Doanh nghiệp khách sạn gồng lỗ

Diendandoanhnghiep.vn Tại Đà Nẵng và TP.HCM, loạt khách sạn từ hàng chục đến hàng trăm tỷ đồng đang được ồ ạt rao bán do chủ đầu tư gặp khó khăn bởi áp lực tài chính.

>> Khối ngoại thận trọng M&A bất động sản

Năm 2017, khi ngành du lịch dần ổn định và khách du lịch quốc tế đến Việt Nam có dấu hiệu tăng trưởng ổn định, anh Nguyễn Quang Thạch (Hà Nội) mua một căn nhà 4 lầu trong hẻm ở phố Tây Bùi Viện (Q.1, TP HCM) và mở homestay cho thuê, kinh doanh khá tốt.

 

Khối nợ đè nặng

Anh Thạch cho biết, thời điểm đó, homestay của anh kín khách mà còn phải từ chối nhiều booking phòng, gần như quanh năm không có ngày nào trống khách. Cuối năm 2018, khi khách quốc tế dự kiến tăng mạnh trong các năm sau, anh Thạch đã đầu tư thêm 1 căn nhà với 6 tầng, sửa sang thành khách sạn mini.

Thế nhưng kinh doanh được 1 năm, chưa kịp hoàn vốn, dịch bệnh liên tiếp trong 3 năm liền khiến khách sạn mini, homestay từ "con gà đẻ trứng vàng" trở thành khối nợ đè nặng lên vai ông chủ trẻ. Hiện tại, du khách quốc tế vẫn chưa ổn định, giá thuê buộc phải giảm, trong khi lãi suất ngân hàng tăng nhanh, anh Thạch đang phải rao bán cả 2 cơ sở vì không còn đủ khả năng trả lãi.

Trong hoàn cảnh tương tự, trên các sàn giao dịch bất động sản trực tuyến, nội dung liên quan bán khách sạn tại TP HCM cũng nhiều vô kể.

Ngay tại trung tâm quận 1, nhiều khách sạn 3-4 sao đang phải rao bán, chuyển nhượng. Đơn cử như khách sạn California Hotel tại Thủ Khoa Huân, phường Bến Thành có 12 tầng lầu với 105 phòng tiêu chuẩn 4 sao đang được rao với giá 760 tỷ đồng.

Hay khách sạn Golden Central Sài Gòn 4 sao toạ lạc tại mặt tiền đường Lý Tự Trọng, phường Bến Thành có 17 tầng, 128 phòng tìm chủ mới với giá 980 tỷ đồng. Tại quận 3, khách sạn Aristo nằm trên mặt tiền đường Võ Văn Tần được "chào" giá 380 đến 400 tỷ đồng.

Không khá khẩm hơn, dù là địa phương hút mạnh du khách quốc tế thế nhưng hàng loạt khách sạn 3 - 5 sao tại Đà Nẵng cũng đang tìm chủ mới. Trong đó, một khách sạn 5 sao trên đường Võ Nguyên giáp đang được rao bán với mức giá 950 tỷ đồng.

Cùng trên đường Võ Nguyên Giáp, một tòa khách sạn 4 sao có view biển, diện tích 600m2 đang được rao bán với mức giá 350 tỷ đồng, nguyên nhân do chủ khách sạn đang vay nợ tại ngân hàng nên cần bán trả nợ.

Người bán cho biết, lãi suất tăng cao, nhiều chủ đầu tư hiện không đủ tài chính để chi trả. Nếu một khách sạn nhỏ không vay ngân hàng thì công suất phòng phải đạt khoảng 30% trở lên mới đủ chi phí hoạt động. Còn khách sạn vay ngân hàng thì ít nhất tỷ lệ lấp đầy khoảng 50% số phòng mới đủ tiền vận hành.

>> Lâm Đồng: Cấm chuyển nhượng biệt thự trong khu du lịch được thuê

Doanh nghiệp gồng lỗ

Trước thực tế này, ông Trịnh Bằng Có, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch TP. Đà Nẵng, cho hay hiện doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp du lịch Đà Nẵng nói riêng đang rất khó khăn.

Nhiều chủ đầu tư khách sạn không thể tiếp tục gồng lỗ

Theo Tổng Cục thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2023, có khoảng 51.400 doanh nghiệp ngừng hoạt động. Một trong những nguyên nhân chính là do không chịu nổi lãi vay ngân hàng và không có tiền đáo hạn dẫn đến quá hạn, không thể vay được phải ngừng hoạt động.

Ông Trịnh Bằng Có cho biết, tại Đà Nẵng, hiện hơn 100 khách sạn từ 1-5 sao đang rao bán. Trong đó, trên đường Võ Nguyên Giáp có 12 khách sạn (từ 2 -5 sao), giá thấp nhất từ 35 tỷ đồng, cao nhất là 1.100 tỷ; đường Bạch Đằng có 5 khách sạn (từ 2 -5 sao), giá bán thấp nhất từ 55 tỷ, cao nhất là 165 tỷ  đồng.

Chủ tịch Hiệp hội Du lịch TP. Đà Nẵng cho hay, "mở cửa tăng mức lỗ, đóng cửa giảm mức lỗ, bài toán cực kỳ khó”.

Trong khi đó, theo ông Phạm Đức Toản - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển bất động sản EZ tiết lộ bộ phận M&A của công ty này ghi nhận lượng bán khách sạn hiện nay cao hơn khi dịch bệnh diễn ra, trong đó Đà Nẵng là địa phương đứng top đầu.

Ông Toản cũng cho biết nguyên nhân do lãi suất liên tục tăng cao, áp lực tài chính lớn khiến các chủ khách sạn không thể “gồng” nổi nên phải rao bán. Dù lượng khách có tăng hơn thời điểm trước nhưng không nhiều và chưa bằng trước dịch. Do đó, việc tiếp tục kinh doanh để duy trì được bộ máy, trả lãi ngân hàng rất khó khăn.

CEO EZ Property cũng cho biết, ngay sau dịch, khách nội địa là nguồn cứu cánh của các khách sạn nhưng đến nay giữa bối cảnh kinh tế khó khăn chung nên nhu cầu không cao như trước kia. Tuy nhiên, ông Toản cho rằng, các khách sạn rao bán hiện nay đều có vị trí không tốt, hoặc tự vận hành nên không chuyên.

“Với những khách sạn ở vị trí tốt và có chiến lược vận hành chuyên nghiệp hoặc thuê một đơn vị vận hành riêng có hệ thống chuỗi vẫn có lượng khách ổn định và kinh doanh tốt”, ông Toản nhận định.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Doanh nghiệp khách sạn gồng lỗ tại chuyên mục Bất động sản của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713889666 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713889666 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10