“Đòn bẩy” từ Con đường tơ lụa kỹ thuật số

Diendandoanhnghiep.vn Để tránh tiếng “giăng bẫy nợ” cho các nước nghèo, sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc đã hướng đến một cộng đồng chung với nội hàm hoàn toàn mới.

Trung Quốc đang thúc đẩy Con đường tơ lụa kỹ thuật số như một động lực thúc đẩy Trung Quốc thành quốc gia dẫn đầu về công nghệ toàn cầu.

p/Vệ tinh thuộc Hệ thống Bắc Đẩu 3 (một phần của “Con đường Tơ lụa Kỹ thuật số”) được phóng thành công tại Trung tâm phóng vệ tinh Tây Xương, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Nguồn: THX

Vệ tinh thuộc Hệ thống Bắc Đẩu 3 (một phần của “Con đường Tơ lụa Kỹ thuật số”) được phóng thành công tại Trung tâm phóng vệ tinh Tây Xương, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Nguồn: THX

>> Nhìn lại 10 năm BRI: Vì sao Trung Quốc thúc đẩy Con đường Tơ lụa kỹ thuật số?

Tái cấu trúc BRI

Khái niệm “con đường tơ lụa” có từ 1.000 năm trước - chỉ sự gắn kết giao thương lụa tơ tằm giữa Trung Quốc, Tây Á, Trung Á và Địa Trung Hải. Tận dụng con đường lịch sử này, Trung Quốc hiện đại dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình đã thúc đẩy thực hiện sáng kiến BRI.

BRI là không gian kinh tế khổng lồ dựa trên các khai phá hạ tầng xuất phát từ Trung Quốc tỏa ra toàn cầu. Đến nay, có tổng cộng gần 13.500 dự án đầu tư với tổng số vốn lên đến gần 1.000 tỷ USD đã được thực hiện trong khuôn khổ sáng kiến này. Tổng kim ngạch trao đổi thương mại của Trung Quốc với 150 nước tham gia BRI đạt 2.900 tỷ USD năm 2022.

Nhưng điều đó không che dấu được một thực tế, đó là đầu tư của Trung Quốc trong khuôn khổ BRI giảm mạnh từ sau đại dịch COVID-19, nhất là khi nhìn vào thống kê các dự án mà nước này đổ vào châu Phi. Theo báo cáo của Đại học Mỹ Boston, tín dụng mà Trung Quốc cấp cho châu Phi giảm từ 8,5 tỷ USD năm 2019 xuống còn chưa đầy một tỷ vào cuối 2022.
Cùng với rất nhiều nguyên nhân khác, Trung Quốc đã tái cấu trúc BRI theo hướng thân thiện hơn; ưu tiên các lĩnh vực kinh tế hiện đại, như thương mại điện tử, kỹ thuật số, củng cố vị thế là quốc gia dẫn đầu công nghệ toàn cầu.

Nếu như BRI từng dựa vào nguồn tài chính dồi dào từ các ngân hàng nội địa thì Con đường tơ lụa kỹ thuật số (DSR) “mượn tay” các doanh nghiệp công nghệ hàng đầu như Huawei, Tencent và Alibaba với các nền tảng như Taobao, JD.com và WeChat nhằm cung cấp các giải pháp công nghệ trong bối cảnh công nghệ kỹ thuật số đóng vai trò chủ đạo cho tăng trưởng kinh tế chung. Đến nay, đã có 17 quốc gia ký cam kết tham gia DSR.

>> Trung Quốc tận dụng BRI trong cuộc đua cung ứng khoáng sản

Có thể coi DSR là đầu mối hệ thống hóa kênh đầu tư của Trung Quốc ra bên ngoài; đồng thời tương thích với các mục tiêu quốc gia đầy tham vọng của chính quyền Trung Quốc như “Sản xuất tại Trung Quốc 2025” và “Tiêu chuẩn Trung Quốc 2035”.

p/Màu vàng là Con đường tơ lụa mới, màu xanh là Con đường tơ lụa trên biển, màu xám là Hành lang kinh tế Trung Quốc–Pakistan. Ảnh: FOX News

Màu vàng là Con đường tơ lụa mới, màu xanh là Con đường tơ lụa trên biển, màu xám là Hành lang kinh tế Trung Quốc–Pakistan. Ảnh: FOX News

Thế giới được gì và mất gì?

Nhìn chung, sự thăng tiến của Trung Quốc vài thập kỷ vừa qua luôn mang đến rất nhiều cơ hội cho phần còn lại. Hệ giá trị Trung Quốc dễ tiếp thu, phong phú các giải pháp đáp ứng đòi hỏi của đối tác. Sở dĩ BRI có thể giải ngân nguồn vốn khổng lồ, vươn rất xa là nhờ các yếu tố trên.

Hiện nay, công nghệ là lực lượng sản xuất chủ đạo, hầu hết chu trình kinh tế đều sử dụng một phần hoặc toàn phần kinh tế dữ liệu, AI, viễn thông thế hệ mới, thương mại điện tử,… Do vậy, chúng ta hoàn toàn có thể kỳ vọng DSR với 100 tỷ USD ban đầu sẽ phát huy hiệu năng của nó tại các nền kinh tế đang phát triển.

Ông Lim Tai Wei, Phó giáo sư tại Đại học Khoa học Xã hội Singapore, cho rằng: “Các dự án Con đường tơ lụa kỹ thuật số ngày càng trở nên quan trọng trong những năm gần đây, vì một số nền kinh tế mới nổi đã phát triển vượt quá nhu cầu cơ sở hạ tầng cơ bản”.

Về sâu xa, DSR là công cụ để khuếch trương ảnh hưởng của doanh nghiệp công nghệ Trung Quốc tại nước ngoài; giải quyết bài toán chính trị thế kỷ của “Giấc mộng Trung Hoa” nói chung và vị thế của ông Tập Cận Bình nói riêng trên bàn cờ quốc tế.
DSR là “củ cà rốt” để Bắc Kinh quy tụ đối tác, đồng minh về phía mình. Điều này đặc biệt quan trọng khi cạnh tranh Mỹ - Trung căng thẳng, thế giới chia rẽ sâu sắc, là cơ hội để ông Tập Cận Bình khẳng định Trung Quốc có thể đại diện cho tiếng nói đoàn kết, thống nhất, đa phương.

Lẽ dĩ nhiên, sự phụ thuộc khi đón nhận dòng vốn đầu tư từ Trung Quốc là một chuyện. Trong thế giới phẳng, sự thâm nhập của công cụ số sẽ xóa nhòa khoảng cách địa lý, để lại những lỗ hổng khó hình dung về an ninh quốc gia.
Kịch bản này chắc chắn xảy ra - không chỉ vì đó là doanh nghiệp Trung Quốc, mà những gã khổng lồ, như Facebook, Google, Youtube, Twitter… cũng đang thao túng thế giới. Cuối cùng, hệ quả ít hay nhiều phụ thuộc vào cách ứng xử của bên nắm “quyền lực mềm”.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết “Đòn bẩy” từ Con đường tơ lụa kỹ thuật số tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714673869 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714673869 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10