Doanh nghiệp phải chủ động khắc phục "tấm hộ chiếu" mã số vùng trồng

THY HẰNG 30/09/2023 11:20

Việc hàng loạt các doanh xuất khẩu chuối, mít, sầu riêng, thanh long, xoài... phải tạm dừng xuất khẩu trái cây vào thị trường Trung Quốc là do Việt Nam chủ động rà soát, khắc phục.

>>>CHUỖI CUNG ỨNG NÔNG NGHIỆP AN TOÀN: Cần thay đổi tư duy liên kết sản xuất kinh doanh

Trước câu hỏi về thông tin Trung Quốc tạm dừng nhập khẩu đối với 74 mã số vùng trồng và 47 cơ sở đóng gói trái cây chuối, mít, thanh long, sầu riêng,...vi phạm kiểm dịch thực vật, bà Nguyễn Thị Thu Hương, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật khẳng định là không chính xác.

đầu tháng 9, hàng loạt các doanh xuất khẩu chuối, mít, sầu riêng, thanh long, xoài... ở các tỉnh Đồng Nai, Đắk Lắk, Tây Ninh, Bình Thuận, Bình Phước, Tây Ninh, Tiền Giang...nhận được thông báo tạm dừng xuất khẩu trái cây vào thị trường Trung Quốc.

Đầu tháng 9, hàng loạt các doanh xuất khẩu chuối, mít, sầu riêng, thanh long, xoài...nhận được thông báo tạm dừng xuất khẩu trái cây vào thị trường Trung Quốc.

Nâng cao tính răn đe

"Không phải phía Trung Quốc tạm dừng, mà Việt Nam chủ động tạm dừng, thu hồi các mã số này để rà soát lại hệ thống, yêu cầu các biện pháp khắc phục để đáp ứng yêu cầu nước nhập khẩu", bà Hương nói.

Đồng thời cho biết tại cuộc họp song phương mới đây, phía Trung Quốc đánh giá rất cao Việt Nam khi chủ động thực hiện việc tạm dừng và thu hồi các mã số vi phạm.

Theo bà Hương, trên thực tế có hai cách ứng xử với mã số vi phạm. Nước xuất khẩu chủ động tạm dừng để rà soát, tự khắc phục nhằm tăng cường tính minh bạch trong quá trình thực hiện. Hoặc là nước nhập khẩu tạm dừng các mã số vi phạm.

"Trong hai trường hợp này, nếu để nước nhập khẩu thu hồi thì đây là chuyện rất lớn, khi đó việc đàm phán để tháo gỡ sẽ mất nhiều thời gian, chưa kể là ảnh hưởng đến xuất khẩu ngành hàng đó. Do đó, thông thường Việt Nam và các nước sẽ chọn phương án chủ động thu hồi để khắc phục trước khi cho phép xuất khẩu trở lại", bà Hương nói.

Trước đó, đầu tháng 9, hàng loạt các doanh xuất khẩu chuối, mít, sầu riêng, thanh long, xoài... ở các tỉnh Đồng Nai, Đắk Lắk, Tây Ninh, Bình Thuận, Bình Phước, Tây Ninh, Tiền Giang...nhận được thông báo tạm dừng xuất khẩu trái cây vào thị trường Trung Quốc theo yêu cầu của Cục Bảo vệ thực vật.

Theo bà Hương, việc cấp, quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói của Việt Nam hiện nay chủ yếu theo yêu cầu của nước nhập khẩu.

"Để quản lý tốt hơn thì Cục Bảo vệ thực vật đang phối hợp cùng Cục Trồng trọt xây dựng nghị định quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói và nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực này để nâng cao tính răn đe", bà Hương nói.

Về việc công khai các doanh nghiệp vi phạm để răn đe cũng như bảo vệ doanh nghiệp làm tốt, bà Hương cho biết khi nhận được thông báo vi phạm từ nước nhập khẩu như Trung Quốc hay các nước khác, Cục Bảo vệ thực vật đều thông báo đến địa phương để truy xuất nguyên nhân và các biện pháp khắc phục, sau khi khắc phục xong, Cục Bảo vệ thực vật sẽ đàm phán để nước nhập khẩu cho phép sử dụng lại mã số.

"Thông tin về các mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói vi phạm đều được Cục Bảo vệ thực vật gửi đến các tỉnh, đăng trên website của cục", bà Hương nói thêm.

Đối với câu chuyện của mặt hàng thanh long xuất khẩu sang thị trường Anh, quả bòn bon xuất khẩu sang Iceland, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật cho biết, khi phía Anh yêu cầu kiểm soát ở phía họ, cũng có nghĩa họ tin tưởng hơn rằng chất lượng thanh long của Việt Nam đã tốt hơn, nhưng điều đó cũng rủi ro cao, bởi nếu phát hiện vi phạm thì chi phí tiêu huỷ lô hàng sẽ lớn hơn, ảnh hưởng tới uy tín nông sản.

Với mặt hàng bòn bon, Việt Nam chủ yếu nhập khẩu từ Thái Lan 1.800 – 2.000 tấn/năm. Tại Việt Nam, sản lượng mặt hàng này cũng rất nhỏ ở Đồng bằng sông Cửu Long, nhưng điều đó không có nghĩa là buông lỏng chất lượng.

Lượng bòn bon xuất khẩu mỗi năm của Việt Nam chưa được 300kg, riêng Iceland, từ đầu năm đến nay đã xuất khẩu 6 lô và một lô bị vào diện cảnh báo lên hệ thống thông báo của Liên minh châu Âu (EU) đối với sản phẩm thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật xuất khẩu của Việt Nam vi phạm quy định về an toàn thực phẩm.

"Tới đây, chúng tôi sẽ tổ chức chiến dịch tuyên truyền để người dân hiểu, sản xuất đúng quy trình, đảm bảo an toàn thực phẩm”, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật cho biết.

>>>“Cầu nối” hoàn thiện chuỗi cung ứng nông nghiệp

Số lượng phải đi kèm chất lượng

Thực tế, tính đến thời điểm này, cả nước có 7.000 mã số vùng trồng và hơn 1.600 cở sở đóng gói đáp ứng cho 11 thị trường, đáng chú ý là đồng bằng Sông Cửu Long là vùng được cấp nhiều mã số vùng trồng và cở sở đóng gói nhất với gần 4.000 mã số vùng trồng và hơn 600 cơ sở đóng gói, chiểm tỷ lệ lần lượt là gần 60% và 40% tổng mã số cả nước. Nhưng việc tăng số lượng có đi kèm với chất lượng hay không lại đang là câu chuyện thời sự được nói đến nhiều trong thời gian qua.

iệt Nam chủ động tạm dừng, thu hồi các mã số này để rà soát lại hệ thống, yêu cầu các biện pháp khắc phục để đáp ứng yêu cầu nước nhập khẩu.

Việt Nam chủ động tạm dừng, thu hồi các mã số vùng trồng để rà soát lại hệ thống, yêu cầu các biện pháp khắc phục để đáp ứng yêu cầu nước nhập khẩu.

Bởi theo Cục Bảo vệ thực vật, chỉ tính 7 tháng đầu năm 2023, lực lượng kiểm dịch thực vật tại cửa khẩu Việt Nam đã phát hiện được 370 lô hàng chuối, xoài, thanh long, sầu riêng và mít vi phạm kiểm dịch. Tất cả các lô hàng này liên quan đến mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói của 13 tỉnh khu vực phía Nam.

Trong các lô hàng nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật, chuối chiếm 77%, sau đó là thanh long chiếm 11%. Số lượng các lô hàng sầu riêng phát hiện các đối tượng kiểm dịch thực vật ngày càng gia tăng.

Việc không kiểm soát hiệu quả các đối tượng kiểm dịch thực vật ngay từ vùng trồng và cơ sở đóng gói dẫn đến tình trạng các lô hàng không đáp ứng được quy định của Trung Quốc và làm mất uy tín hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam. 

Để kiểm soát chặt chẽ quy trình xuất khẩu nông sản, Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn khẩn trương hoàn thành cơ sở dữ liệu, phần mềm quản lý vùng trồng, quản lý cơ sở đóng gói để kết nối với địa phương, các vùng trồng.

Theo các chuyên gia, kiểm soát chất lượng mã số vùng trồng chính là điều kiện sống còn để chúng ta giữ được các thị trường, nhất là trong bối cảnh lạm phát kinh tế, xuất khẩu khó khăn như hiện nay. Để giữ được thị trường, để nông sản Việt có được chữ tín thì  minh bạch hoá trong quản lý mã số là một đòi hỏi cấp thiết.

Cùng với đó, ngoài vai trò của cơ quan chức năng thì các doanh nghiệp xuất khẩu cần chủ động đáp ứng các yêu cầu tại nước nhập khẩu. Đồng thời, liên tục cải tiến điều kiện sản xuất tại vùng trồng, cơ sở đóng gói sau khi được cấp mã số xuất khẩu. 

Ông Hoàng Trung, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: "Hiện Bộ đã làm việc với Bộ Tư pháp xin phép Chính phủ cho phép xây dựng hai nghị định, một nghị định hướng dẫn cấp mã số, vùng trồng cơ sở đóng gói đi kèm với đó là nghị định xử lý vi phạm trong lĩnh vực này".

Bên cạnh áp dụng biện pháp mạnh để quản lý, phát huy vai trò giám sát của các nhân tố trong chuỗi, Cục Bảo vệ thực vật cũng sẽ hoàn thiện cơ sở dữ liệu và phần mềm quản lý sansangxuatkhau.ppd.gov.vn nhằm minh bạch hoá thông tin. 

Có thể bạn quan tâm

  • Bảo vệ thương hiệu nông sản Việt: Quản lý chặt mã số vùng trồng

    14:08, 03/08/2023

  • Quảng Ninh: Xây dựng mã số vùng trồng để đưa nông sản xuất ngoại

    00:36, 04/11/2022

  • Hải Dương: Cấp mã số vùng trồng "tấm vé" cho nông sản xuất khẩu

    00:43, 24/02/2022

  • Mã số vùng trồng - chìa khoá cho nông sản xuất khẩu

    10:10, 26/09/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Doanh nghiệp phải chủ động khắc phục "tấm hộ chiếu" mã số vùng trồng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO