EU tìm cách "giáng đòn" công nghệ nhạy cảm Trung Quốc

Diendandoanhnghiep.vn Sự phụ thuộc nặng nề vào thương mại và đầu tư của Trung Quốc cản trở nỗ lực "giảm rủi ro" của Liên minh châu Âu (EU).

>>  Châu Âu "lục đục nội bộ" về cách tiếp cận xung đột Israel - Hamas

Châu Âu nỗ lực giảm sự hiện diện của các doanh nghiệp Trung Quốc trong các lĩnh vực công nghệ

Châu Âu nỗ lực giảm sự hiện diện của các doanh nghiệp Trung Quốc trong các lĩnh vực công nghệ "nhạy cảm"

EU đang tìm cách thắt chặt kiểm soát xuất khẩu và đầu tư đối với công nghệ nhạy cảm khi mối lo ngại về sự phụ thuộc của khối vào Trung Quốc ngày càng gia tăng. Tuần trước, Ủy ban Châu Âu (EC) đã công bố bốn lĩnh vực công nghệ chính có thể chịu sự giám sát nghiêm ngặt hơn bao gồm chất bán dẫn tiên tiến, trí tuệ nhân tạo, công nghệ lượng tử và công nghệ sinh học.

Các biện pháp kiểm soát xuất khẩu hoặc đầu tư ra nước ngoài mạnh mẽ hơn đang được EU tiếp tục xem xét, đặc biệt đối với các công nghệ mà EU cho rằng có thể được sử dụng cho mục đích quân sự hoặc vi phạm nhân quyền.

EU cũng đang xem xét hạn chế rủi ro an ninh quốc gia liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các công ty châu Âu trong việc phát triển “công nghệ nhạy cảm” ở Trung Quốc. Điều này tương tự như các biện pháp hạn chế mà Mỹ đang thực hiện, mặc dù các biện pháp kiểm soát cụ thể dự kiến sẽ không được công bố cho đến mùa xuân năm sau.

Theo bà Alicia Garcia-Herrero, nhà nghiên cứu cấp cao tại tổ chức tư vấn Bruegel có trụ sở tại Brussels, đó là một khởi đầu tốt nhưng châu Âu rõ ràng đã chậm trễ trong việc này. Tuy nhiên, bà cho biết, các quốc gia trong khu vực đang hành động nhanh hơn trong các lĩnh vực khác.

Cụ thể, chính phủ Italy sử dụng “quyền lực vàng” để hạn chế ảnh hưởng của cổ đông Trung Quốc đối với nhà sản xuất lốp xe Pirelli vào tháng 6/2023, đồng thời đưa cảm biến lốp xe vào danh mục “công nghệ quan trọng có tầm chiến lược quốc gia”.

Vương quốc Anh và ba tổ chức chính của EU đã cấm nhân viên sử dụng ứng dụng TikTok trên các thiết bị công. Trong khi đó, cơ quan tình báo Hà Lan đưa ra cảnh báo chung đối với các ứng dụng độc hại, trích dẫn đích danh Trung Quốc. Vương quốc Anh cho biết họ sẽ loại bỏ các thiết bị giám sát do Trung Quốc sản xuất khỏi các địa điểm nhạy cảm của chính phủ.

Mặc dù áp lực loại bỏ công nghệ và đầu tư của Trung Quốc khỏi châu Âu đang ngày một gia tăng, nhưng điều đó không phải lúc nào cũng dễ dàng. Điều này đặc biệt khó khăn trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng viễn thông khi các công ty Trung Quốc ZTE và Huawei đã thâm nhập sâu vào các nước EU.

Ba năm trước, EU đã đưa ra các khuyến nghị nhằm hạn chế hoặc cấm các nhà cung cấp có rủi ro cao sử dụng mạng 5G, nhưng chỉ có 10 quốc gia thành viên đưa ra các biện pháp hạn chế hoặc lệnh cấm kể từ tháng 6 năm nay.

Ủy viên phụ trách thị trường nội địa EU Thierry Breton chỉ trích động thái này là "quá chậm" và cho biết, ông đang cân nhắc đề xuất ban hành một lệnh cấm bắt buộc trên toàn khối vì sự thiếu hành động chung đã tạo ra sự phụ thuộc lớn và gây ra những lỗ hổng nghiêm trọng.

>>  Châu Âu sắp "tung đòn" với ô tô điện Trung Quốc?

Các thiết bị viễn thông của Huawei vẫn đang được sử dụng nhiều tại một số nước châu Âu

Các thiết bị viễn thông của Huawei vẫn đang được sử dụng nhiều tại một số nước châu Âu

Ở Pháp, mặc dù luật chống Huawei, hạn chế việc cấp hợp đồng 5G cho tập đoàn này, nhưng cơ quan an ninh mạng của quốc gia này cho biết, các công ty sử dụng thiết bị Huawei vẫn sẽ được cấp phép gia hạn thêm vài năm nữa. Trong khi đó, tập đoàn này vẫn có trụ sở tại Pháp cùng nhiều trung tâm nghiên cứu và đơn vị thiết kế.

Công ty tư vấn viễn thông Strand Consult cho biết, cho đến năm 2022, Đức được cho là đang thảo luận về kế hoạch loại trừ thiết bị của Trung Quốc khỏi cơ sở hạ tầng viễn thông, nhưng Huawei vẫn đang chiếm 59% thiết bị được sử dụng mạng truy cập vô tuyến 5G, và công ty Trung Quốc này có thị phần ở Berlin lớn hơn ở Bắc Kinh.

Có thể thấy, những lo ngại gần đây về cạnh tranh không lành mạnh cũng đã thúc đẩy hành động từ Brussels. EU đang tiến hành các cuộc điều tra về các khoản trợ cấp ô tô điện của Trung Quốc được công bố vào tháng trước nhằm mục đích ngăn chặn dòng xe điện giá rẻ thâm nhập vào thị trường nhằm bóp nghẹt các nhà sản xuất ô tô trong nước.

Mặc dù vậy, Alice Pannier, nhà nghiên cứu tại Viện Quan hệ Quốc tế Pháp đánh giá, cả EU và Anh đều đang có cách tiếp cận thận trọng hơn Mỹ, do họ dễ bị tổn thương hơn và phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc.

Đồng quan điểm, vì một số quốc gia phụ thuộc nhiều vào thương mại với Trung Quốc, bà Garcia-Herrero đề xuất EU cần đưa ra hành động tập thể. Bà nói: “Chúng tôi cần một cơ quan điều phối chung cấp khu vực để Trung Quốc không thể trả đũa một quốc gia thành viên cụ thể nếu quốc gia đó quyết định cấm Huawei”.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết EU tìm cách "giáng đòn" công nghệ nhạy cảm Trung Quốc tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714999052 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714999052 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10