Đến nay, nhiều doanh nghiệp du lịch vẫn còn trăn trở về việc phục hồi của ngành, đặc biệt là các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực khách sạn, lưu trú vẫn chưa thể phục hồi như dự kiến.
>>Du lịch Việt Nam có tiềm năng trở thành sân chơi của sự kiện toàn cầu
Kết thúc năm 2023, ngành du dịch Việt Nam đạt nhiều kết quả tích cực khi đón hơn 12,6 triệu lượt khách quốc tế so với con số mục tiêu là 8 triệu lượt.
Áp lực đè nặng doanh nghiệp
Theo số liệu, doanh thu du lịch trong năm 2023 đạt 673,5 nghìn tỷ đồng, công suất buồng, phòng khách sạn Việt Nam đạt được nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, ngành du lịch vẫn còn nhiều trăn trở, đặc biệt là các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực khách sạn, lưu trú vẫn còn gặp nhiều khó khăn để có thể phục hồi kịp thời và đón khách.
Cụ thể, các khách sạn dưới 3 sao đến nay vẫn đang trong quá trình cố cải tạo nâng cấp lên để đạt yêu cầu như cấp hạng, chất lượng phục vụ và dịch vụ. Còn các doanh nghiệp có sự đầu tư lớn hơn thì tình hình đón khách vẫn chưa thực đạt mục tiêu.
Theo bà Đỗ Thị Hồng Xoan - Chủ tịch Liên chi Hội khách sạn Việt Nam giai đoạn năm 2020 đến năm 2022, ngành du lịch nói chung và ngành khách sạn bị ảnh hưởng tiêu cực. Trong đó, các khách sạn hầu như không hoạt động trong năm 2021 dẫn đến chất lượng các buồng, phòng công tác kỹ thuật, môi trường các khách sạn từ 3 sao trở xuống dần xuống cấp.
“Trong thời gian vừa qua, các dự án khách sạn trên cả nước cũng gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân chính là do yếu tố nguồn cung phòng, tuy nguồn cầu tăng mạnh mẽ nhưng nguồn cung lại không thể đáp ứng, phục vụ kịp thời”, bà Xoan cho hay.
Cùng lo lắng, bà Uyên Nguyễn - Trưởng bộ phận tư vấn Savills Hotels chia sẻ nếu tính từ 2016 đến 2019 thì trung bình mỗi năm có khoảng 15.000.000 phòng trong phân khúc trung, cao cấp gia nhập vào thị trường. Chỉ trong vòng 6 năm đã tăng gần gấp đôi so với trước đó và dự kiến nguồn cung sẽ tiếp tục tăng trưởng hơn so với trước. Tuy nhiên đến nay, bà Uyên cho rằng thị trường đã khác.
“Thị trường ven biển sẽ là áp lực cạnh tranh lớn nhất vì hầu hết các nguồn cung đều tập trung vào đây, trong khi đó các dự án vùng núi cạnh tranh bớt căng thẳng hơn”, bà Uyên nói về thị trường trước đó.
Tìm trợ lực cho lĩnh vực lưu trú
Ông Phạm Văn Thủy - Phó Tổng trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam nhìn nhận năm 2024 Việt Nam kỳ vọng sẽ thu hút từ 17-18 triệu lượt khách du lịch quốc tế. Để làm được việc đó, doanh nghiệp và các địa phương cần tận dụng nguồn tài nguyên kinh doanh để giữ chân khách ở lại và chi tiêu.
“Đặc biệt, cần lấy nền tảng cơ sở văn hóa xây dựng các sản phẩm du lịch bền vững tại địa phương, biến sản phẩm văn hóa thành hàng hóa, khách du lịch đến với chúng ta, khám phá chúng ta thông qua sản phẩm đó”, ông Thủy đề xuất.
Ngoài ra, ông Thủy cũng đề xuất giải pháp xây dựng được hạ tầng chuyển đổi số cho du lịch. Trong đó, các doanh nghiệp, khách sạn và cơ sở lưu trú phải đi đầu trong việc chuyển đổi số, nếu không sẽ bị chậm nhịp so với quốc tế.
Nhận định về giải pháp trợ lực cho lưu trú, bà Uyên Nguyễn cho rằng cần có phương án xúc tiến du lịch mới, đặc biệt tăng các chuyến bay, tăng liên kết với các thị trường khác thì sẽ thu hút nguồn khách quốc tế đến với Việt Nam sẽ tăng.
Bên cạnh đó, đối với vấn đề giải quyết nguồn nhân lực cho khách sạn, cần phải chú trọng nâng cao khả năng cạnh tranh, duy trì được nguồn nhân lực chất lượng cao. Đồng thời, tăng cường các chính sách đãi ngộ, nâng cao các kiến thức chuyên môn, nâng cao năng lực quản trị đáp ứng nhu cầu của hoạt động kinh doanh sách sạn, tự chủ trong việc đào tạo nhân lực.
Có thể bạn quan tâm
Phát huy tiềm năng các làng nghề Hội An để phục vụ du lịch
11:40, 16/01/2024
Hải Dương xem xét đề xuất đầu tư khu du lịch sinh thái hồ Thanh Long
07:09, 16/01/2024
Hà Nội: Tiếp tục "phủ sóng" vé điện tử tại điểm tham quan du lịch
03:00, 16/01/2024
Phát triển sản phẩm sáng tạo và điểm đến bền vững cho du lịch Việt
03:00, 15/01/2024