BRICS sẽ thiết lập lại trật tự tài chính toàn cầu?

Diendandoanhnghiep.vn BRICS đã và đang có những bước đi mạnh mẽ để mở rộng ảnh hưởng, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính, thông qua Ngân hàng Phát triển mới (NDB).

BRICS gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi đã công bố ra mắt Ngân hàng NDB sẽ tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng cho các quốc gia đang phát triển.

BRICS thành lập Ngân hàng NDB vào năm 2014 để tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng cho các quốc gia đang phát triển.

>> "Hé lộ" tham vọng lớn của BRICS+

Vào tháng 7 năm 2014, năm quốc gia BRICS gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi đã công bố ra mắt Ngân hàng NDB sẽ tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng cho các quốc gia đang phát triển.

Cam kết mạnh mẽ

Giám đốc điều hành Viện các vấn đề quốc tế Nam Phi Elizabeth Sidiropoulos cho biết NDB và Thỏa thuận dự trữ dự phòng kèm theo - một thỏa thuận giữa các ngân hàng trung ương của các nước thành viên BRICS nhằm hỗ trợ lẫn nhau trong các cuộc khủng hoảng tiền tệ được mô phỏng theo IMF - đã ra đời sau nhiều năm thất bại trong việc cải cách các thể chế do Mỹ thống trị.

“Ý tưởng đằng sau NDB là tạo ra một ngân hàng có sự bình đẳng cao hơn, có thể đưa ra quyết định nhanh hơn và cho vay nhiều hơn bằng nội tệ của các nước thành viên BRICS. NDB không thay thế IMF và Ngân hàng Thế giới, nhưng cung cấp thêm lựa chọn tài trợ cho các quốc gia đang phát triển. Nếu bạn so sánh NDB với Ngân hàng Thế giới, thì đó là một tổ chức nhỏ hơn nhiều”, bà Elizabeth Sidiropoulos nhấn mạnh.

Mở cửa vào năm 2016 với số vốn ban đầu là 50 tỷ USD, NDB đã tìm ra chỗ đứng riêng cho mình khi phê duyệt khoản tài trợ 32 tỷ USD cho 96 dự án ở 5 quốc gia thành viên ban đầu. Vào năm 2021, ngân hàng này lần đầu tiên mở rộng thành viên, gồm Bangladesh, Ai Cập, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. Ngược lại, Ngân hàng Thế giới đã cam kết 98,8 tỷ USD cho gần 190 quốc gia – được phân bổ dưới dạng tín dụng, khoản vay, trợ cấp và bảo lãnh trong năm 2021.

Mặc dù có quy mô hạn chế, nhưng NDB có sứ mệnh tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng và phát triển bền vững trên khắp Nam bán cầu - đáng chú ý nhất là cơ sở hạ tầng năng lượng xanh rất cần thiết giúp các nền kinh tế đang phát triển thoát khỏi sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch. Trong 4 năm kéo dài từ 2022 đến 2026, NDB cho biết họ sẽ dành 40% tổng khối lượng phê duyệt cho các dự án góp phần giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Điều hấp dẫn nữa là cam kết của Ngân hàng BRICS trong việc cho vay ngày càng nhiều tiền bằng nội tệ, theo mong muốn lâu dài của các nước BRICS là thoát khỏi sự thống trị của đồng đô la Mỹ.

Trong khi phần lớn các khoản vay quốc tế phải được hoàn trả bằng đô la Mỹ, làm tăng gánh nặng nợ của các nước đang phát triển khi giá trị của đồng bạc xanh tăng lên, việc cho vay bằng nội tệ sẽ giúp những người đi vay đó ít bị ảnh hưởng hơn bởi các chính sách của FED. Nó cũng sẽ khiến họ ít bị tổn thương hơn trước quyền lực của chính phủ Mỹ trong việc sử dụng vị thế của đồng USD làm tiền tệ dự trữ quốc tế để đơn phương áp đặt các biện pháp trừng phạt tài chính.

Tuy nhiên, bất chấp cam kết này, cho vay bằng nội tệ của NDB vẫn ở mức thấp. Chưa đến một phần tư số tiền giải ngân được NDB thực hiện năm ngoái là bằng nội tệ - và phần lớn trong số đó được tính bằng đồng Nhân dân tệ Trung Quốc và gần đây hơn là đồng rand của Nam Phi.

Bà Sidiropoulos cho biết mặc dù có quy mô của NDB còn nhỏ nhưng các điều kiện cho vay ít nghiêm ngặt hơn của ngân hàng vẫn tiếp tục thu hút người vay trên khắp các nước BRICS.

>> BRICS mở rộng sẽ "đuổi kịp" Mỹ và phương Tây?

Còn đó nhiều thách thức?

Bà Ana Garcia, điều phối viên chung của Trung tâm Chính sách BRICS có trụ sở tại Rio de Janeiro, chỉ ra dự án năng lượng gió Araripe III đã nhận được hơn 67 triệu USD tài trợ từ NDB thông qua Ngân hàng Phát triển Brazil. Dự án xây dựng 156 tuabin gió trên đất thuê của hơn 70 gia đình, hiện sản xuất đủ năng lượng sạch để cung cấp cho 400.000 ngôi nhà. Nhưng bất chấp những lợi ích rõ ràng của dự án, các thành viên của cộng đồng quilombola cho biết họ đã phải vật lộn với tác động của dự án đối với nhà cửa và sinh kế của họ, phàn nàn rằng ít quan tâm đến việc tổ chức tham vấn với người dân địa phương trước khi dự án khởi công.

Lãnh đạo các quốc gia BRICS tại Hội nghị thượng đỉnh năm 2023

Lãnh đạo các quốc gia BRICS tại Hội nghị thượng đỉnh năm 2023

Một dự án gây tranh cãi khác, việc lát đường cao tốc xuyên Amazon mà các nhà bảo vệ môi trường cho rằng đã tạo điều kiện cho nạn phá rừng tàn phá khu rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới.

Tệ hơn nữa, bất chấp hàng loạt dự án năng lượng tái tạo đánh dấu bước đột phá đầu tiên của ngân hàng vào lĩnh vực tài chính phát triển, NDB dường như đang ngày càng hướng tới các loại dự án sử dụng nhiều carbon truyền thống đã gây ra thảm họa cho khí hậu.

Năm 2019, NDB đã phê duyệt khoản vay khoảng 790 triệu USD cho ba dự án năng lượng ở Nam Phi. Trong đó, khoảng 480 triệu USD được dùng để tài trợ dự án nhà máy điện Medupi của công ty điện lực địa phương Eskom, hiện là một trong những nhà máy điện đốt than lớn nhất thế giới. Điều này cũng đang gây áp lực cho công tác giảm khí phát thải.

Bà Garcia cho biết, với tư cách là một tổ chức tương đối mới, Ngân hàng NDB vẫn còn thời gian để thực hiện cam kết ban đầu về một phương thức tài trợ mới cho phát triển cơ sở hạ tầng. “Điều đầu tiên là tính minh bạch, họ cần công khai dữ liệu của mình cho các nhóm lợi ích cụ thể. Điều thứ hai là sự tham gia ngoài phạm vi kinh doanh – khi bạn có dự án, bạn cần mở ra không gian để tham vấn với các nhóm địa phương”, bà Garcia nhấn mạnh.

Ngoài ra, ông Biswajit Dhar, Giáo sư tại Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Kế hoạch tại Đại học Jawaharlal Nehru, cho biết NDB ngày càng phụ thuộc vào vốn tư nhân để tài trợ cho các dự án. Điều này sẽ khiến NDB hoạt động như một thực thể thương mại chứ không phải một tổ chức tài trợ phát triển. Do đó, NDB không đủ khả năng để lôi kéo các tổ chức xã hội dân sự thẩm định các dự án mà ngân hàng đang tài trợ.

Nhiều chuyên gia cho rằng tất cả bất cập nói trên có thể sẽ đặt ra nhiều thách thức cho NDB thúc đẩy hoạt động tài trợ phát triển hạ tầng ở các nước đang phát triển. Điều này cũng sẽ phần nào cản trở việc BRICS thúc đẩy việc lập lại trật tự tài chính toàn cầu.

Không chỉ có nhiều tham vọng qua NDB, BRICS còn có kế hoạch phát triển đồng tiền chung BRICS để dần dần soán ngôi của USD trong các giao dịch quốc tế. 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết BRICS sẽ thiết lập lại trật tự tài chính toàn cầu? tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714480446 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714480446 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10