thực địa tăng vọt. Thậm chí nhiều nhãn hàng chuyên bán trực tuyến cũng mở cửa hàng thực địa. Ví dụ Dick's Sporting Goods mở 800 cửa hàng, Ralph Lauren mở 90 cửa hàng, Warby Parker mở 35 cửa hàng, v.v..
Ngay cả những ông trùm công nghệ như Google, Apple, Meta hay Amazon đều “xuống thực địa”.
Cụ thể, ngày 9/5/2022 Meta khai trương cửa cửa hàng thực địa Meta Store đầu tiên tại California. Với diện tích khoảng 1.500m2, khách hàng có thể dùng thử và mua những sản phẩm của Meta như tai nghe, kính AR hoặc thiết bj gọi video thông minh Portal. Theo chia sẻ từ công ty, Meta Store cố gắng thu hút người dùng thông qua trải nghiệm thực tế, để họ thấy được tiềm năng của metaverse - một lĩnh vực mà Meta đang muốn chiếm lĩnh.
Hoặc Google cũng ra mắt cửa hàng trải nghiệm thứ hai của mình ở New York. Đây là nơi mô phỏng, trình diễn hiệu năng của các thiết bị thông minh cũng như không gian tối để điện thoại Pixel phô diễn sức mạnh.
Tại Việt Nam, dù nhiều doanh nghiệp bỏ mặt bằng để “lên mạng”, thế nhưng mặt bằng vẫn rất có giá. Theo những người trong nghề, thì mặt bằng đắt vì có hiện tượng các ông lớn đang tranh thủ gom mặt bằng, nhất là trong đại dịch.
Không chỉ vậy, mặt bằng luôn giữ được sức hút vì chiến lược omnichannel (liên kênh) - kết hợp giữa cửa hàng thực địa và trực tuyến cùng nhiều dịch vụ hậu cần khác - đang trở thành xu hướng. Báo cáo mới từ Vietnam Report cho thấy xu hướng này vẫn sẽ tiếp tục duy trì và phát triển trong thời gian tới. Các ông lớn ngành bán lẻ Việt Nam như Thế giới di động hay WinMart cũng nhanh chóng áp dụng mô hình này. Trong bối cảnh đó, mặt bằng, những cửa hàng thực địa, đóng vai trò vô cùng quan trọng.
NHƯ VẬY LÀ
Thời buổi này, có vẻ như người ta đang càng ngày càng quan trọng mở cửa hàng thực địa.
Có thể bạn quan tâm