Đối thoại xã hội và kinh nghiệm từ Thụy Điển

NGUYỄN LONG 23/02/2022 15:37

Chủ tịch VCCI đánh giá, đối thoại xã hội sẽ đóng vai trò là một trong các trụ cột giúp phục hồi, giải quyết các tác động tiêu cực, góp phần xây dựng văn hóa đối thoại xã hội tại nơi làm việc.

>>>VBF 2022: Cần chú trọng đào tạo kỹ năng số cho lực lượng lao động

Hội thảo là dịp cho Việt Nam tiếp thu kinh nghiệm từ Thụy Điển để phát huy vai trò đối thoại xã hội.

Hội thảo là dịp cho Việt Nam tiếp thu kinh nghiệm từ Thụy Điển để phát huy vai trò đối thoại xã hội. (Ảnh: Nguyễn Long).

Hôm nay (23/2), Hội thảo “Đối thoại tại nơi làm việc đóng góp thế nào tới kinh doanh bền vững trong và sau đại dịch” đã diễn ra dưới sự tổ chức của Đại sứ quán Thụy Điển, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Chương trình Thụy Điển tại nơi làm việc (SWP) phối hợp tổ chức.

Chủ tịch VCCI ông Phạm Tấn Công cho biết, Việt Nam và Thụy Điển có lịch sử hợp tác lâu đời cùng nhau và đạt được những cột mốc thành tựu đáng nhớ, đặc biệt là trong khu vực tư nhân. Trong những năm qua, cộng đồng doanh nghiệp hai nước Thụy Điển và Việt Nam đã có nhiều hoạt động khởi sắc.

Việc Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) được ký kết đã mang lại rất nhiều giá trị gia tăng cho hoạt động của cộng đồng doanh nghiệp nói chung cũng như cho nền kinh tế của hai nước nói riêng. Sau hơn một năm EVFTA đi vào thực thi, mặc cho đại dịch COVID-19 vẫn đang hoành hành khắp nơi trên thế giới, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Thụy Điển vẫn giữ đà tăng trưởng, cụ thể trong năm 2021 đạt khoảng 1,52 tỷ USD, tăng 2,8% so với năm 2020, trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Thụy Điển đạt khoảng 1,2 tỷ USD, tăng 6%.

Ông Phạm Tấn Công nhận định, khi tham gia vào EVFTA, Việt Nam cam kết phê chuẩn tất cả tám công ước cốt lõi của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) về Tiêu chuẩn lao động. Trong đó, năm 2019, VCCI đã ủng hộ và nỗ lực thúc đẩy phê chuẩn Công ước số 98 về Quyên tổ chức và Thương lượng tập thể.

“Tôi có thể khẳng định rằng, hỗ trợ trong lĩnh vực quyền lao động là một trong những lĩnh vực quan trọng trong quan hệ đối tác giữa Việt Nam và Thụy Điển, và tôi tin rằng, kinh nghiệm sâu sắc của Thụy Điển trong lĩnh vực này sẽ hỗ trợ rất hiệu quả cho Việt Nam”, Chủ tịch VCCI nhấn mạnh.

Chủ tịch VCCI phát biểu tại Hội thảo (Ảnh: Nguyễn Long).

Chủ tịch VCCI phát biểu tại Hội thảo (Ảnh: Nguyễn Long).

Chủ tịch VCCI cũng đánh giá cuộc hội thảo lần này có ý nghĩa hết sức quan trọng với cộng đồng doanh nghiệp và người lao động Việt Nam. Năm 2021 là một năm đầy thách thức và áp lực chưa từng có đối với Chính phủ và nhân dân Việt Nam do làn sóng thứ tư của đại dịch COVID-19, trong đó người lao động làm việc tại các doanh nghiệp cũng chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực từ đại dịch, từ giảm thu nhập, mất việc làm đến các áp lực tinh thần căng thẳng.

Đối thoại xã hội đóng vai trò là một trong các trụ cột giúp phục hồi, giải quyết các tác động tiêu cực. Với vai trò là tổ chức quốc gia đại diện cho người sử dụng lao động, VCCI đã không ngừng thúc đẩy công tác xúc tiến phát triển quan hệ lao động, xây dựng quan hệ lao động hài hòa trong doanh nghiệp. Chẳng hạn, tại cấp Trung ương, VCCI đã tham gia là thành viên của Ủy ban QHLĐ, Hội đồng Tiền lương Quốc gia, Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội... Các chi nhánh, văn phòng đại diện của VCCI tham gia là thành viên của Hội đồng Trọng tài lao động tại địa phương, Hội đồng tư vấn ba bên để xử lý các vấn đề có liên quan đến quan hê lao động tại doanh nghiệp, nhằm xây dựng và thực hiện QHLĐ hài hòa tại các doanh nghiệp trên địa bàn.

>>>Phục hồi thị trường lao động

Trong năm 2021, VCCI đã nhanh chóng thành lập Hội đồng Hợp tác Doanh nghiệp ứng phó COVID-19. Đây là cơ chế đặc biệt nhằm kết nối các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp với các cơ quan, tổ chức ở Trung ương, địa phương và quốc tế để cùng hợp sức ứng phó COVID-19, hạn chế tổn thất, duy trì vận hành của doanh nghiệp, bảo vệ người lao động của doanh nghiệp, đồng thời cung cấp các hướng dẫn, hỗ trợ trong ứng phó với dịch bệnh COVID-19.

“Chúng ta gặp nhau ở đây trong không khí phấn khởi đầu năm mới, khi tăng trưởng GDP cả năm 2021 ước đạt 2,58%, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2021 đạt mức kỷ lục 668,5 tỉ USD, nằm trong Top 20 thế giới, thị trường tiền tệ, tín dụng, tỉ giá ổn định…”, ông Phạm Tấn Công chia sẻ...

Đến nay Việt Nam đã trở thành một trong những nước có độ phủ vắc-xin COVID-19 cao nhất trên thế giới, tạo tiền đề cho kinh tế Việt Nam mở cửa và hợp tác trong trạng thái bình thường mới với thế giới, đồng thời là cơ sở để các doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh.

Chủ tịch VCCI tin rằng doanh nghiệp sẽ chỉ phát triển bền vững khi xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp hài hòa giữa doanh nghiệp với người lao động, chúng tôi khẳng định sẽ tiếp tục đồng hành cùng các đối tác Thụy Điển xây dựng những chương trình hiệu quả, thiết thực hơn nữa vì lợi ích của người lao động, người sử dụng lao động cũng như cải thiện tính bền vững của hoạt động kinh doanh, thúc đẩy hội nhập quốc tế.

Có thể bạn quan tâm

  • VBF 2022: Cần chú trọng đào tạo kỹ năng số cho lực lượng lao động

    VBF 2022: Cần chú trọng đào tạo kỹ năng số cho lực lượng lao động

    15:43, 21/02/2022

  • “Nan đề” cho một triệu căn nhà ở xã hội

    “Nan đề” cho một triệu căn nhà ở xã hội

    19:28, 22/02/2022

  • TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Huy động nguồn vốn xã hội đầu tư hạ tầng cảng hàng không

    TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Huy động nguồn vốn xã hội đầu tư hạ tầng cảng hàng không

    19:14, 18/02/2022

  • 1 luật sửa 9 luật: Thu hút xã hội hóa đầu tư lưới điện truyền tải

    1 luật sửa 9 luật: Thu hút xã hội hóa đầu tư lưới điện truyền tải

    05:50, 18/02/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Đối thoại xã hội và kinh nghiệm từ Thụy Điển
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO