Trung Quốc tức tốc “be bờ” nền kinh tế

Diendandoanhnghiep.vn Các chuyên gia cho rằng, Trung Quốc khó cứu vãn đà mất giá của đồng Nhân dân tệ nên dòng vốn đang rút chạy không thể đảo ngược.

Đồng Nhân dân tệ đang mất giá rất nhanh

Đồng Nhân dân tệ đang mất giá rất nhanh

>> Toan tính của Trung Quốc khi “tháo rào” cho FDI

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (POBC) tính bơm thêm 1 nghìn tỷ Nhân dân tệ, tương đương 134 tỷ USD kích cầu kinh tế bằng vốn vay thông qua phát hành trái phiếu, chấp nhận thâm hụt ngân sách.

Đáng chú ý, tỷ giá đồng Nhân dân tệ/USD dao động ở mức thấp nhất kể từ khủng hoảng 2008. Giới chuyên gia cho rằng đồng tiền Trung Quốc còn đương đầu với áp lực lớn trong thời gian tới trong bối cảnh khả năng phục hồi nền kinh tế Trung Quốc không khả quan.

Đơn cử, tỷ giá USD/Nhân dân tệ ở mức 7,034, đà lao dốc của đồng Nhân dân tệ khiến nhà đầu tư tại Trung Quốc tìm cách “cất” vốn vào “đồng bạc xanh”, vàng và rút đầu tư ra nước ngoài.

Trước tình hình đó, Trung Quốc đang làm mọi cách ngăn dòng vốn tháo chạy, một trong những biện pháp vĩ mô mới đây là sửa đổi dự luật kiểm soát thông tin dữ liệu theo hướng “cởi mở” hơn - cố gắng đảo ngược chủ trương kiểm soát chặt chẽ dữ liệu, thông tin với các doanh nghiệp nước ngoài.

Việc bơm thêm tiền vào thị trường được cho là biện pháp nhanh nhất kích thích nhu cầu tiêu dùng, tuy nhiên “nới lỏng định lượng” phải đi kèm với giảm lãi suất mới có hiệu quả, song lại nảy sinh hệ quả khác là khiến Nhân dân tệ dễ mất giá hơn! Và dòng vốn đầu tư có thêm nỗi sợ để rút chạy.

Đồng tiền yếu chính là nguyên nhân dẫn đến sự thoái lui dòng vốn đầu tư khỏi Trung Quốc. Trước bối cảnh này, Trung Quốc có thể bơm thêm dự trữ ngoại hối ra thị trường để ngăn chặn hiện tượng này - như đã từng làm trong thời điểm 2015.

Nhưng lần này giới phân tích cho rằng, PoBC không còn nhiều “không gian và thời gian” để ứng phó đà mất giá của đồng nội tệ, do họ đã sử dụng hết thảy “vũ khí” của mình. Ví dụ công cụ “biên độ tỷ giá” do POBC thiết lập hàng ngày (+- 2%) không còn hiệu nghiệm như trước đây.

Tính đến thời điểm hiện tại, xu hướng đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc giảm mạnh nhất trong 25 năm qua, tính từ thời điểm năm 1978 nước này bắt đầu mở cửa nền kinh tế. Lực hút quá hấp dẫn từ Trung Quốc tạo ra “công xưởng thế giới”, phần còn lại dù muốn hay không đều bị cuốn vào vòng xoáy này.

>> Thấy gì trong “cơn khát” khoáng sản tại Trung Quốc?

Dòng vốn đầu tư đang tháo chạy khỏi Trung Quốc

Dòng vốn đầu tư đang tháo chạy khỏi Trung Quốc

Hiện nay, đầu tư toàn cầu có dấu hiệu tái phân bổ nguồn vốn, do tác động bởi nhiều nguyên nhân. Trong đó, đáng chú ý là môi trường đầu tư và kinh doanh tại Trung Quốc không còn thuận lợi như trước đây.

Trung Quốc muốn thay đổi bản chất động lực tăng trưởng; nhà đầu tư “đánh hơi” được rủi ro do mâu thuẫn địa chính trị Trung - Mỹ và bài học từ đại dịch COVID-19 cho thấy “không nên cho tất cả trứng vào một giỏ”.

Điều đó đem lại cơ hội cho các nền kinh tế mới nổi ở Đông Nam Á, có khả năng tiếp nhận dòng vốn đầu tư này và thực tế Mỹ và đối tác, đồng minh cố gắng thắt chặt quan hệ, đưa ra cam kết hợp tác kinh tế thương mại với ASEAN.

Tất nhiên, lần theo sự vận động của dòng tiền còn cho thấy thế giới đang chia rẽ sâu sắc; mối quan hệ rường cột Trung - Mỹ, Đông - Tây trên đà đổ vỡ; hình thành nhiều cực hơn.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Trung Quốc tức tốc “be bờ” nền kinh tế tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714372794 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714372794 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10