Những "lùm xùm" quanh Tổng công ty đường sắt Việt Nam, Coteccons bị ‘khóa trái’ cửa tăng trưởng?, Giấc mơ vỡ vụn của ông chủ Vinaxuki,... là những thông tin đáng chú ý tuần qua.
1. Những "lùm xùm" quanh Tổng công ty đường sắt Việt Nam
Trước tiếng "kêu cứu" của ông Vũ Anh Minh, Chủ tịch HĐTV VNR về việc chưa nhận được dự toán, khiến hơn 11.000 người lao động chưa có tiền lương từ đầu năm 2020 đến nay, dẫn đến nguy cơ phải dừng chạy tàu, ông Vũ Quang Khôi - Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam cho rằng tuyên bố như vậy là hơi quá, hoạt động của đường sắt quốc gia là việc rất lớn và phải được cấp có thẩm quyền phê chuẩn.
“Việc chạy tàu hay không phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Đường sắt quốc gia không phải muốn chạy thì chạy, thích dừng là dừng! Vướng thì cùng nhau giải quyết chứ không thể vì vướng mà dừng chạy tàu” - Cục trưởng Đường sắt nói.
Cục trưởng Đường sắt nhìn nhận vướng mắc lớn nhất hiện nay là chuyển kinh phí bằng hợp đồng đặt hàng với VNR. Tuy nhiên, về quy trình thủ tục, ông Khôi trao đổi về việc Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội cho rằng vướng mắc như thế nào thì VNR phải hỏi, nhưng thời gian qua VNR không hỏi.
Mới đây, Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng về 4 dự án đường sắt sử dụng 7.000 tỷ đồng vốn kế hoạch dự phòng 2016-2020.
Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu Bộ GTVT phân công hợp lý, chỉ đạo quyết liệt, khẩn trương đẩy nhanh tiến độ đối với 4 dự án đường sắt.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về giao ngân sách nhà nước thực hiện việc quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia cũng đã yêu cầu phải có giải pháp khẩn trương tháo gỡ vướng mắc về kinh phí quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, không được để ảnh hưởng đến đời sống người lao động.
>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY
2. Giấc mơ vỡ vụn của ông chủ Vinaxuki
Từ một doanh nghiệp hàng đầu về ô tô làm ăn phát đạt, với tham vọng không chỉ sản xuất ô tô mà cả xe bọc thép, Vinaxukia đến nay hoang tàn, bị các ngân hàng ráo riết xiết nợ.
>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY
3. Coteccons bị ‘khóa trái’ cửa tăng trưởng?
Khó khăn chung của ngành xây dựng và bất động sản cùng sự cạnh tranh giữa các công ty khiến Coteccons chỉ mới hoàn thành chưa đến 70% mục tiêu.
>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY
4. Gojek nói gì về tin đồn sát nhập với Grab?
Đã có nhiều thông tin về việc hai "kỳ lân đa sừng" là Grab và Gojek đang bàn bạc để sát nhập. Người đại diện của Gojek đã lên tiếng về vấn đề này.
Trả lời phỏng vấn tờ The Business Times, đại diện Gojek đã phủ nhận tin đồn: "Không có bất kỳ kế hoạch nào về việc sát nhập. Tất cả các bài báo gần đây đều không chính xác". Trong khi đó, Grab đã từ chối cho ý kiến về vấn đề này.
>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY
5. Cú ngã quỵ của Gỗ Trường Thành
Cùng với Sứ Thiên Thanh, ông Mai Hữu Tín tự tin khẳng định đang đưa thương hiệu "Gỗ Trường Thành" trở thành công ty nội thất số một Đông Nam Á dưới thương hiệu mới Total Furniture.
>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY
6. [COVID-19] Vĩnh Hoàn gặp khó
Với tỷ trọng thị trường Trung Quốc chiếm 15% kim ngạch của Vĩnh Hoàn, việc giảm nhu cầu tiêu thụ tại thị trường Trung Quốc sẽ tác động trực tiếp đến KQKD Q1/2020.
>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY
7. Minh Phú tự vượt lên từ các cuộc “khủng hoảng”
Ít ai biết được rằng, Minh Phú cũng đã phải trải qua thời kỳ khủng hoảng, sa lầy. Quyết định sai lầm của ông Lê Văn Quang, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú khởi đầu từ năm 2003 khi mở rộng hoạt động kinh doanh của công ty.
>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY
8. Tôn Hoa Sen và hành trình “vượt ải”
Kinh tế phát triển và nhu cầu xây dựng cơ bản, đầu tư nhà xưởng tăng cao, kéo theo sự ra đời của nhiều doanh nghiệp ngành thép. Nhưng việc đầu tư ồ ạt, thiếu cân nhắc bài toán kinh doanh hợp lý dẫn đến rất nhiều doanh nghiệp có hàng tồn kho cao, kinh doanh thua lỗ, nhiều doanh nghiệp phá sản trong giai đoạn khủng hoảng. Chỉ có một số ít công ty chứng tỏ được năng lực cạnh tranh, củng cố được vị thế trong ngành và vượt lên ngay trong giai đoạn khủng hoảng, trong đó có Tôn Hoa Sen.
>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY
9. Vissan “vững vàng” trong cơn bão dịch bệnh
Dịch tả lợn châu Phi dẫn đến thiếu hụt nguồn cung, khiến thị trường không chỉ chao đảo về giá mà các doanh nghiệp kinh doanh cũng đối diện với cuộc khủng hoảng lợi nhuận.
Điều này khiến cho một công ty lớn như Vissan cũng phải chống chọi lại với dịch tả lợn châu Phi. Là đơn vị mang trọng trách bình ổn thị trường, Vissan đang đứng trước nguy cơ lỗ với mảng thịt tươi sống.
>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY
10. HAGL đang được Thaco "tiếp sức" như thế nào?
Ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch Tập đoàn HAGL từng nhấn mạnh, ở mọi thời điểm không ai dám vỗ ngực nói mình khỏe, nhưng doanh nghiệp nào còn trụ vững qua các đợt bão kinh tế thì chứng tỏ họ có tiềm lực.
>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY
11. Nam Việt bỏ lại “sau lưng” những ngày “u ám”
Lĩnh vực khoáng sản coi như “gãy”, và Nam Việt phải bắt đầu quay lại phục hồi ngành cá tra.
Với nội lực vững vàng, thế mạnh cạnh tranh xuất phát từ lợi thế sở hữu chuỗi giá trị sản xuất khép kín giúp giảm giá thành sản phẩm, Nam Việt đang nắm bắt tốt cơ hội để vươn lên mạnh mẽ.
>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY
12. Hapro đang toan tính gì?
Việc Hapro tái cấu trúc mạnh mẽ cũng như bà Nguyễn Thị Nga, Chủ tịch Tập đoàn BRG không còn trực tiếp đảm nhận vị trí Chủ tịch HĐQT Hapro được coi là một mũi tên trúng nhiều đích.
>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY
13. Hòa Phát “kiên định” thép là cốt lõi
Mệnh danh là doanh nghiệp đầu ngành nhưng Hòa Phát từng phải đối mặt với không ít rủi ro từ việc thị trường thép chậm lại, giá nguyên liệu đầu vào biến động bất thường, đặc biệt là giá quặng sắt.
>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY
14. Doanh nghiệp TP. HCM hoạt động cầm chừng giữa dịch SARS-CoV-2
Đó là chia sẻ của LS. Phạm Ngọc Hưng – Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP. HCM với báo Diễn đàn Doanh nghiệp liên quan đến những ảnh hưởng của dịch SARS-CoV-2 đối với các doanh nghiệp tại TP. HCM.
>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY
15. Đường về tay Đại gia Thái Lan của Nguyễn Kim
Giữa năm 2019, Centrel Retail đã chi thêm hơn 2.659 tỷ đồng để nâng tỷ lệ lợi ích tại hệ thống siêu thị điện máy Nguyễn Kim lên 81% và hợp nhất kết quả kinh doanh.
>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY
16. 5 gương mặt doanh nhân Việt thành công vang dội xuất thân từ ngành y
Xuất thân từ ngành y, tới nay, bà Phạm Thị Việt Nga, Nguyễn Thị Mai Thanh, Vũ Thị Thuận, Trần Thị Lệ... đều là thủ lĩnh của nhiều thương hiệu lớn tại Việt Nam.
>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY
17. Doanh nhân Việt hãy nghĩ về di sản kinh doanh
Doanh Nhân có cuộc trò chuyện với Luật sư Nguyễn Văn Lộc - Chủ tịch LP Group xung quanh các chủ đề về việc áp dụng chính sách luật pháp và trăn trở của doanh nghiệp hiện nay.
>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY
18. PNJ "Transformer" với CEO Lê Trí Thông
Transformer là một bộ phim khoa học viễn tưởng nói về những cuộc đại chiến của các thực thể xa xưa và robot biến hình.
Tại PNJ, không có cuộc đại chiến nào. Chỉ có cuộc chuyển hóa như đúng nghĩa transformer mà CEO Lê Trí Thông, với niềm tin của HĐQT PNJ, tập thể và cổ đông cùng trách nhiệm giao phó, đã nỗ lực thúc đẩy để thay đổi và đang cho thấy một PNJ dần khác…
>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY