Doanh thu khủng với ý tưởng khởi nghiệp từ ốc bươu đen

Diendandoanhnghiep.vn Nhận thấy tiềm năng từ việc nuôi ốc bươu đen tại địa phương, chị Mai Thị Thu Sương (Quảng Nam) đã quyết tâm khởi nghiệp với mô hình này và mang về doanh thu trăm triệu mỗi tháng.

>>Chàng trai 9x khởi nghiệp từ đam mê nghiên cứu thiết bị điện

Sau khi tốt nghiệp đại học với tấm bằng cử nhân Triết học, chị Mai Thị Thu Sương (xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) đã tìm cho mình một công việc văn phòng. Tuy nhiên, với bản tính mê xê dịch, chị Sương lại chọn nghỉ việc để tìm định hướng mới.

Trong thời gian ở nhà chồng, nhận thấy gia đình có nhiều lợi thế về ao hồ, ruộng đất đang dùng để trồng sen thu hạt nhưng không hiệu quả. Từ đó, trong đầu người phụ nữ này đã nảy ý tưởng khởi nghiệp với việc chuyển đổi từ trồng cây sang mô hình nuôi ốc bươu thuận tự nhiên.

a

Với quy mô hơn 2500m2, trang trại của chị Sương mỗi tháng cung ứng ra thị trường hơn 500.000 con giống.

Bắt đầu nuôi thử nghiệm vào năm 2020, chị Sương cùng gia đình tận dụng lượng ốc bưu đen tự nhiên sẵn có trong hồ và thu thập từ khu vực lận cận. Vì là nuôi trong môi trường tự nhiên, đàn ốc phát triển tốt, cho ra con giống khỏe mạnh đã tạo thêm niềm tin cho hành trình khởi nghiệp của người phụ nữ tuổi 25.

Sau giai đoạn thử nghiệm, chị Sương nhận thấy nuôi ốc có thể mang lại nguồn thu nhập ổn định, giá cả không bấp bên như sen nên đã bắt đầu triển khai nuôi con giống với số lượng lớn. Cùng với đó, người này cũng dần kết nối với khách hàng để tìm đầu ra cho con giống cũng như sản phẩm thịt ốc.

“Thời gian đầu tiên sản phẩm chủ lực vẫn là thịt ốc, mỗi tháng gia đình cung ứng ra thị trường khoảng 500kg thịt. Tuy nhiên, sau này gia đình thay đổi chuỗi cung ứng, lựa chọn bán ốc giống nhiều hơn để tiếp cận được với nhóm khách hàng có định hướng chăn nuôi. Từ đó phát triển thêm nhiều cơ sở khác để phục vụ thị trường”, chị Mai Thị Thu Sương chia sẻ.

Hàng ngày

Hàng ngày đều có người thu trứng mang về để bảo quản, ấp nở.

Dù là con nhà nông, nhưng mô hình nuôi ốc bươu còn chưa phổ biến nên hành trình  khởi nghiệp của chị Sương gặp không nhiều khó khăn. Từ những ngày đầu, vì chưa có kỹ thuật nên ốc thường xuyên bị bệnh gây ảnh hưởng đến năng suất của hồ, không thể cho ra con giống tốt. Dù thiệt hại không quá lớn, song những tâm huyết trong giai đoạn đầu khởi nghiệp dần lung lay.

Để hành trình của mình thêm vững chắc, chị Mai Thị Thu Sương đã bỏ công gian tìm tòi, nghiên cứu qua nhiều sách, báo. Từng bước, chị Sương hiểu rõ hơn về cách chăm sóc, tập tính của ốc, khắc phục những thiếu sót để cho ra con giống đạt năng suất hơn.

Ngoài ra, chị Sương cũng chi 50.000.000 đồng tiền kinh phí để đầu tư hệ thống máy bơm, giàn che làm mát hồ. Cùng với đó, cách 15 ngày chị lại cho xuống hồ 10 vạn con giống mới để tái đàn, gây trứng.

Trứng ốc

Trứng ốc sau nở 15 này có thể thả xuống hồ để gây đàn trở lại.

Đặc biệt, trong quá trình nuôi ốc, các sản phẩm thức ăn đều sử dụng hoàn toàn tự nhiên, không sử dụng các loại bột công nghiệp. Việc này giúp nâng cao chất lượng con giống cũng như chất lượng thịt để người sử dụng yên tâm hơn.

“Công việc này khá đơn giản, không cần đầu tư máy móc nhiều nhưng người nuôi ốc cần theo dõi thường xuyên để trứng ốc có đủ độ ẩm. Điều quan trọng nhất trong nuôi ốc là phải giữ cho nguồn nước sạch sẽ, nếu không dễ mắc các bệnh sưng vòi, bệnh đường ruột, mòn vỏ,... như vậy sẽ ốc sẽ không cho trứng”, chị Sương cho hay.

Với mô hình nuôi ốc thuận tự nhiên

Với mô hình nuôi ốc thuận tự nhiên, khâu vệ sinh được xem là quan trọng nhất để con giống khỏe mạnh, đạt chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Với sự hỗ trợ của bốn thành viên trong gia đình, hiện tại chị Sương đã mở rộng quy mô trang trại lên đến 2500m2 và đang tiếp tục tìm vị trí mới. Mỗi tháng, trang trại xuất ra thị trưởng khoảng 100kg ốc thịt,  500.000 con ốc giống mang lại doanh thu trên 100.000.000 đồng.

“Chi phí bỏ ra để nuôi ốc bươu đen không quá lớn, tuy nhiên để con giống đạt chất lượng thì phải đảm bảo về kỹ thuật nuôi và ấp trứng. Công việc này đòi hỏi người nuôi phải cẩn thận, quan sát kỹ sắc thái của ốc để phòng bệnh. Ngoài ra, con giống phải đảm bảo sạch trước khi chuyển đến cho khách hàng”, chị Sương chia sẻ.

Hiện nay, ốc bươu giống tại trang trại của chị Sương được cung ứng đến các thị trường Đà Nẵng, Quảng Ngãi và các tỉnh Tây Nguyên. Để tiếp cận khách hàng thì mạng xã hội là công cụ hiệu quả nhất và chị Sương đã tận dụng tốt để kết nối kinh doanh, tư vấn, chăm sóc khách hàng trong giai đoạn đầu thả giống.

q

Mỗi tháng, trang trại nuôi ốc bươu đen của chị Mai Thị Thu Sương mang lại doanh thu trên trăm triệu đồng.

Nói về tiềm năng phát triển ốc bươu, chị Sương cho biết nhu cầu của thị trường hiện nay khá lớn, cung ứng bao nhiều đều có khách hàng thu mua. Nhìn nhận về lượng khách hàng, người này cho rằng xu hướng khởi nghiệp từ các mô hình chăn nuôi, phát triển ao hồ đang dần phát triển nên việc cung cấp giống sẽ có nhiều thuận lợi.

“Với kế hoạch phát triển lâu dài việc nuôi ốc, gia đình đã có dự tính sẽ xây dựng nhà xưởng để phục vụ việc ấp ốc giống và phát triển thêm sản phẩm mới của ốc thịt để phục vụ khách hàng. Nếu được, gia đình sẽ phát triển thêm sản phẩm ốc bươu nhồi ống nứa tung ra thị trường, từng bước đa dạng sản phẩm cũng như chất lượng để phát triển thêm cho kinh tế gia đình”, chị Sương nói thêm.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Doanh thu khủng với ý tưởng khởi nghiệp từ ốc bươu đen tại chuyên mục Khởi nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714284142 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714284142 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10