Xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp liên kết Vùng Đồng bằng sông Hồng sẽ giúp đồng bộ hóa chính sách, nâng cao sự phát triển bền vững của khu vực.
LTS: Hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST vùng đồng bằng sông Hồng sẽ góp phần khơi dậy động lực phát triển cho từng địa phương, thúc đẩy phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST của cả quốc gia.
Chia sẻ với DĐDN, ông Phạm Hồng Quất - Cục trưởng Cục Phát triển Thị trường và Doanh nghiệp KHCN, Bộ KH&CN cho rằng, hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST vùng sẽ góp phần mở rộng thị trường và huy động được các nguồn lực tổng hợp cùng cộng hưởng tạo ra giá trị kinh tế bằng việc khai tác cơ sở dùng chung, nguồn lực chung.
- Ông đánh giá thế nào về thực trạng hoạt động khởi nghiệp ĐMST của các tỉnh Khu vực Đồng bằng sông Hồng?
Vùng Đồng bằng sông Hồng là vùng đi đầu trong nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ và ĐMST. Toàn vùng có trên 500 tổ chức KH&CN, 291 tổ chức nghiên cứu phát triển (R&D), có 14/17 phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia; tốc độ đổi mới công nghệ tăng cao, hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST phát triển mạnh mẽ.
Có 09/11 tỉnh, thành phố Khu vực Đồng bằng sông Hồng đã ban hành chương trình, kế hoạch hoạt động thúc đẩy khởi nghiệp ĐMST. Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phúc là những hạt nhân đi đầu trong việc triển khai thực hiện Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST quốc gia đến năm 2025” (Đề án 844).
>>Techfest Đồng Nai 2023: Đường băng sáng tạo - Nai vàng cất cánh
Từ năm 2017, một số địa phương đã đăng cai tổ chức Ngày hội khởi nghiệp ĐMST ở cấp địa phương, cấp vùng như Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Nam Định... đã tạo ra một sân chơi góp phần giới thiệu, kết nối các sản phẩm ĐMST hàng đầu của các doanh nghiệp trong và ngoài nước; định hướng phát triển hệ sinh thái ĐMST, khuyến khích hoạt động phát triển công nghệ và ĐMST trong doanh nghiệp.
- Hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST đã tao nên những động lực phát triển cho các địa phương và cả Vùng, thưa ông?
Một số doanh nghiệp khởi nghiệp ở các ngành nghề thế mạnh của địa phương (nông nghiệp, logistic,..) hay ngành nghề mới (đô thị và xây dựng thông minh, công nghệ môi trường, năng lượng xanh, AI,...) góp phần giải quyết các vấn đề xã hội được tiếp cận, kết nối với các nhà đầu tư, quỹ đầu tư trong và ngoài nước. Ví dụ như EMDDI - nền tảng công nghệ điều vận xe trực tuyến với số lượng taxi tham gia lớn nhất ở Việt Nam được phát triển từ một dự án công nghệ của Đại học Quốc gia Hà Nội đã thông qua TECHFEST và nhận đầu tư từ ThinkZone Ventures.
Ngoài những thành quả đã đạt được, hoạt động khởi nghiệp ĐMST tại khu vực đồng bằng sông Hồng vẫn còn tồn tại một số vấn đề, như là chưa có nhiều sản phẩm khoa học và công nghệ mang tính đột phá được thương mại hóa, doanh nghiệp chưa trở thành trung tâm của hệ thống ĐMST; năng lực ĐMST của các doanh nghiệp trong vùng chủ yếu vẫn đang ở mức trung bình nên khả năng cạnh tranh của các sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước chưa cao. Bên cạnh một số điểm sáng như liên kết giữa Hải Phòng và Quảng Ninh, việc hợp tác giữa các địa phương trong vùng cũng như quốc tế nhìn chung chưa chặt chẽ, hiệu quả thấp.
- Theo ông, việc hình thành một Hệ sinh thái khởi nghiệp vùng sẽ đem lại lợi ích gì?
Hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST quốc gia là tập hợp của các hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST ở các địa phương, vùng, lãnh thổ với trọng tâm là các Vùng kinh tế. Hệ thống khởi nghiệp ĐMST ở các cơ sở giáo dục, nghề nghiệp trên cả nước, là nền tảng để xây dựng và phát triển con người, gốc rễ của một hệ sinh thái.
Trên thế giới đã có khá nhiều bài học, kinh nghiệm thành công từ việc khai thác nguồn lực, lợi thế từ điều kiện sẵn có của hệ sinh thái vùng. Đơn cử là mô hình liên kết ba nhà (Nhà nước, nhà nghiên cứu và doanh nghiệp) và xây dựng hành lang đổi mới sáng tạo của Hà Lan với vai trò tiên phong của chính quyền địa phương đưa công nghệ vào trong hợp tác, khai thác điều kiện tự nhiên, xã hội của vùng.
>>FPT trình diễn sản phẩm công nghệ kiến tạo hạnh phúc tại Techfest Vietnam 2022
Hoạt động liên kết vùng phải thông qua các sáng kiến, hoạt động xây dựng các cụm ĐMST, hành lang ĐMST, tạo ra lợi ích dịch chuyển, khai thác tài nguyên, lợi thế bản địa ở những địa phương có điều kiện kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa tương đồng nhau.
Bên cạnh đó, hệ sinh thái khởi nghiệp vùng sẽ góp phần mở rộng thị trường và huy động được các nguồn lực tổng hợp cùng cộng hưởng tạo ra giá trị kinh tế bằng việc khai tác cơ sở dùng chung, nguồn lực chung. Ví dụ như một chuyên gia về ĐMST có thể trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm cho nhiều địa phương cùng lúc thay vì riêng lẻ, rời rạc tại từng địa phương. Cùng với đó, các sản phẩm, dịch vụ thành công của startup sau khi thử nghiệm tại khu vực địa lý này hiệu quả thì có thể nhân rộng, áp dụng tại các nơi khác có đặc điểm tương tự... Điều này sẽ giải quyết được vấn đề hạn chế về nguồn lực nội tại của một số địa phương.
- Xin cảm ơn ông!
Ông Trần Lê Đoài - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định: Theo đúng định hướng Nghị quyết 30-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển Vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 thì Vùng Đồng bằng sông Hồng sẽ phấn đấu trở thành trung tâm khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo hàng đầu cả nước. Chung tay hoàn thành mục tiêu đó tỉnh Nam Định nói riêng và vùng đồng bằng Sông Hồng nói chung cần đổi mới toàn diện trên các hoạt động quản lý, triển khai nhiệm vụ khoa học và công nghệ, hỗ trợ các hoạt động khởi nghiệp ĐMST theo hướng công khai, minh bạch, khách quan, đơn giản hóa thủ tục hành chính; chuyển đổi số quy trình quản lý, công khai cơ sở dữ liệu các nguồn lực khoa học, công nghệ và ĐMST; đổi mới, đơn giản hoá chế độ quản lý tài chính, thanh quyết toán, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc chuyển giao tài sản hình thành trong nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng vốn nhà nước. Với mục tiêu mong muốn phát triển Hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST tỉnh Nam Định là trung tâm trong hoạt động khởi nghiệp ĐMST phía nam Vùng Đồng bằng sông Hồng, trong thời gian qua, tỉnh Nam Định đã, đang và sẽ có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, đầy đủ về cả về Cơ chế chính sách, cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật và nguồn nhân lực… để thúc đẩy phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST. Ông Bùi Trung Nghĩa – Phó Chủ tịch VCCI: Báo cáo Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh - PCI 2022. Báo cáo đánh giá cao xu hướng cải thiện chất lượng điều hành kinh tế cấp tỉnh tiếp tục được duy trì, riêng vùng đồng bằng Sông Hồng có 4/11 tỉnh thành (gồm Quảng Ninh, Hải Phòng, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc) nằm trong Top 10 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành tốt nhất - PCI 2022. Tuy nhiên, qua điều tra từ các doanh nghiệp, chính quyền các tỉnh, thành phố cần tiếp tục nỗ lực hơn nữa trong việc tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi. Việc tiếp tục đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh chính là yếu tố quan trọng để hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp khởi nghiệp nói riêng vượt qua khó khăn, thách thức, từ đó góp phần tích cực vào sự phục hồi và phát triển kinh tế đất nước trong thời gian tới. Hướng tới mục tiêu phát triển doanh nghiệp Việt Nam lớn mạnh, trở thành nòng cốt của kinh tế đất nước, phấn đấu đến năm 2025 có khoảng 1,5 triệu doanh nghiệp hoạt động; đến năm 2030, có ít nhất 2 triệu doanh nghiệp thì những hoạt động thúc đẩy khởi nghiệp mà VCCI đang triển khai tiếp tục đóng vai trò quan trọng, tạo nền tảng về chính sách, cơ chế và hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST. TS Đàm Quang Thắng - Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Khởi nghiệp Những năm gần đây, việc triển khai các hoạt động khởi nghiệp ĐMST tại địa bàn các tỉnh Đồng bằng sông Hồng đã được đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, thực trạng triển khai vẫn còn một số hạn chế, bất cập, các hoạt động khởi nghiệp vẫn mang tính hình thức, phong trào. Các dự án thiếu tính thực tiễn dẫn đến khi triển khai thực tế không đạt hiệu quả như mong muốn, nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp khó phát triển”. Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu nguồn lực để triển khai các hoạt động, các địa phương chưa mạnh dạn đưa ra những cơ chế hay sáng kiến hỗ trợ khởi nghiệp ĐMST, thiếu sự quan tâm của các cấp lãnh đạo trong việc định hướng. Ngoài ra việc liên kết, kết nối, hỗ trợ, hợp tác của các thành tố trong một hệ sinh thái khởi nghiệp địa phương như: cố vấn, huấn luyện viên, chuyên gia và doanh nghiệp còn hết sức lỏng lẻo. Việc xây dựng Hệ sinh thái Vùng Đồng bằng sông Hồng sẽ giúp kết nối và tập trung nguồn lực, giúp các doanh nghiệp khởi nghiệp chia sẻ kinh nghiệm, khách hàng, đa dạng hóa cũng như nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm. Ông Nguyễn Phan Huy Khôi - Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Thanh niên khởi nghiệp Việt Nam (TW Đoàn TNCS Hồ Chí Minh): Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cần chạm đến bản chất Thời gian qua, mặc dù hoạt động Khởi nghiệp ĐMST các tỉnh Đồng bằng sông Hồng đã nhận được sự quan tâm từ nhiều bộ, ngành, địa phương, nhưng có thể nói hoạt động khởi nghiệp ĐMST cơ bản vẫn dừng lại ở mức độ hình thức, phong trào, mới giải quyết được phần nổi chứ chưa chạm đến bản chất, chưa phân định được rõ ràng giữa phương tiện, công cụ và mục đích. Tình trạng này dẫn đến việc khó có thể nói công tác khởi nghiệp ĐMST Vùng Đồng bằng sông Hồng thời gian qua đã thực sự thành công”. Việc đặt bối cảnh hệ sinh thái của từng địa phương trong hệ sinh thái Vùng Đồng bằng sông Hồng sẽ giúp mở rộng quy mô, tăng cường tính ứng dụng, phát triển thị trường, từ đó nhân rộng các hoạt động hỗ trợ về đổi mới, chuyển giao, ứng dụng và làm chủ công nghệ, tạo lập hệ sinh thái vùng trong một số lĩnh vực lợi thế của khu vực. Điều này sẽ giúp hoạt động khởi nghiệp ĐMST đi vào thực chất tại từng địa phương. |
Có thể bạn quan tâm