Doanh nghiệp dệt may chật vật tìm đơn hàng mới

Diendandoanhnghiep.vn Tình trạng khan hiếm đơn hàng là một trong những nguyên nhân khiến ngành dệt may khó cán đích xuất khẩu 40 tỷ USD trong năm 2019.

Nhiều chuyên gia cho rằng, ngành dệt may phải đạt mức tăng trưởng xuất khẩu trên 10% trong những tháng cuối năm nay, thì mới hoàn thành mục tiêu xuất khẩu cả năm.

p/Kim ngạch xuất khẩup/dệt may trong 6 tháng đầu năm 2019 đạt 18,1 tỷ USD, tăng 9,6% so với cùng kỳ năm trước, nhưng vẫn còn cách khá xa đích 40 tỷ USD.p/Nguồn: Hiệp hội Dệt may VN.

Kim ngạch xuất khẩu dệt may trong 6 tháng đầu năm 2019 đạt 18,1 tỷ USD, tăng 9,6% so với cùng kỳ năm trước, nhưng vẫn còn cách khá xa đích 40 tỷ USD. Nguồn: Hiệp hội Dệt may VN.

Khó khăn chồng chất

Nhiều doanh nghiệp chia sẻ, doanh nghiệp nào nhiều đơn hàng thì sản xuất được đến tháng 10 tới, doanh nghiệp nào ít hơn thì chỉ được đến giữa tháng 9 tới. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do chi phí liên quan đến lao động ngày càng tăng, cầu giảm từ các thị trường lớn như Mỹ do thuế nhập khẩu tăng... Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải nhập nguyên liệu với mức giá cao, khiến chi phí đầu vào tăng mạnh.

Ông Nguyễn Xuân Dương, Tổng Giám đốc may Hưng Yên, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Hưng Yên, cho biết chi phí gia công một chiếc áo tại Bangladesh hay Ấn Độ chỉ là 1,2 USD, trong khi chi phí này của Việt Nam là 1,7 USD, cao hơn 40% so với các nước trong khu vực, khiến các doanh nghiệp dệt may Việt Nam khó cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Tình trạng này không chỉ diễn ra ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa mà ở cả các doanh nghiệp lớn như: May 10, May Việt Tiến, May Nhà Bè... Điều này khiến ngành dệt may khó đạt mục tiêu xuất khẩu 40 tỷ USD trong năm nay.

Cần giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp

Trước thực trạng khan hiếm đơn hàng, ông Lê Viết Thụ - Giám đốc Công ty TNHH May TBT, cho biết doanh nghiệp đã chủ động làm việc với nhiều doanh nghiệp khác, khách hàng mới để tìm kiếm đơn hàng nhằm khắc phục tình trạng mang tính thời điểm này. Đồng thời, ông Lê Viết Thụ cũng kiến nghị, các chi phí đầu vào liên quan đến người lao động như bảo hiểm xã hội, điện, dịch vụ vận tải, chi phí công đoàn, đất đai… cần có sự điều chỉnh hợp lý hơn để hỗ trợ doanh nghiệp dệt may vượt qua khó khăn hiện nay.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Xuân Dương đề xuất, bên cạnh việc giảm mức đóng bảo hiểm cho người lao động, thì việc điều chỉnh tỷ giá USD/VND cũng nên linh hoạt hơn. Bởi các nước trong khu vực như Bangladesh hay Ấn Độ đã điều chỉnh tỷ giá tăng khoảng 10% vào năm ngoái. Động thái này cộng với mức lương tối thiểu của những nước này chỉ có khoảng 100USD/tháng, đã góp phần gia tăng lợi thế cạnh tranh của họ.

Về dài hạn, các chuyên gia cho rằng, các doanh nghiệp dệt may trong nước cần liên kết với khách hàng để hình thành chuỗi sản xuất, đáp ứng quy tắc xuất xứ theo cam kết của các hiệp định thương mại tự do. Đồng thời, doanh nghiệp trong nước phải tuân thủ yêu cầu của nhãn hàng về phát triển bền vững để góp phần thu hút được đơn hàng trong tương lai. 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Doanh nghiệp dệt may chật vật tìm đơn hàng mới tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711704239 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711704239 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10