Doanh nghiệp Nghệ An lao đao vì đại dịch COVID-19: Kỳ I: Cắt giảm nhân công trước nguồn nguyên liệu cạn kiệt

Diendandoanhnghiep.vn Trước đại dịch COVID-19 có nhiều diễn biến phức tạp trên hầu hết các quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới đã tác động trực tiếp đến đời sống sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, người dân.

Đặc biệt, những ngành nghề lâu nay phải nhập khẩu nguyên liệu đầu vào để sản xuất đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt khiến doanh nghiệp trong nước hiện nay hoạt động cầm chừng, buộc cắt giảm nhân công…

Người lao động thiếu việc làm

Lo ngại trước thực trạng chẳng biết được “điểm rơi” kết thúc đại dịch COVID-19, nhiều tháng nay đã có không ít doanh nghiệp chế biến gỗ, may mặc… ở Nghệ An phải cắt giảm nhân công, điều chỉnh kế hoạch sản xuất để ứng phó.

Thực trạng này đã khiến cho số lượng người lao động thất nghiệp cũng gia tăng theo tỉ lệ thuận với số doanh nghiệp phải đóng cửa.

Vì vậy, nếu như thời điểm sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán hàng năm, số người đến các trung tâm dịch vụ giới thiệu việc làm gia tăng thì nay họ lại phải đến chính những nơi này để làm thủ tục xin hỗ trợ bảo hiểm thất nghiệp.

Gần 3 tháng nay, anh Cường quê ở huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An đã phải chịu cảnh ngồi nhà ngóng việc làm vì công ty ở KCN trong miền Nam cắt giảm nhân công do dịch COVID-19. Dự định sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, anh sẽ cùng gia đình vào miền Nam nhưng khi nghe tin có dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp đành lùi thời gian vào công ty.

Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid -19, nhiều lao động ở Nghệ An phải tìm đến trung tâm dịch vụ giới thiệu việc làm để tìm kiếm cơ hội

Do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, nhiều lao động ở Nghệ An phải tìm đến trung tâm dịch vụ giới thiệu việc làm để tìm kiếm cơ hội

Chờ mãi, chúng tôi không dám khăn gói vào miền Nam sớm như kế hoạch mọi năm. Ở nhà chờ khi nào công ty gọi nhưng đến giờ thì không có tiến triển gì tốt đẹp nữa. Cuối tháng 3 này, tôi phải vào Tp Vinh để xin hỗ trợ bảo hiểm thất nghiệp những mong có chút ít tiền để nuôi con nhỏ” – anh Cường thở dài.

Không chỉ số lượng lớn người lao động trở về trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán năm nay phải “án binh bất động” ở quê nhà suốt thời gian qua mà ngay những người làm việc tại các KCN ở Nghệ An cũng bị rơi vào cảnh như anh Cường.

Đặc biệt, số lượng lớn lao động phổ thông cũng phải sống trong cảnh “cửa đóng then cài” ở nhà ngóng việc suốt gần 3 tháng qua do nhiều doanh nghiệp đã áp dụng cắt giảm nhân công vì thị trường cung - cầu lệch pha nhau theo tỷ lệ nghịch.

Đại diện Trung tâm dịch vụ việc làm Nghệ An cho biết, so với cùng kỳ các năm trước, hiện nay số lượng người lao động đến làm thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tăng hơn 30%.

Những ngày gần đây, số lượng người đăng ký tìm việc làm trên sàn giao dịch của Trung tâm dịch vụ việc làm Nghệ An cũng tăng mạnh.

Doanh nghiệp buộc phải cắt giảm nhân công

Tại miền Trung, câu chuyện doanh nghiệp “đói” nguồn nguyên liệu sản xuất lâu nay vẫn xảy ra ở Nghệ An, Hà Tĩnh… Thậm chí, điệp khúc này thường xuất hiện đối với các doanh nghiệp nhập nguồn nguyên liệu đầu vào là nông sản ngay trong nước.

Kim ngạch xuất nhập khẩu đã có dấu hiệu giảm mạnh kể từ khi Trung Quốc bùng phát dịch bệnh COVID-19 bởi việc tạm đóng cửa đường không - đường biển - đường bộ.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư ước tính kim ngạch xuất khẩu cả quý sẽ đạt khoảng 53,9 tỉ USD - giảm 8,3% so với cùng kỳ năm trước và dự báo kim ngạch nhập khẩu khoảng 55,5 tỉ USD - giảm 3,2%.

Lý do là bởi lâu nay, Trung Quốc được xem là thị trường lớn, “đại công xưởng” sản xuất nguyên liệu sản xuất của thế giới nên các chỉ số xuất nhập khẩu giảm là điều khó tránh khỏi. Điều này đã được giới chuyên gia kinh tế đánh giá kể từ khi COVID-19 xuất hiện tại Vũ Hán, Trung Quốc nhưng việc lường trước được thời điểm kết thúc của đại dịch chưa ai có thể dám chắc.

Nguồn nguyên liệu ngành may mặc trong nước đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt do dịch bệnh Coivd -19 gây ra

Nguồn nguyên liệu ngành may mặc trong nước đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt do dịch bệnh Coivd -19 gây ra

Ông Nguyễn Đình Sinh- Giám đốc Cty May Minh Anh – Kim Liên tại KCN Bắc Vinh (Nghệ An) cho biết, nếu dịch bệnh COVID-19 kéo dài hết năm 2020 thì hàng chục nghìn công nhân sẽ có nguy cơ tạm nghỉ việc.

“Hiện nay, Tập đoàn chúng tôi đã lên sẵn kịch bản sản xuất cho đến hết tháng 9/2020. Đó là nguồn nguyên liệu đầu vào chủ yếu nhập khẩu từ Trung Quốc đã được dự trữ sẵn trước đó. Chính vì vậy, tạm thời đến thời điểm nói trên, đơn vị vẫn duy trì dây chuyền sản xuất diễn ra bình thường.

Tuy nhiên, chúng tôi cũng đang xây dựng kịch bản tiếp theo là tìm mối hàng ở các nước khác như Hàn Quốc, Ấn Độ, Châu Âu…để không phải gặp cảnh bị động trước đại dịch COVID-19” – Ông Nguyễn Đình Sinh cho biết.

Không chỉ ngành dệt may mà ngay cả mặt hàng xuất khẩu gỗ công nghiệp ở miền Trung cũng bị tác động nặng nề.

Hơn 01 tháng nay, lượng hàng thành phẩm ván gỗ nhân tạo của một công ty đóng tại KCN Nam Cấm (Nghệ An) phải chất đống trong kho vì không thể xuất đi tiêu thụ được.

Lý do là ban lãnh đạo Cty này chủ yếu là người Trung Quốc không thể trở lại Nghệ An điều hành sản xuất được trong một thời gian dài do dịch COVID-19. Chính vì vậy, khoảng 150 công nhân làm việc cho đơn vị này buộc phải tạm nghỉ việc.  

Kỳ II: Doanh nghiệp “nghẹt thở” vì dịch COVID-19

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713525173 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713525173 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10