[DOANH NHÂN DOANH NGHIỆP TUẦN TỪ 23-28/3] Hàng không Việt "sã cánh"

Khánh Hà 29/03/2020 06:00

Hàng không Việt "sã cánh", Doanh nghiệp vận tải ô tô kiến nghị giảm thuế có thời hạn, quyết tâm "vượt bão" thời khủng hoảng dịch bệnh của các lãnh đạo doanh nghiệp,... là những tin nóng tuần qua.

1. Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ: Doanh nghiệp cần tìm kế sách để thích ứng với COVID-19

Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, tình hình dịch COVID-19 đặt ra yêu cầu doanh nghiệp phải khẩn trương tìm ra kế sách, giải pháp thích ứng với tình hình mới.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, tình hình dịch COVID-19 đặt ra yêu cầu doanh nghiệp phải khẩn trương tìm ra kế sách, giải pháp thích ứng với tình hình mới.

Các doanh nghiệp phải nỗ lực vượt qua khó khăn để kiểm soát suy giảm, từng bước tạo đà khi hết dịch là khôi phục được ngay sản xuất kinh doanh.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ nhấn mạnh tại cuộc làm việc với Đảng ủy Khối doanh nghiệp Hà Nội và một số tổng công ty trên địa bàn thành phố về tình hình sản xuất kinh doanh trong điều kiện dịch COVID-19 và tổ chức đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020-2025, sáng 24/3.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

2. Thị trường phủ mây đen, hàng không Việt "điêu đứng"

Dừng bay, các hãng đối mặt với chi phí bãi đỗ dù không có doanh thu.

Dừng bay, các hãng đối mặt với gánh nặng chi phí không nhỏ dù không có doanh thu.

Dịch COVID-19 bùng phát đã phủ "mây đen" lên ngành hàng không. Số lượng chuyến bay giảm thậm chí có chặng bay "đóng cửa", giá vé giảm vẫn ế ẩm, trong khi sự vào cuộc hỗ trợ của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) và Bộ Giao thông Vận tải được đánh giá là "thuốc tăng lực" chưa đủ mạnh khiến các hãng hàng không Việt Nam chỉ có thể “cười ra nước mắt”.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

3. Dệt may tính kế vượt “cơn bĩ cực”

Các doanh nghiệp dệt may đều khẳng định cố gắng sắp xếp để đảm bảo đời sống cho người lao động.

Các doanh nghiệp dệt may đều khẳng định cố gắng sắp xếp để đảm bảo đời sống cho người lao động.

Nhiều đơn hàng đi Mỹ, Châu Âu đột ngột bị huỷ hoặc tạm hoãn trong khi chuyện khó khăn nguyên liệu đầu vào vừa mới được giải quyết khiến cho nhiều doanh nghiệp dệt may buộc phải sản xuất cầm chừng…

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

4. [COVID-19] Bách Hóa Xanh có "cứu" được Thế giới di động thoát tăng trưởng âm?

VDSC kì vọng tăng trưởng doanh thu của Bách Hóa Xanh là động lực chính cứu MWG khỏi cảnh tăng trưởng âm khi doanh thu hai chuỗi Thế giới Di động và Điện máy Xanh sụt giảm.

VDSC kì vọng tăng trưởng doanh thu của Bách Hóa Xanh là động lực chính cứu MWG khỏi cảnh tăng trưởng âm khi doanh thu hai chuỗi Thế giới Di động và Điện máy Xanh sụt giảm.

các nhà phân tích VDSC, tăng trưởng doanh số cửa hàng hiện hữu tại chuỗi Thế giới di động (TGDĐ) và Điện máy xanh (DMX) của CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động (Mã: MWG) sẽ chịu tác động tiêu cực trong quí II/2020 và cho đến khi COVID-19 tại Việt Nam được kiểm soát, đặc biệt là ở Hà Nội và TP HCM. Đây cũng là hai thị trường lớn nhất, chiếm hơn 20% số lượng cửa hàng của MWG.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

5. Vì sao sân bay tư nhân đầu tiên của Việt Nam được chọn là nơi đón người Việt từ vùng dịch về?

Hướng dẫn hành khách làm thủ tục hải quan khi nhập cảnh tại sân bay Vân Đồn

Hướng dẫn hành khách làm thủ tục hải quan khi nhập cảnh tại sân bay Vân Đồn

Một quy trình đặc biệt chưa từng có đón người Việt từ vùng dịch về nước đã được người Sun Group xây dựng tại sân bay Vân Đồn để đảm bảo an toàn tối đa, tránh mọi nguy cơ lây nhiễm.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

6. COVID-19: Doanh nghiệp vận tải ô tô kiến nghị giảm thuế có thời hạn

Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ kiến nghị một số giải pháp giảm bớt khó khăn cho các doanh nghiệp trong tình hình khó khăn của dịch COVID – 19.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

7. EU “đóng băng”, doanh nghiệp Việt ngồi trên “đống lửa”

Vấn đề cấp bách nhất của doanh nghiệp dệt may hiện nay không phải là giao nhận đơn hàng, mà là làm thế nào để đảm bảo đời sống cho người lao động.

Vấn đề cấp bách nhất của doanh nghiệp dệt may hiện nay không phải là giao nhận đơn hàng, mà là làm thế nào để đảm bảo đời sống cho người lao động.

Bộ Công Thương dự báo, triển vọng tăng trưởng xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và EU sẽ tương đối thấp, do EU tăng cường kiểm soát dịch COVID-19.

Nếu dịch kéo dài đến tháng 6/2020, xuất khẩu của Việt Nam sang EU có thể giảm 6-8% trong quý I và quý II.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

8. Doanh nghiệp FDI chung tay cùng ĐBSCL bảo vệ tài nguyên nước phát triển bền vững

Theo thống kê hiệnp/5 tỉnh tại ĐBSCL (Bến Tre, Tiền Giang, Kiên Giang, Cà Mau và Long An) ban bố tình trạng khẩn cấp thiên tai trước tình hình xâm nhập mặn và hạn hánp/

Theo thống kê hiện 5 tỉnh tại ĐBSCL (Bến Tre, Tiền Giang, Kiên Giang, Cà Mau và Long An) ban bố tình trạng khẩn cấp thiên tai trước tình hình xâm nhập mặn và hạn hán

Khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) giữ vai trò then chốt trong đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, chiếm 90% sản lượng gạo xuất khẩu và 65% sản lượng thủy sản xuất khẩu của cả nước.

Tuy nhiên, vùng sản xuất lúa gạo - thủy sản lớn nhất nước ta lại đang oằn mình chống hạn hán và xâm nhập mặn do biến đổi khí hậu. Vậy phải làm gì để có thể cứu vựa lúa và vùng thuỷ sản lớn nhất nước này?

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

9. Ngành bán lẻ "ngấm mệt" COVID-19

Dịch COVID-19 đã bắt đầu ảnh hưởng rõ rệt tới hoạt động kinh doanh của các

Dịch COVID-19 đã bắt đầu ảnh hưởng rõ rệt tới hoạt động kinh doanh của các "ông lớn" ngành bán lẻ.

Dịch COVID-19 đã bắt đầu ảnh hưởng rõ rệt tới hoạt động kinh doanh của các "ông lớn" ngành bán lẻ, đòi hỏi các doanh nghiệp này phải có những đối sách rõ ràng trong cả ngắn hạn và dài hạn.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

10. Đánh thức “NGÀY XƯA”…

Nhiều người tiêu dùng vẫn còn bị ám ảnh mùi khói diêm sinh của Diêm Thống Nhất một thời...

Nhiều người tiêu dùng vẫn còn bị ám ảnh mùi khói diêm sinh của Diêm Thống Nhất một thời...

Tôi nhớ ngày ấy bố đi làm bằng xe đạp Thống Nhất, nhóm bếp bằng diêm Thống Nhất, đau đầu sổ mũi thì xoa cao Sao Vàng và giấc mơ nhuốm màu xa xỉ của trẻ em tỉnh lẻ là được ăn kem Tràng Tiền...

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

11. [COVID-19] 5 gợi ý giúp doanh nghiệp "vượt bão" thời khủng hoảng dịch bệnh

Tiến sĩ Burkhard Schrage - Chủ nhiệm bộ môn Quản trị tại Khoa Kinh doanh và Quản trị Đại học RMIT Việt Nam.

Tiến sĩ Burkhard Schrage - Chủ nhiệm bộ môn Quản trị tại Khoa Kinh doanh và Quản trị Đại học RMIT Việt Nam.

Dưới ảnh hưởng của COVID-19, nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam và khắp thế giới đang phải đối mặt với nhiều gián đoạn và rủi ro.

Với tinh thần “hi vọng vào điều tốt nhất, nhưng chuẩn bị cho điều xấu nhất”, những gợi ý sau giúp các lãnh đạo xem xét lại những khía cạnh quan trọng của doanh nghiệp và có sự dịch chuyển cần thiết để đón đầu thời kỳ khó khăn.

Những gợi ý sau giúp các lãnh đạo xem xét lại những khía cạnh quan trọng của doanh nghiệp và có sự dịch chuyển cần thiết để đón đầu thời kỳ khó khăn.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

12. Doanh nhân Lê Viết Hải gửi thông điệp kêu gọi toàn bộ nhân viên "biến trở lực thành động lực"

Ông Lê Viết Hải - Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Tập đoàn Xây dựng Hoà Bình

Ông Lê Viết Hải - Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Tập đoàn Xây dựng Hoà Bình

Với tư cách người sáng lập và là Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Tập đoàn Xây dựng Hoà Bình, ông Lê Viết Hải vừa có thông điệp gửi đến toàn thể thành viên về các đối sách trước cuộc khủng hoảng kinh tế.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

13. Shark Phạm Thanh Hưng: Mất thanh khoản, mất vốn là mất hết

Shark Hưng khuyên các doanh nghiệp lựa chọn giải pháp ngủ đông, cắt giảm chi phí. Ảnh: Shark Tank Việt Nam.

Shark Hưng khuyên các doanh nghiệp lựa chọn giải pháp ngủ đông, cắt giảm chi phí. Ảnh: Shark Tank Việt Nam.

Giá cổ phiếu xuống thì chúng ta có thể đổ tiền ra cứu. Chi phí và doanh thu mất cân đối khiến dòng tiền âm đến khi các quỹ của chúng ta hết tiền thì không ai cứu được.

Shark Phạm Thanh Hưng, Phó Chủ tịch Cengroup, Chủ tịch CenInvest đã đưa ra lời giải thích vì sao doanh nghiệp nên chọn giải pháp ngủ đông trong thời điểm này, và ông Hưng nhấn mạnh rằng "Mất thanh khoản, mất vốn là mất hết".

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

14. Shark Nguyễn Hòa Bình: Điều nguy hiểm hơn cả là dư âm sau đại dịch

Shark Nguyễn Hòa Bình, Chủ tịch tập đoàn Nexttech

Shark Nguyễn Hòa Bình, Chủ tịch tập đoàn Nexttech

"Virus Corona sẽ làm phá sản nhiều người hơn số người mà nó giết chết", Shark Nguyễn Hòa Bình, Chủ tịch tập đoàn Nexttech nhận xét ngắn gọn như vậy về tác động của khủng hoảng do virus Sars-Cov-2 gây ra.

So với cuộc khủng hoảng bong bóng dotcom năm 2001 hay cuộc suy thoái toàn cầu 2007-2008, Shark Bình đánh giá cuộc khủng hoảng lần này nguy hiểm hơn khi vừa giảm cầu, vừa giảm cung, vừa bao trùm tâm lý sợ hãi, làm mọi người rơi vào trạng thái "đóng băng" và "ngủ đông".

Tuy nhiên, nguy hiểm hơn cả là dư âm ảm đạm sau đại dịch.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

15. Tâm thư Chủ tịch CEO Group: “Bớt sợ hãi, tự tin và chủ động đối mặt”

Ông Đoàn Văn Bình - Chủ tịch Tập đoàn CEO

Ông Đoàn Văn Bình - Chủ tịch Tập đoàn CEO

Chủ tịch Tập đoàn CEO - ông Đoàn Văn Bình vừa có tâm thư gửi tới cán bộ nhân viên Tập đoàn nhằm truyền cảm hứng và năng lượng tích cực tới toàn thể người lao động, cùng nhau vượt qua một giai đoạn khó khăn, đầy thách thức.

"Nếu chẳng may ai đó bị phơi nhiễm, bị cách ly, CEO GROUP sẽ làm hết sức trong khả năng của mình để bạn và gia đình bạn có sự chăm sóc y tế tốt nhất. Chúng ta là một gia đình. Chúng ta luôn bên nhau".

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
[DOANH NHÂN DOANH NGHIỆP TUẦN TỪ 23-28/3] Hàng không Việt "sã cánh"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO