Đổi mới đào tạo khởi nghiệp

THANH HƯƠNG 25/12/2021 08:27

Đại dịch COVID-19 đã tác động sâu sắc đến hoạt động của các doanh nghiệp khởi nghiệp khiến họ loay hoay tìm hướng đi mới phù hợp nếu muốn tồn tại.

Bởi vậy, đào tạo khởi nghiệp hơn lúc nào đã trở thành nhu cầu cần thiết cho cộng đồng khởi nghiệp.

>>DIỄN ĐÀN CỐ VẤN KHỞI NGHIỆP: Giảng viên đại học cũng có thể trở thành mentor

 Khóa tập huấn chuyên sâu - bootcamp 2 giai đoạn cho các học viên khởi nghiệp tạo tác động (impact startup)

Khóa tập huấn chuyên sâu - bootcamp 2 giai đoạn cho các học viên khởi nghiệp tạo tác động (impact startup)

Trong 2 tháng phải thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước năm 2021 là quãng thời gian lý tưởng để nhiều tổ chức hỗ trợ thúc đẩy khởi nghiệp triển khai các chương trình đào tạo giúp các doanh nghiệp khởi nghiệp sống sót và vượt qua đại dịch. Đây cũng chính là thời điểm lý tưởng cho startup điều chỉnh lại mô hình kinh doanh của mình để hướng tới phát triển bền vững. Và họ đã tìm đến khóa đào tạo khởi nghiệp như đi tìm những “chiếc phao cứu sinh” cho hành trình phấn đấu trở thành doanh nhân.

Mới từ chương trình đến đối tượng

Năm 2021 ghi nhận Chương trình Khởi nghiệp Quốc gia do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tiếp tục có những đổi mới căn bản trong các hoạt động đào tạo. Lần đầu tiên, nội dung khởi nghiệp tạo tác động xã hội được đưa vào chương trình đào tạo cùng với khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đã thu hút được sự tham gia đông đảo của cộng đồng khởi nghiệp.

Rõ ràng, khi nói đến khởi nghiệp tạo tác động xã hội lại là một khái niệm hoàn toàn rất mới đối với cộng đồng khởi nghiệp để định hướng các dự án giải quyết một hay nhiều mục tiêu phát triển bền vững - SDG của Liên hiệp quốc. Tuy nhiên, thực tế ở một số dự án đã và đang triển khai thuộc các lĩnh vực sức khỏe và công nghệ y tế - Health Tech, công nghệ giáo dục - Edtech, công nghệ sạch - Cleantech, công nghệ xanh - Greentech, công nghệ nông nghiệp - Agritech… cho thấy chính họ cũng đang hướng đến tạo ra các mục tiêu SDG. Vấn đề đặt ra giúp là cần các dự án nhìn nhận được và đi theo hướng bài bản hơn của khởi nghiệp tạo tác động xã hội.

Đây cũng là lý do vì sao, Chương trình Khởi nghiệp Quốc gia đã thiết kế và triển khai nhiều khóa đào tạo theo nhiều mức độ khác nhau cho cộng đồng khởi nghiệp tạo tác động. Cụ thể như: khóa tập huấn 1,5 ngày; bootcamp 5 ngày; coaching 1 tháng cho nhiều đối tượng khởi nghiệp khác nhau như giai đoạn ý tưởng, giai đoạn đã có sản phẩm mẫu, giai đoạn thương mại hóa sản phẩm và phát triển… Song hành với các khóa đào tạo dành cho impact startup thì các khóa huấn luyện nền tảng dành cho cố vấn tạo tác động (impact mentor) để tìm, huấn luyện và tạo môi trường thực hành thực tế dành cho những cố vấn tiềm năng cũng được triển khai.

Hiệu ứng tích cực cho các bên

Chỉ trong thời gian từ tháng 8 – 11, 5 khóa học đã được tổ chức, ghi nhận sự đánh giá cao của cộng đồng khởi nghiệp, góp phần tạo ra những hiệu ứng tích cực. Việc phải tổ chức các khóa học theo hình thức trực tuyến đã thu hút được nhiều học viên đến từ khắp nơi trên toàn quốc tham gia.

TS Đàm Quang Thắng, Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Khởi nghiệp Đổi mới Sáng tạo Quốc gia – đơn vị đối tác chuyên môn đảm nhận nhiệm vụ đào tạo nhận xét: “COVID-19 đã làm rất nhiều doanh nghiệp, startup điêu đứng hoặc biết mất nhưng cũng vô tình đã tạo ra thế hệ impact startup mới với các giải pháp gắn liền với việc tạo tác động cho môi trường và hướng đến sự bền vững. Các startup này trải dài khắp đất nước, tận dụng nguồn lực ngay tại địa phương, không còn nhất thiết phải tập trung tại 2 thành phố lớn (Hồ Chí Minh và Hà Nội)”. Cũng theo ông Thắng, chưa bao giờ, khái niệm mentoring - cố vấn lại được kiểm chứng về giá trị và hiệu quả như vậy trong môi trường khởi nghiệp tại Việt Nam. Lần đầu tiên, nhiều người muốn đem giá trị mentoring đến cho impact startup.

Còn học viên Võ Minh Nga – Founder/CEO dự án “Cô gái Bh.nong”, người được được tham gia nhiều khóa học từ impact startup, đến bootcamp, coaching cho biết về sự khác biệt của trước và sau khi tham gia các khóa học: “CEO là người đứng đầu nhưng trước đây, việc gì cũng đến tay mình làm. CEO phải đầu tắt mặt tối làm việc quần quật từ sáng đến tối, có lúc 18 tiếng/ngày khiến cuộc sống mất cân bằng. Tuy nhiên, lúc này công việc của CEO chỉ là giám sát luật chơi đúng nghĩa. Từ việc cảm thấy quản lý doanh nghiệp là một việc gì đó vô cùng phức tạp và rắc rối thì giờ CEO cảm thấy việc điều hành một doanh nghiệp có phần nhẹ nhàng hơn...

Có thể bạn quan tâm

  • Các mô hình  cố vấn khởi nghiệp

    Các mô hình cố vấn khởi nghiệp

    08:45, 11/12/2021

  • DIỄN ĐÀN CỐ VẤN KHỞI NGHIỆP: Tối ưu tiềm lực hỗ trợ cộng đồng khởi nghiệp

    DIỄN ĐÀN CỐ VẤN KHỞI NGHIỆP: Tối ưu tiềm lực hỗ trợ cộng đồng khởi nghiệp

    17:25, 02/12/2021

  • DIỄN ĐÀN CỐ VẤN KHỞI NGHIỆP: Hai nhóm mentor quan trọng trong công tác mentoring

    DIỄN ĐÀN CỐ VẤN KHỞI NGHIỆP: Hai nhóm mentor quan trọng trong công tác mentoring

    16:35, 02/12/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Đổi mới đào tạo khởi nghiệp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO