Việt Nam đang được đánh giá là quốc gia có nhiều cơ hội hút vốn vào lĩnh vực đổi mới sáng tạo (ĐMST), trở thành trung tâm công nghệ đáng chú ý trong khu vực.
>>Startup Dat Bike gọi vốn thành công 5,3 triệu USD
Với tổng vốn đầu tư mạo hiểm cho các startup đạt mức kỷ lục và sự xuất hiện của 2 kỳ lân công nghệ mới trong năm 2021, Việt Nam đang được đánh giá là quốc gia có nhiều cơ hội hút vốn vào lĩnh vực đổi mới sáng tạo (ĐMST), trở thành trung tâm công nghệ đáng chú ý trong khu vực.
Tăng trưởng ấn tượng
Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông, ĐMST là xu hướng tất yếu không chỉ riêng Việt Nam mà của toàn cầu. Những năm vừa qua, Việt Nam đã có rất nhiều thay đổi mạnh mẽ về cơ chế, chính sách cho ĐMST, thể hiện trên bảng xếp hạng ĐMST toàn cầu (GII). Cụ thể, từ hạng 52/141 quốc gia và nền kinh tế vào năm 2015, Việt Nam đã vươn lên hạng 44/132 năm 2021, giữ vị trí số 1 trong nhóm 29 quốc gia cùng mức thu nhập.
Báo cáo ĐMST và Đầu tư công nghệ Việt Nam năm 2021 vừa được Trung tâm ĐMST quốc gia (NIC) - thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư hợp tác với Quỹ đầu tư mạo hiểm Do Ventures phát hành - đã phác họa rõ nét bức tranh tổng quan về tình hình đầu tư vào các doanh nghiệp ĐMST và khởi nghiệp ngành công nghệ Việt Nam trong năm 2021 với nhiều điểm nhấn ấn tượng. Theo đó, năm 2021, tổng số vốn đầu tư mạo hiểm vào các startup tại Việt Nam đạt 1,4 tỷ USD, tăng 1,5 lần so với con số kỷ lục 874 triệu USD vào năm 2019 - thời điểm dịch Covid-19 chưa diễn ra. Cũng trong năm 2021, Việt Nam có sự xuất hiện của 2 kỳ lân công nghệ mới là Momo và Sky Mavis.
Năm 2021, tổng số quỹ đầu tư tham gia hoạt động tại Việt Nam tăng 60%, phân bổ đồng đều giữa các quốc gia; đồng thời, ghi nhận tổng số giao dịch của các thương vụ trên 10 triệu USD vượt mức 1 tỷ USD, tăng 255% so với năm trước… Bà Lê Hoàng Uyên Vy - Giám đốc điều hành Quỹ Do Ventures - cho rằng, hệ sinh thái ĐMST và khởi nghiệp Việt Nam đã có những bước phục hồi ấn tượng trong năm 2021 nhờ vào sự bền bỉ của các doanh nghiệp cũng như hỗ trợ kịp thời của Chính phủ. Với đà phát triển này, Việt Nam sẽ tiếp tục đạt được thành công và trở thành trung tâm công nghệ đáng chú ý trong khu vực.
>>Startup Boring Company của Elon Musk được định giá gần 6 tỷ USD
>> Hệ sinh thái startup Việt có 4 kỳ lân với vốn đầu tư mạo hiểm đạt 1,4 tỷ USD
Cơ hội khẳng định
Trên thực tế, cơ hội để Việt Nam hút vốn đầu tư mạo hiểm vào startup đang rất lớn, bởi sự thành công của hai kỳ lân Momo và Sky Mavis đã góp phần khẳng định vị thế của Việt Nam như một trung tâm công nghệ mới nổi của khu vực. ĐMST tại Việt Nam sẽ có một tương lai đầy hứa hẹn khi hiện có hàng chục công ty định giá vài trăm triệu USD đang phát triển mạnh mẽ và sớm trở thành những kỳ lân mới trong những năm tiếp theo.
Bên cạnh đó, nhằm tạo thuận lợi cho hút vốn đầu tư vào ĐMST, thời gian qua, Việt Nam đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách cụ thể. Điển hình, Nghị quyết số 52-NQ/TW của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, trong đó, xác định rõ vai trò của ĐMST cũng như khẳng định doanh nghiệp là trọng tâm trong hệ sinh thái ĐMST quốc gia.
Đặc biệt, với vai trò là cơ quan tham mưu tổng hợp về chiến lược cho Đảng, Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã được giao làm đầu mối dự thảo, ban hành các cơ chế, chính sách quan trọng nhằm thúc đẩy ĐMST và phát triển kinh tế số ở Việt Nam. Với vai trò là cơ quan hỗ trợ, phát triển hệ sinh thái ĐMST, ông Vũ Quốc Huy - Giám đốc NIC - cho biết: Sẽ tiếp tục nghiên cứu và đề xuất các cơ chế, chính sách vượt trội, khung pháp lý thử nghiệm (sandbox) nhằm khuyến khích hoạt động ĐMST trên phạm vi cả nước, đảm bảo sức cạnh tranh trong khu vực và quốc tế.
https://congthuong.vn/doi-moi-sang-tao-hut-von-khung-176466.html
Có thể bạn quan tâm