Doanh nghiệp du lịch mang nỗi lo "khủng hoảng nhân lực" ngày trở lại

Diendandoanhnghiep.vn Tác động của đại dịch Covid-19 khiến tới 90% doanh nghiệp kinh doanh lữ hành phải dừng hoạt động hoặc đổi mô hình kinh doanh, cắt giảm nhân sự; hướng dẫn viên, nhân viên ngành du lịch chuyển nghề.

>>> Du lịch cần nhanh chóng đón bắt xu thế, tránh lỡ nhịp với thế giới

Việt Nam có khoảng 4,9 triệu lao động làm việc trong lĩnh vực du lịch, chưa kể lực lượng lao động ở những mảng liên quan. Nhiều khảo sát cho thấy, tình trạng nhân viên nghỉ việc tại các công ty du lịch tăng cao.

Nhọc nhằn ngày trở lại

Theo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Năm 2021 là năm thứ hai du lịch tiếp tục chịu ảnh hưởng thiệt hại, các chỉ tiêu phát triển du lịch tiếp tục giảm mạnh. Thống kê cho thấy, tính chung năm 2021, khách quốc tế đến nước ta ước đạt 157,3 nghìn lượt người, giảm 95,9% so với năm trước; lượng khách du lịch nội địa đạt khoảng 40 triệu lượt; tổng thu từ khách du lịch đạt 180.000 tỷ đồng.

Các doanh nghiệp lữ hành rơi vào tình trạng khủng hoảng, 90-95% dừng hoạt động; chuyển ngành nghề, đổi mô hình kinh doanh, cắt giảm nhân sự.

Các doanh nghiệp lữ hành rơi vào tình trạng khủng hoảng, 90-95% dừng hoạt động; chuyển ngành nghề, đổi mô hình kinh doanh, cắt giảm nhân sự.

Các doanh nghiệp lữ hành rơi vào tình trạng khủng hoảng, 90-95% dừng hoạt động; chuyển ngành nghề, đổi mô hình kinh doanh, cắt giảm nhân sự. Năm 2021, lượng doanh nghiệp lữ hành xin thu hồi giấy phép kinh doanh chiếm trên 35% tổng số đã được cấp, phần còn lại dừng hoạt động. Các doanh nghiệp vận chuyển khách du lịch cũng dừng hoạt động.

Lưu trú du lịch là phân khúc bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Năm 2021, hầu như các khách sạn không có khách, trừ một số cơ sở đón khách cách ly. Công suất phòng trung bình cả năm ước tính chỉ đạt 5%. Có tới 80% lao động tại các cơ sở lưu trú phải nghỉ việc, chuyển đổi ngành nghề khác để kiếm sống, dẫn đến nguy cơ thiếu hụt nhân lực khi ngành du lịch khôi phục lại.

Nhân lực ngành Du lịch phần lớn bị mất việc làm, số ít còn lại làm việc cầm chừng; bắt buộc phải chuyển đổi ngành nghề khác để kiếm sống. Năm 2021, số lượng lao động vẫn làm đủ thời gian chỉ chiếm 25% so với năm 2020, lao động nghỉ việc hoặc chấm dứt hợp đồng lao động chiếm khoảng 30%, lao động tạm nghỉ việc khoảng 35%, lao động làm việc cầm chừng chiếm 10%.

Ông Nguyễn Văn Tài - CEO VietSense Travel - nhận định, khi Covid-19 được khống chế, du lịch sẽ bật dậy rất nhanh sau thời gian dài bị dồn nén. Nhưng lúc đó, nhân lực du lịch có thể đã “ấm chỗ” với những công việc khác và không thiết tha quay lại, khiến nguy cơ thiếu hụt nhân sự nghiêm trọng. Giải pháp giúp cải thiện vấn đề này trong ngắn hạn là tổ chức những khóa học du lịch lữ hành thực tế. Trong đó, tập trung đào tạo kỹ năng hành nghề cho từng vị trí cụ thể như sale tour, điều hành, tiếp thị… để học viên có thể đảm nhiệm được các công việc khác nhau.

Hiện nay, nhiều đơn vị kinh doanh lữ hành tại Hà Nội đã triển khai chương trình đào tạo trực tuyến miễn phí cho lực lượng lao động du lịch; đồng thời có kế hoạch riêng nhằm giữ chân nguồn lao động còn lại và “lôi kéo” lao động trở lại ngành.

Khách sạn Victoria là một trong những khách sạn tiêu chuẩn 4 sao trên địa bàn thị xã Sa Pa, khách sạn có 77 phòng phục vụ chủ yếu là du khách nước ngoài. Khi dịch bệnh bùng phát, khách sạn gặp rất nhiều khó khăn. Anh Nguyễn Văn Trí, Giám đốc khách sạn cho biết, khi chưa có dịch, công suất sử dụng phòng của khách sạn luôn đạt trên 60%. Từ khi xảy ra dịch bệnh, công suất dụng phòng chỉ dao động khoảng 10%.

Hiện nay, ngành du lịch của địa phương đang khởi động trở lại, khách sạn cũng đang chuẩn bị các điều kiện cần thiết để có thể phục vụ du khách một cách tốt nhất. Tuy nhiên, những ngày đầu, khách sạn sẽ có nguy cơ thiếu nguồn lao động lành nghề, có trình độ, bởi hầu hết các nhân viên ngoại tỉnh đã trở về địa phương ngay từ thời điểm bùng phát dịch.

Theo anh Nguyễn Văn Trí, Giám đốc khách sạn Victoria, trước nguy cơ thiếu lao động, khách sạn đã liên hệ với các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực về du lịch như Trường Cao đẳng Lào Cai, phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại Lào Cai để tìm nguồn nhân lực có trình độ.

“Chúng tôi cũng phải đưa ra nhiều giải pháp để làm sao, vẫn bảo đảm phục vụ du khách một cách tốt nhất, chứ không thể để chất lượng phục vụ giảm xuống”, anh Trí chia sẻ.

Cần chủ động thích ứng

Theo ông Trần Sỹ Sơn - CEO PYS Travel cho hay: Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, 2 năm vừa qua, cũng có một lượng lớn nhân sự có kinh nghiệm đã “chảy máu” sang các ngành khác; lực lượng nhân sự mới chưa có kinh nghiệm, cộng thêm du lịch hiện đang là 1 ngành không hấp dẫn do chịu ảnh hưởng đầu tiên và nặng nề của dịch nên sang năm 2022, khi thị trường bắt đầu tăng trưởng trở lại có thể sẽ tạo ra 1 cuộc “ khủng hoảng” nguồn nhân lực.

Đứng trước cuộc khủng hoảng đó, mỗi doanh nghiệp sẽ cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng với các phương án phù hợp để có thể đảm bảo nguồn nhân lực vận hành của công ty.

PYS Travel cũng đang đầu tư chiều sâu cho công nghệ, giúp tối ưu hoá nguồn lực, từ đó có thể chủ động hơn trong việc lựa chọn nguồn nhân lực phù hợp.

Trưởng ban Kinh doanh Tập đoàn Sun World Trần Nguyện cũng cho rằng, chuyển đổi số chính là giải pháp quan trọng của ngành du lịch trong thời điểm hiện tại. Trong tình cảnh ngặt nghèo của du lịch trong đại dịch đã buộc các cường quốc về du lịch, các doanh nghiệp phải đẩy nhanh việc thích ứng với chuyển đổi số để tiếp cận đối tượng khách hàng tiềm năng mới, thử sức với các sản phẩm, dịch vụ mới áp dụng công nghệ; đồng thời giải các bài toán đau đầu về nhân lực bên cạnh việc tính toán chi phí vận hành, tiết kiệm thời gian cũng như giới thiệu, quảng bá sản phẩm, đem đến cho du khách những trải nghiệm số hấp dẫn. Đại dịch COVID-19 đã buộc ngành du lịch phải tạo ra những luật chơi mới, những xu thế mới và những khái niệm mới, trong đó mô hình: du lịch một điểm đến - đa trải nghiệm sẽ lên ngôi.

Bước sang năm 2022, những diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19 vẫn là thách thức lớn cho ngành du lịch Việt Nam. Đại dịch kéo dài gần hai năm và những hậu quả tiếp sau đã khiến lao động trong ngành du lịch lâm vào tình cảnh thất nghiệp hay chuyển việc. Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch, để chuẩn bị cho sự phục hồi của ngành, việc thu hút lại nguồn nhân lực này sẽ là một trong những vấn đề vô cùng cấp thiết.

Tâm lý e ngại những rủi ro trong tương lai, cũng như một bộ phận nguồn nhân lực đã ổn định ở một vị trí việc làm mới sẽ là khó khăn rất lớn để thực hiện được những định hướng và mục tiêu của ngành đề ra trong bối cảnh mới.

Bên cạnh đó, đào tạo, bồi dưỡng và tập huấn, nâng cao kĩ năng chuyên môn cho nguồn lao động du lịch trong bối cảnh thích ứng an toàn cũng là vấn đề cần đến sự hỗ trợ rất lớn từ Chính phủ, các hiệp hội cũng như việc đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực tại các trường đại học, cao đẳng và trung cấp nghề.

Cũng theo Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, tính đến tháng 11/2021, việc hỗ trợ hướng dẫn viên du lịch đã được triển khai ở nhiều tỉnh thành, theo đó, mức hỗ trợ với hướng dẫn viên mất việc làm là 3.710.000 đồng/người, tổng số tiền đã hỗ trợ đã giải ngân trên cả nước là trên 55 tỷ đồng.

Song song với việc hỗ trợ một khoản tiền để hướng dẫn viên tạm yên tâm, giữ nghề, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã đề xuất hướng đi mới cho nhân sự ngành du lịch.

Theo đó, cần tổ chức điều tra, đánh giá và dự báo phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam, trong đó chú trọng điều tra, đánh giá và dự báo nhu cầu đối với nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao, nhu cầu đối với nhân lực du lịch đáp ứng sự phát triển của cách mạng công nghiệp 4.0.

Chú trọng bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nhân lực quản lý nhà nước về du lịch ở Trung ương và địa phương, nhân lực quản trị doanh nghiệp du lịch và lao động trong các doanh nghiệp du lịch, đặc biệt trong các doanh nghiệp du lịch vừa và nhỏ.

Quan tâm giữ lực lượng lao động du lịch chuyên nghiệp cũng là một "kế sách" được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch tính đến, đồng thời xem xét để bổ sung, đào tạo nguồn nhân lực du lịch bị thiếu hụt lớn và chất lượng giảm do ảnh hưởng của đại dịch Covid -19.

Nếu không kịp thời thực hiện giải pháp này, khi du lịch thực sự được phục hồi, sẽ rất khó tìm được nhân sự đảm bảo chất lượng, đặc biệt là các hướng dẫn viên đã được cấp thẻ. Đây là nhóm nhân sự đặc thù, ngay cả ở thời điểm dịch bệnh chưa bùng phát thì hướng dẫn viên giỏi nghề cũng luôn trong tình trạng khan hiếm tại Việt Nam.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Doanh nghiệp du lịch mang nỗi lo "khủng hoảng nhân lực" ngày trở lại tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713893799 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713893799 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10