Đối tác chiến lược Hàn Quốc: Tại sao không?

Nha Trang 02/12/2018 09:58

Hãy nghĩ đến những sản phẩm công nghệ cao do các công ty Việt Nam sản xuất chứ không phải các công ty FDI.

Đó là khẳng định của ông Choi Bong Sik - Chủ tịch World OKTA - Chi nhánh Hà Nội tại hội thảo “Doanh nghiệp Việt Nam và con đường hội nhập trong không gian kinh tế toàn cầu” chiều ngày 1/12.

Phát biểu tại Hội thảo, ông Choi Bong Sik cho biết hai nước Hàn Quốc và Việt Nam đã phát triển quan hệ ngoại giao tốt đẹp sau khi thiết lập mối quan hệ này 26 năm trước. Xét về kinh tế, Hàn Quốc trở thành một đối tác kinh tế vững chắc của Việt Nam, là quốc gia đứng đầu về mức đầu tư và số lượng các doanh nghiệp đăng ký FDI trong vòng 30 năm qua.

Ngày nay, có hơn 7.000 công ty Hàn Quốc hoạt động ở Việt Nam. Đáng tiếc, hầu hết đều là doanh nghiệp FDI (doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài).

"Doanh nhân Hàn chúng tôi nói rằng, Vietnam là “từ khóa cho tương lai” của Hàn Quốc.", ông Choi Bong Sik nói.

Tính đến nửa đầu năm 2016, tổng số dự án 21.398 trị giá 293 tỷ USD. Đầu tư chủ yếu vào các sản phẩm điện tử từ Hàn Quốc, vải và dệt may từ Trung Quốc vào nửa đầu năm 2016, đầu tư cao nhất trong lĩnh vực sản xuất trong tổng FDI.

Tỷ lệ FDI trong lĩnh vực sản xuất theo năm: 2013 là 77%, năm 2014 là 72%, năm 2015 là 67%; năm 2016 là 71.5%. Riêng năm 2016, 71,5% là FDI còn lại chỉ 30% là đóng góp của các doanh nghiệp Việt. Đó là thông điệp đáng suy ngẫm.

Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, xu hướng đầu tư theo các quốc gia (nửa đầu năm 2016), theo kết quả tổng hợp từ năm 1988~tháng 6/2016, Hàn Quốc là nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam trong dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Theo đó, tỷ lệ đầu tư của Hàn Quốc trong tổng đầu tư FDI ở Việt Nam năm 2014 là 36.2%, năm 2015 là 29.6% và năm 2016 là 35.4%. Nhật Bản đứng thứ 3 nhưng kém Hàn Quốc tới 3,5 lần.

Những điều rút ra từ xu hướng thương mại và đầu tư của Việt Nam: Xuất khẩu từ FDI chiếm 54% tổng GDP. Các công ty Việt Nam cần đạt được khả năng cạnh tranh trong ngạch xuất khẩu. 70% FDI là ngành sản xuất, nhưng chỉ là những sản phẩm đơn giản, không bao gồm yếu tố công nghệ. Hầu hết các linh kiện được nhập khẩu vào Việt Nam sau đó lắp ráp để xuất khẩu. Hầu hết các giá trị sản phẩm đều thuộc về các nhà đầu tư nước ngoài còn Việt Nam chỉ nhận lại lợi nhuận về lao động.

Hầu hết các công ty Việt Nam hiện tại chỉ tập trung vào các ngành đơn giản ví dụ nông, thủy sản, tài nguyên thiên nhiên, dệt may đơn thuần yêu cầu lực lượng lao động không quá cao. Thậm chí những hàng tiêu dùng thứ yếu như các sản phẩm nhựa, giày dép/quần áo đều nhập khẩu. Chỉ có một số ít công ty Việt Nam với công nghệ chủ chốt mới có thể cạnh tranh toàn cầu. Hãy nghĩ đến những sản phẩm công nghệ cao do các công ty Việt Nam sản xuất chứ không phải các công ty FDI.

Vấn đề mà ngành kinh doanh sản xuất ở Việt Nam phải đối mặt đó là thiếu nền tảng công nghệ và kinh nghiệm sản xuất đại trà, sẽ rất khó để Việt Nam có thể sản xuất các sản phẩm có giá trị cao, chất lượng ưu việt, thiết kế đẹp mắt và giá cả cạnh tranh.

Có thể nói, sản xuất là yếu tố then chốt của ngành công nghiệp và là nền tảng cho sự phát triển đất nước!

Đánh giá về hướng đi cho doanh nghiệp Việt, ông Choi Bong Sik nhìn nhận, doanh nghiệp cần chủ động bằng cách không dựa vào việc kinh doanh các ngành quá phụ thuộc vào lực lượng lao động có rủi ro cao do chi phí nhân công tăng."

"Với lực lượng lao động trẻ và siêng năng, Việt Nam cần tập trung vào ngành hàng tiêu dùng và hàng hóa công nghiệp dựa trên việc áp dụng công nghệ cao như đúc kim loại công nghệ cao, công nghệ chế xuất, bán dẫn và phần mềm. Chúng ta cần thay thế các sản phẩm nhập khẩu bằng sản phẩm “Made in Vietnam” bằng cách sản xuất các sản phẩm và linh kiện công nghệ cao thông qua việc nghiên cứu và phát triển cơ bản", ông Choi Bong Sik nói.

Tại hội thảo, ông Choi Bong Sik cũng cho hay, thực trạng các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) Hàn Quốc hiện nay đang phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc. Bên cạnh đó, hơn 50% trong số các doanh nghiệp SMEs đối mặt khó khăn trong việc vận hành mặc dù có các sản phẩm chất lượng cao. Hiện tại các doanh nghiệp SMEs Hàn Quốc rất muốn có được mức giá cạnh tranh. Do các công ty lớn Hàn Quốc đang phụ thuộc vào các nhà máy tại hải ngoại, các doanh nghiệp SMEs đã từng cung cấp cho các công ty lớn và các doanh nghiệp SMEs đang vận hành doanh nghiệp tại Hàn Quốc mong muốn tồn tại bằng các xuất khẩu. Những khó khăn này là do bản thân thị trường nội địa đang dần xấu đi.

Các doanh nghiệp SMEs Hàn Quốc cũng có những thế mạnh nhất định như hầu hết các linh kiện được sử dụng cho ôtô, tàu, chất bán dẫn, TV, điện thoại di động và thiết bị gia dụng đều do các SMEs của Hàn Quốc sản xuất; Quy trình đúc kim loại của Hàn Quốc cũng đang ở đẳng cấp thế giới; Họ có công nghệ riêng và vẫn đang phát triển và duy trì bởi nhân lực nghiên cứu và phát triển; Duy trì đẳng cấp quốc tế về quản lý chất lượng toàn diện và khả năng quản lý sản xuất hàng loạt; Năng suất nông nghiệp vượt trội mặc dù Hàn Quốc có các đặc điểm địa lý hạn chế; Các sản phẩm bổ trợ sức khỏe và thực phẩm chức năng có khả năng cạnh tranh về giá so với các nước phương Tây khác; Do xu hướng toàn cầu của Hàn Quốc, mỹ phẩm Hàn Quốc và thiết bị chăm sóc da hiện nay nổi tiếng trên toàn thế giới.

Về mặt thương mại, Hàn Quốc và Việt Nam cùng có hiệu suất giao dịch cao thứ 2 trong số 200 quốc gia trên thế giới, chỉ sau Trung Quốc. Ở Việt Nam, nước dẫn đầu về vốn FDI là Hàn Quốc, chiếm 30% tổng FDI. Lượng vốn FDI của Hàn Quốc cao gấp 3,5 lần so với Nhật Bản đứng thứ 2. Nhờ hiệp định thương mại tự do FTA giữa Hàn Quốc - Việt Nam, giao dịch giữa hai nước sẽ tiến triển hơn nữa.

"Lý do các doanh nghiệp SMEs Hàn Quốc nên trở thành đối tác chiến lược với các doanh nghiệp SMEs Việt Nam: Cạnh tranh với Trung Quốc trên thị trường toàn cầu; Việt Nam có tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên con người; Việt Nam có tương tác về địa lý và cảm tình với Hàn Quốc.

Ngược lại, các doanh nghiệp SMEs Việt Nam nên trở thành đối tác chiến lược với các doanh nghiệp SMEs Hàn Quốc bởi Hàn Quốc có nền công nghệ đẳng cấp thế giới trong nhiều lĩnh vực công nghiệp; Kết hợp hoàn hảo với Hàn Quốc bằng cách chia sẻ công nghệ và các nguồn vốn; Các doanh nghiệp SMEs Hàn Quốc rất mong muốn thâm nhập thị trường toàn cầu để vượt qua cạnh tranh về giá; Các doanh nghiệp SMEs Hàn Quốc coi Việt Nam như Trung Quốc tiếp theo.", ông Choi Bong Sik nhìn nhận

Theo ông Choi Bong Sik, việc kết hợp giữ Công nghệ/ sản phẩm Hàn Quốc với lực lượng lao động/ vốn (đất, trụ sở) của Việt Nam có thể tiến hành theo các bước:  Bước 1: Nhập khẩu/ bán các sản phẩm Hàn Quốc và kiểm tra Cạnh tranh sản phẩm tại thị trường Việt Nam. Bước 2: Áp dụng công nghệ mới bằng cách chuyển giao công nghệ từ Hàn Quốc về Việt Nam và đầu tư cổ phần vốn từ các doanh nghiệp SMEs của cả hai nước. Bước 3: Giá trị thêm vào sản phẩm “Made in Vietnam”, Xuất khẩu sang nước thứ 3 hoặc xuất khẩu trở lại Hàn Quốc.

"Để thực hiện được những giải pháp trên, Các doanh nghiệp SMEs Việt Nam và Hàn Quốc cần phải trở thành đối tác chiến lược tin cậy của nhau.", ông Choi Bong Sik khẳng định.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Đối tác chiến lược Hàn Quốc: Tại sao không?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO