Doanh nghiệp Hà Tĩnh kiến nghị giải pháp khôi phục sản xuất kinh doanh

TÂM ĐAN 12/10/2021 16:45

Trước những khó khăn, doanh nghiệp Hà Tĩnh đưa ra nhiều kiến nghị, đề xuất chính quyền có giải pháp, chính sách phù hợp “tiếp sức” cùng doanh nghiệp, phục hồi sản xuất kinh doanh trong tình hình mới.

Với tâm thế “vượt khó", doanh nghiệp trên địa bàn Hà Tĩnh vẫn kiên cường chống chịu, nỗi lực sản xuất kinh doanh với mong muốn cùng hệ thống chính trị vượt qua đại dịch. Tuy nhiên, để doanh nghiệp vượt qua khó khăn, phục hồi sau dịch COVID-19 và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh rất cần sự đồng hành của chính quyền địa phương.

thời gian qua, tỉnh Hà Tĩnh đã có nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn

Thời gian qua, tỉnh Hà Tĩnh đã có nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn

Theo đại diện các doanh nghiệp, thời gian qua, tỉnh Hà Tĩnh đã có nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp như: vay vốn, chính sách thuế, lãi suất, đất đai… nhưng sự hấp thụ chính sách, tiếp cận và thực thi các chính sách vẫn đang gặp nhiều khó khăn, bất cập.

Để “tiếp sức” cho doanh nghiệp, các đơn vị liên quan cần đánh giá thực trạng “sức khỏe” của các doanh nghiệp trong thời kỳ dịch bệnh COVID-19 để có giải pháp, chính sách phù hợp, đúng đắn. Tiếp tục nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các chính sách tín dụng trong thời gian tới theo hướng quy định kéo dài thời gian cơ cấu lại khoản nợ, thời hạn trả nợ phù hợp với mức độ ảnh hưởng của dịch COVID-19 đối với khách hàng.

Tổng Giám đốc Tổng Công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh Lê Viết Thảo kiến nghị tỉnh Tỉnh cần thành lập tổ khảo sát, đánh giá thực trạng doanh nghiệp theo từng ngành, loại hình và lĩnh vực cụ thể

Tổng Giám đốc Tổng Công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh Lê Viết Thảo kiến nghị tỉnh cần thành lập tổ khảo sát, đánh giá thực trạng doanh nghiệp theo từng ngành, loại hình và lĩnh vực cụ thể

Tổng Giám đốc Tổng Công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh Lê Viết Thảo cho rằng, dù dịch bệnh không tác động trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nhưng cũng khiến một số lĩnh vực kinh doanh của công ty ảnh hưởng như giá lợn giảm sâu, thiếu nguồn lao động… Tuy nhiên, với những nỗ lực, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tiếp tục đạt khá, đảm bảo chỉ tiêu đề ra.

“Tỉnh cần thành lập tổ khảo sát, đánh giá thực trạng doanh nghiệp theo từng ngành, loại hình và lĩnh vực cụ thể để có thêm dữ liệu nhằm xây dựng các cơ chế chính sách phù hợp, sát thực tiễn”, ông Thảo cho hay.

Cùng chung quan điểm, bà Nguyễn Ánh Ngà, Tổng Giám đốc công ty CP Tập đoàn Phú Tài Đức nhấn mạnh: “Tỉnh cần có tầm nhìn và dự báo trong tương lai để doanh nghiệp có định hướng khi đầu tư vào các lĩnh vực kinh doanh. Tỉnh chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên “sức khỏe” và độ bền của doanh nghiệp chưa bền vững, vì vậy tỉnh cần có quyết sách tích cực, hiệu quả để phục hồi sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp”.

bà Võ Thị Hồng Minh, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc điều hành Công ty CP Giống cây trồng Hà Tĩnh cho rằng Khi dịch bệnh được kiểm soát, tỉnh cần có những giải pháp phục hồi nền kinh tế, cân đối lại nguồn lực

Bà Võ Thị Hồng Minh, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc điều hành Công ty CP Giống cây trồng Hà Tĩnh cho rằng Khi dịch bệnh được kiểm soát, tỉnh cần có những giải pháp phục hồi nền kinh tế, cân đối lại nguồn lực, "tiếp sức" cùng doanh nghiệp

Là doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực nông nghiệp, bà Võ Thị Hồng Minh, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc điều hành Công ty CP Giống cây trồng Hà Tĩnh cho rằng, dù công ty không chịu ảnh hưởng trực tiếp của dịch bệnh như các doanh nghiệp trên lĩnh vực thương mại, dịch vụ nhưng lại chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi thiên tai, bão lũ. “Khi dịch bệnh được kiểm soát, tỉnh cần có những giải pháp phục hồi nền kinh tế, cân đối lại nguồn lực, kêu gọi tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ các doanh nghiệp vượt qua khó khăn, giữ chân người lao động. Bên cạnh đó, sớm ban hành các chính sách khôi phục, “tiếp sức” doanh nghiệp, các văn bản hướng dẫn để hạn chế vướng mắc hồ sơ khi giải ngân”, bà Minh nói.

Theo số liệu thống kê, 9 tháng đầu năm 2021 Hà Tĩnh có 521 doanh nghiệp, đơn vị trực thuộc tạm dừng hoạt động, tắng 26,5% so với cùng kỳ, trong đó có 352 doanh nghiệp, đơn vị tạm dừng có thời hạn, 69 doanh nghiệp chờ giải thể, 100 doanh nghiệp đang hoàn tất thủ tục giải thể.

Ông Lê Đức Thắng, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đề nghị tỉnh tiếp tục đẩy mạnh ưu tiên tiêm vắc xin cho người lao động trong doanh nghiệp, mở cửa đối với doanh nghiệp

Ông Lê Đức Thắng, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đề nghị tỉnh tiếp tục đẩy mạnh ưu tiên tiêm vắc xin cho người lao động trong doanh nghiệp.

“Những con số trên cho thấy tác động khủng khiếp của đại dịch COVID-19 đối với hoạt động của doanh nghiệp. Để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tỉnh cần xác định doanh nghiệp cũng là “pháo đài” trong phòng chống dịch và phát triển sản xuất kinh doanh.

Tiếp tục đẩy mạnh ưu tiên tiêm vắc xin cho người lao động trong doanh nghiệp, mở cửa đối với doanh nghiệp. Kịp thời tháo gỡ rào cản làm ách tắc lưu chuyển hàng hóa giữa các địa phương. Đồng thời có chính sách hỗ trợ về vốn, thuế, phí, chuẩn bị mặt bằng khu công nghiệp, sẵn sàng đón làn sóng đầu tư mới”, ông Lê Đức Thắng, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hà Tĩnh kiến nghị.

Bên cạnh đó, đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp Hà Tĩnh cũng đề nghị tỉnh thực hiện đồng bộ các giải pháp đơn giản hóa thủ tục hành chính cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-10. Rà soát đề xuất các phương án giảm phí, lệ phí theo hướng dẫn của Bộ Tài chính. Hỗ trợ các doanh nghiệp đẩy nhanh tiêu thụ hàng tồn kho, tìm kiếm thị trường trong nước, tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp…

Có thể bạn quan tâm

  • Hà Tĩnh: Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

    Hà Tĩnh: Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

    14:29, 12/10/2021

  • "Ngôi nhà chung" của nữ doanh nhân Hà Tĩnh

    20:12, 08/10/2021

  • Chanh Hà Tĩnh vẫn “bí” đầu ra

    Chanh Hà Tĩnh vẫn “bí” đầu ra

    16:14, 07/10/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Doanh nghiệp Hà Tĩnh kiến nghị giải pháp khôi phục sản xuất kinh doanh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO