BRI hay 3 sáng kiến mới sẽ định hình chiến lược toàn cầu của Trung Quốc?

TRƯỜNG ĐẶNG 18/10/2023 04:00

Sau 10 năm thực hiện, sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) đã đạt được những thành công cũng như thất bại. Vậy chiến lược mở rộng ảnh hưởng toàn cầu của Trung Quốc 10 năm tới sẽ dựa trên trụ cột nào?

Trung Quốc sẽ đánh giá lại BRI sau 10 năm thực thi

Trung Quốc sẽ đánh giá lại BRI sau 10 năm thực thi

Trung Quốc đang ráo riết chuẩn bị kỷ niệm một thập kỷ Sáng kiến Vành đai và Con đường - dự án địa chính trị “tham vọng nhất ” của thế kỷ. Chương trình nhằm tái hiện “con đường tơ lụa” của thế kỷ 21 này được hứa hẹn sẽ thúc đẩy kết nối, thương mại và trao đổi văn hóa dọc theo các tuyến đường nó đi qua.

>>Trung Quốc tức tốc “be bờ” nền kinh tế

BRI ra sao sau 10 năm?

Tới nay, tác động trên thực địa của BRI là đáng kể. Theo một số tính toán, Trung Quốc đã rót hơn 1 nghìn tỷ USD vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng ở nhiều quốc gia. Đáng chú ý dòng vốn được triển khai nhanh hơn và ít rào cản hơn so với các đối tác phương Tây, đồng thời thể hiện một tham vọng lớn của Trung Quốc trong mở rộng ảnh hưởng ra toàn cầu.

Thế nhưng, sau 1 thập kỷ, các thành tựu của BRI vẫn gây tranh cãi. Không tổ chức quốc tế nào nắm rõ về tổng chi tiêu của Trung Quốc theo sáng kiến này. Thậm chí, còn không có một danh sách chính thức các quốc gia thành viên BRI.

Theo chuyên gia Ruby Osman, nhà nghiên cứu địa chính trị cao cấp và là chuyên gia hàng đầu về Trung Quốc tại Viện Thay đổi Toàn cầu Tony Blair, sự nghi hoặc trong giới chuyên gia đối với BRI có thể bắt nguồn từ góc nhìn của quốc tế.

Để tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi và dồi dào, nhiều công ty hoặc dự án đã gắn mác BRI dù nhiều dự án đã tồn tại từ trước. Theo bà Ruby, cả trong và ngoài nước, BRI chắc chắn phải được coi là một trong những hoạt động xây dựng thương hiệu chính sách thành công nhất của thế kỷ này.

Sự bùng nổ đó đi kèm với những mặt trái. Trong một số trường hợp, các công ty Trung Quốc thiếu kinh nghiệm hoặc thiếu trách nhiệm đã gây ra thiệt hại về môi trường ở các nước. Ngoài ra, việc chỉ sử dụng công nghệ Trung Quốc, nhà thầu Trung Quốc và cả công nhân người Trung Quốc cũng là lý do khiến BRI bị chỉ trích ở nhiều nơi do hạn chế lợi ích kinh tế và chuyển giao kỹ năng trong cộng đồng địa phương.

Theo các chuyên gia, Trung Quốc có thể sẽ phải thay đổi để BRI trở nên bền vững và thực chất hơn, hoặc phải tìm ra các sáng kiến khác để củng cố vị thế toàn cầu của Bắc Kinh.

Tuy nhiên, vấn đề nằm ở việc Trung Quốc không còn dư dả như cách đây 10 năm, khi quốc gia này đang đối mặt nguy cơ suy thoái, niềm tin của doanh nghiệp ở Trung Quốc suy giảm dẫn đến hạn chế về mong muốn đầu tư ra nước ngoài.

Kỳ vọng ở ba sáng kiến mới

Trước thực trạng trên, theo các nhà phân tích, Bắc Kinh đang củng cố lại chiến lược mở rộng ảnh hưởng ra toàn cầu bằng ba sáng kiến mới: Sáng kiến Phát triển Toàn cầu, Sáng kiến An ninh Toàn cầu và Sáng kiến Văn minh Toàn cầu.

d

Nếu BRI ban đầu tập trung vào kinh tế, sau đó là địa chính trị, thì ba sáng kiến mới dường như ngược lại. 

Nếu BRI ban đầu tập trung vào kinh tế, sau đó là địa chính trị, thì ba sáng kiến mới dường như ngược lại. Mỗi sáng kiến, vốn được kiểm soát tập trung hơn nhiều so với BRI, nhằm mục đích chia sẻ sức mạnh phát triển, an ninh và văn hóa của Trung Quốc với thế giới.

Sáng kiến Phát triển Toàn cầu đang dành hàng tỷ USD để giúp các nước đang phát triển đáp ứng các Mục tiêu Phát triển Bền vững. Trong quá trình này, sáng kiến này đưa ra một cách hiểu khác về sự phát triển, đó là tập trung vào an ninh kinh tế, sau đó là các quyền dân sự và chính trị.

Sáng kiến An ninh Toàn cầu hiện chưa có nhiều chi tiết cụ thể, nhưng được các nhà quan sát cho là để tập hợp các quốc gia chia sẻ tầm nhìn của Bắc Kinh về một bối cảnh an ninh được quản lý bởi nguyên tắc không can thiệp lẫn nhau.

Với Sáng kiến Văn minh Toàn cầu, Bắc Kinh sẽ thúc đẩy “tôn trọng sự đa dạng của các nền văn minh” – nhằm đẩy lùi ý tưởng về các giá trị phổ quát của Mỹ và phương Tây.

Bộ ba sáng kiến này đã chiếm phần quan trọng trong báo cáo hết sức quan trọng của Chủ tịch Tập Cận Bình tại Đại hội Đảng năm ngoái. Đây được xem là một dấu hiệu cho thấy bộ máy chính trị Trung Quốc sẽ tập trung vào việc phát triển chúng.

>>Nhìn lại 10 năm BRI: Trung Quốc có "bước đi" mới

Hiện vẫn chưa rõ BRI và 3 sáng kiến mới sẽ bổ trợ cho nhau như thế nào, nhưng nó đã phản ánh một nỗ lực thay đổi và điều chỉnh quan trọng trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc trước một thế giới đầy biến động.

Có thể bạn quan tâm

  • Nhìn lại 10 năm BRI: Vì sao Trung Quốc thúc đẩy Con đường Tơ lụa kỹ thuật số?

    Nhìn lại 10 năm BRI: Vì sao Trung Quốc thúc đẩy Con đường Tơ lụa kỹ thuật số?

    04:30, 16/10/2023

  • Trung Quốc tức tốc “be bờ” nền kinh tế

    Trung Quốc tức tốc “be bờ” nền kinh tế

    04:30, 14/10/2023

  • Nhìn lại 10 năm BRI: Trung Quốc có

    Nhìn lại 10 năm BRI: Trung Quốc có "bước đi" mới

    03:30, 14/10/2023

  • EU tìm cách

    EU tìm cách "giáng đòn" công nghệ nhạy cảm Trung Quốc

    03:30, 13/10/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
BRI hay 3 sáng kiến mới sẽ định hình chiến lược toàn cầu của Trung Quốc?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO