Có rất nhiều quy định hàng rào về tiêu chuẩn, trách nhiệm xã hội… đang được các quốc gia xây dựng để bảo vệ thị trường nội địa của họ.
>>Đơn hàng quay trở lại, doanh nghiệp dệt may vẫn còn nhiều thách thức
Ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam chia sẻ về thách thức từ thực tiễn và rủi ro pháp lý khi xuất khẩu hàng hoá, sản phẩm của Việt Nam sang các thị trường chủ lực, tại tại diễn đàn: “Thương mại và đầu tư xuyên biên giới trong bối cảnh bất ổn kinh tế: Tranh chấp và trọng tài”, diễn ra gần đây.
Theo ông Trương Văn Cẩm, trong những năm gần đây, tình hình thế giới biến đổi nhanh và rất khó đoán định. Trong khi, ngành dệt may xuất khẩu là chủ yếu. “Chúng tôi dành trên 85% năng lực sản xuất cho xuất khẩu. Như vậy, khi thế giới bất ổn thì sẽ tác động trực tiếp đến ngành dệt may”, ông Trương Văn Cẩm nhấn mạnh.
Vẫn theo ông Trương Văn Cẩm, trước đây ngành dệt may chỉ có tăng trưởng dương, nhưng từ năm 2020 đã tăng trưởng âm. Năm 2021 tăng trưởng tốt hơn, năm 2022 tăng trưởng rất cao. Tuy nhiên, bước sang năm 2023 ngành dệt may lại bị âm gần 1%.
“Điều này cho thấy, không còn xu thế chỉ có tăng mà bây giờ tăng trưởng luôn trong tình trạng “trồi sụt” có lên, có xuống. Nguyên nhân là do ảnh hưởng từ các thị trường xuất khẩu của ngành dệt may”, ông Trương Văn Cẩm nói.
Ông Trương Văn Cẩm đánh giá, xu hướng và trào lưu gần đây tại các thị trường nhập khẩu hàng dệt may đã đưa ra rất nhiều các quy định. Trong khi đó, hàng dệt may khẩu vào thị trường Mỹ chiếm 9,4%, Nhật Bản 12%, EU 11%, Hàn Quốc và Trung Quốc mỗi nước chiếm khoảng 9%.
Đây là những thị trường khó tính, thường đưa ra các yêu cầu rất cao. Ví dụ, Mỹ đưa ra đạo luật chống lao động cưỡng bức. Đức có đạo luật tra soát chuỗi cung ứng đã có hiệu lực từ 1/1/2023. Ngày 24/5/2024, EU đã thông qua đạo luật về thẩm định chất lượng doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng…
“Các nước đã đưa ra rất nhiều hàng rào kỹ thuật, nếu doanh nghiệp không để ý thì sẽ gặp rủi ro rất lớn”, ông Trương Văn Cẩm nhấn mạnh.
Ông bình luận, có rất nhiều quy định hàng rào về tiêu chuẩn, trách nhiệm xã hội… đang được các quốc gia xây dựng để bảo vệ thị trường trong nước. Cùng với đó là sự thay đổi rất nhanh của những chuỗi cửa hàng nổi tiếng nhưng cũng nhanh chóng bị phá sản.
Liên quan đến thách thức pháp lý khi xuất khẩu hàng hoá, sản phẩm của Việt Nam sang các thị trường chủ lực, ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam cho biết, chế biến và xuất khẩu thuỷ sản là ngành hàng kinh doanh có điều kiện vì gắn với an toàn thực phẩm, trách nhiệm với môi trường, xã hội…
>>Doanh nghiệp dệt may mong mỏi gói tín dụng xanh
>>Chọn cổ phiếu nào để đón sóng dệt may phục hồi?
Đối với những thách thức khách quan từ bên ngoài, ông Nguyễn Hoài Nam cho biết những doanh nghiệp nào trong ngành thuỷ sản muốn tham gia vào sân chơi xuất khẩu vào những thị trường chủ lực thì phải nhận thức được 4 rào cản.
Thứ nhất, xu hướng các thị trường lớn chi phối ngành hàng thuỷ sản sẽ đưa ra các tiêu chí riêng trong khuôn khổ phù hợp với WTO mà không phải bất hợp pháp. Nhưng đây là thách thức lớn, các doanh nghiệp Việt Nam còn có nhiều việc phải làm.
Đơn cử, ngành thuỷ sản hiện nay đang bị cảnh báo thẻ vàng (IUU) khi khai thác hải sản. IUU là quy định của EU đưa ra những quy định để tập trung vào vấn đề bảo tổn, tập trung vào vấn đề hợp pháp.
“Rõ ràng, với một vùng biển rộng lớn và một nghề cá nhân dân thì công tác quản lý cần phải có thời gian, đặc biệt là sự nỗ lực từ trung ương đến địa phương”, ông Nguyễn Hoài Nam bày tỏ.
Đây là thách thức cho câu chuyện xuất khẩu mà một nhóm ngành hàng hay một doanh nghiệp tham gia phải vượt qua để thực hiện những hồ sơ, nguyên tắc cơ bản trong việc xuất khẩu.
Thứ hai, sự chủ động từ một số thị trường có nền tảng pháp luật cho phép. Ví dụ, chống bán phá giá và chống trợ cấp. Ngành hàng thuỷ sản đều bị vướng vào hai vụ kiện chống bán phá giá từ phía Mỹ.
Như chúng ta đã biết, chống bán phá giá là việc doanh nghiệp Mỹ kiện doanh nghiệp Việt Nam. Còn chống trợ cấp là chính phủ Mỹ sẽ kiện hay xem xét các điểm bất hợp lý theo luật chống trợ cấp của Mỹ.
“Đây là hai thách thức đối với những doanh nghiệp Việt Nam để có thể duy trì được thị phần và nguồn cung đến với những thị trường lớn”, ông Nguyễn Hoài Nam bày tỏ.
Thứ ba, lừa đảo đối với những đơn hàng cụ thể hoặc với những nhóm mặt hàng vào thời điểm cụ thể.
Thứ tư, xảy ra tranh cãi khi có sự cố xảy ra. Ví dụ, sự cố về bao bì, chất lượng, thậm chí đơn giá khi bên mua chủ động ép giá vì những lý do không nói trước.
“Tất cả những vấn đề trên đều dẫn đến những tranh cãi về pháp lý trong bối cảnh kinh doanh xuất nhập khẩu qua biên giới hiện nay”, ông Nguyễn Hoài Nam chia sẻ.
Có thể bạn quan tâm
03:30, 15/06/2024
04:30, 08/06/2024
00:30, 07/06/2024
03:00, 06/06/2024