Doanh nghiệp địa ốc cần tiếp “ô-xy tín dụng”

Diendandoanhnghiep.vn HoREA vừa có kiến nghị gửi NHNN về việc cho phép các tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại được chủ động xem xét quyết định việc cơ cấu giãn, giảm lãi cho khách hàng bao gồm cả doanh nghiệp địa ốc.

Muôn vàn khó khăn cùng lúc đang bủa vây các doanh nghiệp bất động sản (Ảnh: Quốc Tuấn)

Mới đây, Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) có văn bản góp ý Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 01/2020/TT-NHNN và Thông tư 03/2021/TT-NHNN cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Theo ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM, sau hơn một năm rưỡi đồng hành với Nhà nước trong phòng, chống đại dịch COVID-19 và nỗ lực chống chịu để tự cứu mình, cho đến nay hầu hết các doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp bất động sản đã dần kiệt sức, thậm chí có một số doanh nghiệp lâm vào cảnh sức cùng lực kiệt, nguồn lực bị bào mòn, có nguy cơ bị phá sản, nếu không được Nhà nước hỗ trợ kịp thời.

Hiệp hội nhận thấy, lĩnh vực bất động sản đóng góp khoảng 7-8% GDP cả nước và có liên quan đến hơn 35 ngành nghề khác nhau và tạo công ăn việc làm cho hàng triệu người lao động. Do vậy, Nhà nước có cơ chế chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp bất động sản vượt qua cơn bão đại dịch COVID-19 lần này, để tiếp tục đóng góp vào tăng trưởng kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội về nhà ở cho các tầng lớp nhân dân. 

Theo ông Châu, hiện nay, muôn vàn cái khó cùng một lúc đang bủa vây các doanh nghiệp bất động sản khi phải thực hiện giãn cách xã hội qua 4 đợt bùng phát dịch bệnh, kể từ đầu năm 2020 cho đến nay và dịch COVID-19 còn đang diễn biến phức tạp, khó lường.

Bên cạnh đó, các “ách tắc, vướng mắc” do một số quy định pháp luật “bất cập” và quy trình thủ tục hành chính chồng chéo đối với các dự án nhà ở thương mại vẫn khiến hàng trăm dự án gặp khó.

Các dự án không thể triển khai đúng tiến độ, phải dừng công trình xây dựng, thiếu sản phẩm trong lúc thị trường bị “đứng hình”, giao dịch bị sụt giảm mạnh, không bán được sản phẩm, doanh số bán hàng bị “rơi thẳng đứng”, không thể huy động được vốn như trước đây.

“Kẹt tiền, kẹt vốn, bị mất thanh khoản” là rủi ro và là nguy cơ lớn nhất của mọi doanh nghiệp phải đương đầu, mặc dù có thể vẫn còn tài sản nhưng do chưa bán được dẫn đến “thiếu dòng tiền”, nên doanh nghiệp có thể bị “chết trên đống tài sản” của chính mình.

Doanh nghiệp địa ốc “kẹt tiền, kẹt vốn, bị mất thanh khoản”

"Được tiếp cận tín dụng trong lúc này hơn lúc nào hết chính là “ô-xy tín dụng” cấp cứu cho doanh nghiệp và phải trông cậy vào “máy trợ thở dòng tiền” từ nguồn tín dụng của các ngân hàng thương mại" - chủ tịch HoREA nhấn mạnh.

Theo chủ tịch HoREA, trong gần hai năm qua, Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo quyết liệt các ngân hàng thương mại thực hiện các giải pháp hỗ trợ khá hiệu quả cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, hầu như các doanh nghiệp bất động sản chưa được các ngân hàng xem xét hỗ trợ thỏa đáng vì vẫn bị coi là lĩnh vực kinh doanh tiềm ẩn rủi ro.

Hiệp hội đề nghị Ngân hàng Nhà nước cho phép các tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được chủ động xem xét quyết định việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ của khách hàng (doanh nghiệp, bao gồm doanh nghiệp bất động sản, hộ gia đình, cá nhân) và được áp dụng đối với số dư nợ phát sinh trong khoảng thời gian từ 23/01/2020 đến ngày 30/06/2022 (do Thông tư 03/2021/TT-NHNN chỉ quy định kéo dài đến 31/12/2021), nhất là việc xem xét cho khách hàng được vay vốn mới, sẽ hỗ trợ thiết thực hơn cho các doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp bất động sản bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, giúp giảm chi phí vốn vay, giảm chi phí đầu vào, được tiếp cận các khoản vay mới, để có thêm thời gian dần phục hồi sản xuất, kinh doanh trong điều kiện bình thường mới.

Theo tìm hiểu của phóng viên, mới đây, một loạt "ông lớn" ngân hàng như Vietcombank, Vietinbank, BIDV đồng loạt giảm mạnh lãi suất cho vay, chỉ còn từ 4%/năm. Đáng chú ý, trong danh sách đối tượng hưởng ưu đãi này không có doanh nghiệp bất động sản.

Trao đổi với Diễn đàn Doanh nghiệp, bà Nguyễn Hương - Tổng giám đốc Đại Phúc Land cho biết, đang có sự phân biệt đối tượng khách hàng vay. Trong khi doanh nghiệp bất động sản phải trả lãi suất vay cao hơn các khoản vay sản xuất kinh doanh các ngành nghề các.

Bất động sản đang đóng góp khoảng 11% GDP và có tác động đến hơn 200 ngành nghề khác nhau. Một dự án bất động sản khi phát triển tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người dân, chưa kể các đóng góp thay đổi về môi trường sống, chất lượng sống cho người dân, đóng góp rất lớn cho Ngân sách mà không được thừa nhận và hỗ trợ là không ổn.

"Gần đây nhất trong báo cáo khoản thu ngân sách lớn nhất trong 6 tháng đầu năm 2021 chính là từ chứng khoán và bất động sản. Do đó, việc loại trừ bất động sản trong các ưu đãi mùa dịch này là không công bằng" - bà Hương nhấn mạnh.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Doanh nghiệp địa ốc cần tiếp “ô-xy tín dụng” tại chuyên mục Bất động sản của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714025887 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714025887 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10