Doanh nghiệp với nỗi lo nhân sự thời tự động hóa

Hồng Liên 24/11/2018 00:35

Việc làm của con người bị thay thế bằng máy móc là xu thế tất yếu, nhưng trên bước đường thực hiện mục tiêu này, nỗi lo lớn nhất hiện nay là chất lượng nhân sự.

Theo một nghiên cứu mới đây của ILO, Việt Nam có thể sẽ mất 5 triệu việc làm năm 2020 vì chất lượng nhân lực chỉ đạt 3,79/10 điểm, chỉ số cạnh tranh nhân lực 4,3/10 điểm.

p/CEO tham gia chương trình CEO- Chìa khóa thông minh trên VTV1

CEO tham gia chương trình CEO- Chìa khóa thông minh trên VTV1

Máy móc thay nhân sự

Tại Việt Nam, một số nghề cũng đang dần được thay thế bằng công nghệ. Ví dụ, nghề xe ôm truyền thống đã bắt đầu biến mất khi Grab, Vietgo... ra đời. Nhiều ngân hàng thay vì mở rộng mạng lưới, đã phải thu hẹp do người dân đã bắt đầu quen với Internet banking. Các ngành nghề lặp đi lặp lại với quy trình cụ thể như kế toán, lập trình, bảo trì vận hành... cũng có thể được thay thế bằng người máy với trí tuệ nhân tạo (AI).

Trong kỷ nguyên kỹ thuật số, doanh nghiệp sẽ ngày càng sử dụng nhiều máy móc hiện đại thay thế cho nhân công, lao động. Đứng trước sự thay đổi nhanh chóng và liên tục của công nghệ, các lãnh đạo doanh nghiệp cần phải thay đổi thế nào để thích nghi, đặc biệt là trong vấn đề sử dụng nhân sự? Lời giải sẽ được đưa ra trong chương trình số 26 với chủ đề: “Doanh nghiệp 4.0 – Nhân sự thời tự động hóa”. Chương trình phát sóng vào 10h sáng Chủ nhật ngày 25/11/2018 trên kênh VTV1- Đài Truyền hình Việt Nam. Bất đồng quan điểm
Cty Thắng Phát là một doanh nghiệp có 18 năm trong ngành sản xuất và phân phối vật liệu xây dựng. Doanh nghiệp này duy trì dây chuyền công nghệ sản xuất truyền thống, chủ yếu dựa vào công nhân vận hành thủ công, có tính tự giác cao. CEO doanh nghiệp đã đề xuất với HĐQT kế hoạch đầu tư vào dây chuyền tự động hóa thay thế dây chuyền sản xuất hiện tại, nhằm nâng cao giá trị doanh nghiệp trong mắt các nhà đầu tư, đối tác, cũng như dần tiếp cận với thị trường quốc tế. Tuy nhiên, các cổ đông phản đối vì cho rằng, công nghệ thay đổi không ngừng, vội vàng đầu tư vào tự động hóa, năng suất sản xuất tăng nhưng lại chưa phù hợp với thị trường Việt Nam sẽ gây lãng phí.

Trong chương trình, bà Bùi Thy Hương - Giám đốc bộ phận Tư vấn Con người và Tổ chức Cty PwC Consulting Việt Nam cho rằng: “Bản chất của các doanh nghiệp là tìm kiếm lợi nhuận nên khi thấy máy móc có những ưu thế đem lại nhiều lợi nhuận, doanh nghiệp sẽ áp dụng. Tuy nhiên, con người vẫn đóng vai trò rất quan trọng, và mỗi doanh nghiệp muốn phát triển bền vững phải sử dụng hiệu quả cả công nghệ cũng như nguồn nhân sự”.

Còn theo ông Robert Trần - Giám đốc điều hành Tập đoàn Tư vấn Chiến lược RBNC phụ trách thị trường Bắc Mỹ và Châu Á Thái Bình Dương: “Giải bài toán nhân sự trong doanh nghiệp, dù ở thời đại nào cũng cần hướng đến mục tiêu quan trọng nhất, đó là khách hàng của chúng ta muốn gì. Dựa vào đó, doanh nghiệp sẽ có mức độ sử dụng công nghệ và con người để quản trị công nghệ đó ra sao”. 

Chương trình được đồng hành bởi TW Hội Doanh nghiệp Việt Nam, PwC Việt Nam, và Thời trang Owen. Để chia sẻ thêm với các DN khác về vấn đề này, xin mời quý vị gửi email về địa chỉ toasoan@dddn.com.vn, hoặc xem tại
www.chiakhoathanhcong.vtv.vn; www.khoinghiep. org.vn
(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Doanh nghiệp với nỗi lo nhân sự thời tự động hóa
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO