Các doanh nghiệp ngành xây dựng có thể được hưởng lợi trong quý IV/2023 và năm 2024, khi Chính phủ đang tăng cường vực dậy thị trường bất động sản.
>>>Lợi nhuận "kém sắc" của các doanh nghiệp ngành xây dựng
Theo Công ty Chứng khoán KIS Việt Nam, đà tăng trưởng lợi nhuận trong quý II/2023 của 130 doanh nghiệp xây dựng niêm yết cổ phiếu trên cả 3 sàn Giao dịch Chứng khoán Việt Nam vẫn chưa hồi phục. Cả doanh thu và lợi nhuận sau thuế đều giảm 3,4% /41,5% so với mức cùng kỳ năm trước. Nguyên liệu đầu vào đắt đỏ đã đẩy biên lợi nhuận gộp của ngành xuống 12,3% trong quý II/2023. Tuy nhiên, so với quý trước, doanh thu của ngành đã tăng 49% và lợi nhuận sau thuế tăng 231%.
Phân tích mức tăng trưởng doanh thu tổng hợp, KIS Việt Nam cho biết, chỉ 4 trong số 15 công ty đầu ngành có tăng trưởng doanh thu. Theo đó, VCG đứng đầu cả về doanh thu, với 4.500 tỷ đồng và tăng trưởng 108%; HHV đứng thứ hai với doanh thu 627 tỷ đồng và tăng trưởng 27%n/n; HBC có tăng tưởng doanh thu ở mức -45% n/n nhưng lại là công ty tạo ra doanh thu lớn thứ ba với 2.300 tỷ đồng.
“Giá thép và xi măng tăng cao gây áp lực lên giá vốn hàng bán, đặc biệt là đối với các nhà thầu xây dựng nhà cao tầng. Mặc dù, chi phí vật liệu ổn định trong quý II/2023, nhưng quá trình xây dựng kéo dài dẫn đến việc cần thời gian để lợi ích của NVL giá rẻ có thể hiện thị trên kết quả kinh doanh”, KIS Việt Nam đánh giá.
Trong quý II/2023, hầu hết các công ty đều chứng kiến biên lợi nhuận gộp giảm so với cùng kỳ. Đơn vị xây dựng cơ sở hạ tầng với các dự án BOT duy trì được biên lợi nhuận gộp tốt (C4G: 18%, LGC: 55%) nhờ dòng tiền ổn định từ phí cầu đường. Biên lợi nhuận gộp của CII giảm 20% n/n do doanh thu xây dựng giảm.
Biên lợi nhuận gộp của các tổng thầu dao động quanh mức 9 - 18%, với HBC là ngoại lệ ở mức 18,4%, tăng 13,5% n/n. Biên lợi nhuận gộp của CTD giảm xuống 2,8%, thấp nhất trong số các công ty đầu ngành. Trong khi đó, FCN đã gây bất ngờ cho thị trường với biên lợi nhuận gộp tăng 19,7% n/n lên 29,9% trong quý II/2023.
Dòng tiền thanh toán chủ dự án là thiết yếu cho hoạt động của các tổng thầu. Kể từ 2021, nhiều nhà thầu phải chịu rủi ro vỡ nợ từ phía chủ đầu tư. Trong quý II/2023, khoản phải thu của CTD và HBC tăng lần lượt lên 241/232 ngày, ngang bằng với mức cao trong quý II/2021. Chỉ có Khoản phải thu của VCG giảm xuống còn 73 ngày (so với 142 ngày trong quý II/2022).
KIS Việt Nam cho rằng, lợi nhuận ròng của các doanh nghiệp ngành xây dựng sụt giảm trong quý II/2023 và hầu hết các công ty đầu ngành đều có mức tăng trưởng âm so với cùng kỳ năm ngoái. Theo đó, PC1 nổi bật với khoản lỗ trước thuế hơn 38 tỷ đồng. Chỉ 5 trong 15 công ty có Lợi nhuận ròng tăng, trong đó, CTD và VCG trở lại vùng xanh sau kỳ lỗ trong quý II/2023. HBC tỏa sáng với 546 tỷ đồng, tăng 1110% so với cùng kỳ năm trước, nhờ thu nhập bất thường từ thanh lý tài sản..
Các khoản vay đắt cũng là góp phần khiến lợi nhuận giảm sút và chi phí lãi vay của 4 trong 15 công ty vượt lợi nhuận gộp (chi phí lãi vay của SCG cao gấp 9 lần lợi nhuận gộp trong quý II/2023). Tỷ trọng chi phí nợ vay của các nhà thầu tăng mạnh: C4G (+95% n/n), PC1 (+59% n/n) và TCD (+67% n/n). Theo phân tích gánh nặng nợ (EBT/EBIT) tiếp tục đi xuống, cho thấy chi phí lãi vay đã làm giảm lợi nhuận trước thuế, đặc biệt là FCN, vốn có lợi nhuận gộp đã giảm.
Theo KIS Việt Nam, thị trường Bất động sản (BĐS) chứng kiến sự phục hồi nhu cầu về nhà ở mới trong quý II/2023 mặc dù chưa đạt đến đỉnh cao như năm 2022. Cụ thể, trong quý II/2023, 867 lô nền mới, tăng 125% so với quý trước và giảm 71,78% so với cùng kỳ năm trước, đã được cung cấp cho thị trường TP.HCM và nhu cầu đạt 378 nền, tăng 384% so với quý trước và giảm 85,59% so với cùng kỳ năm trước. Nguồn cung trên toàn quốc vẫn trầm lắng khi chỉ có 2.424 căn hộ mới được cấp phép trong quý II/2023 và chỉ có 3.239 dự án hoàn thành xây dựng. Hơn 400.000 căn hộ vẫn đang trong quá trình xây dựng.
KIS Việt Nam cho rằng, không có tín hiệu rõ ràng về thu nhập của ngành trong quý II/2023. Vẫn khó có thể xác định những lợi ích từ các dự án đầu tư công, với ưu và nhược điểm khác nhau cho từng nhà thầu tham gia Đường cao tốc Bắc - Nam (C4G, CC1, LCG và HHV). Khi những nhà thầu cơ sở hạ tầng có khả năng tiếp cận các nguồn nguyên liệu tổng hợp rẻ hơn và các khoản vay phải chăng, tỷ suất lợi nhuận ròng của ngành có thể cải thiện khi đó.
Biên lợi nhuận gộp của các nhà thầu cao tầng có thể giảm thêm do lượng tồn kho nguyên liệu giá cao còn lại từ cuối năm 2022 và quý I/2023. Doanh thu vẫn không khả quan do rủi ro nợ xấu của chủ dự án không giảm.
“Chúng tôi nhìn thấy chút ánh sáng cuối đường hầm khi Chính phủ đang tăng cường vực dậy thị trường bất động sản. Do đó, ngành xây dựng có thể được hưởng lợi trong quý IV/2023 và năm 2024”, KIS Việt Nam nhận định.
Có thể bạn quan tâm
Động lực và thách thức của nhóm ngành xây dựng, đầu tư công
12:00, 10/09/2023
Autodesk và Bộ Xây dựng ký ghi nhớ hợp tác thúc đẩy chuyển đổi số trong ngành xây dựng
12:30, 05/09/2023
Lợi nhuận "kém sắc" của các doanh nghiệp ngành xây dựng
15:00, 01/03/2023
Động lực ngành xây dựng từ chuyển đổi số
17:00, 14/02/2023
4 vấn đề nóng ngành xây dựng
03:00, 03/11/2022