“Đóng băng” vốn đầu tư công Quảng Nam

Diendandoanhnghiep.vn Giá nhân công, vật liệu tăng đột biến trong đầu năm 2023, khiến nhiều công trình xây dựng từ nguốn vốn đầu tư công và các công trình xây dựng dân dụng có nguy cơ "đóng băng".

p/Nhiều công trình xây dựng ở Quảng Nam ngừng thi công vì giá vật liệu và nhân công tăng nhiều lần sau Tết Nguyên đán.

Nhiều công trình xây dựng ở Quảng Nam ngừng thi công vì giá vật liệu và nhân công tăng nhiều lần sau Tết Nguyên đán.

Theo kế hoạch giải ngân, đến hết quý III/2023 tỉnh Quảng Nam phải đạt hơn 60%, hết quý IV/2023 hơn 90% và đến ngày 31/1/2024 đạt 100% kế hoạch vốn năm 2023. Tuy nhiên, với thực trạng trên, Quảng Nam khó hoàn thành kế hoạch đề ra.

Công trình “án binh bất động”

Nguồn vốn đầu tư công năm 2023 của tỉnh Quảng Nam có nguy cơ "đóng băng" là thực tế mà hầu hết lãnh đạo chính quyền địa phương từ tỉnh đến huyện đều lo lắng. Bởi những vướng mắc từ trước đến nay, như tục tục hồ sơ rườm rà, chậm giải phóng mặt bằng,… và giờ đây thêm giá cát, giá nhân công tăng đột biến đã khiến hầu hết các công trình ở Quảng Nam đều gần như “đứng hình” hoặc thi công cầm chừng, ảnh hưởng đến việc giải ngân nguồn vốn đầu tư công của tỉnh.

Hàng loạt dự án đầu tư công chậm tiến độ hoặc tạm dừng, như dự án sửa chữa hoàn trả đoạn km0-km1+700 tuyến ĐT609 (thị xã Điện Bàn) đến nay vẫn còn 2 đoạn chưa có mặt bằng để thi công. UBND tỉnh đã 3 lần gia hạn cho dự án này, nhưng công trình đã tạm dừng thi công từ tháng 12/2020 đến nay.

Còn hệ thống thoát nước các dự án ven biển phía bắc thị xã Điện Bàn (giai đoạn 2) nối từ đường ĐT603B ra sông Cổ Cò chỉ có 2/6 tuyến hoàn thành. Các tuyến còn lại đều dở dang, ngổn ngang đất cát, thời gian dự kiến hoàn thành là ngày 4/5/2023, nhưng dự án có nguy cơ chậm tiến độ.

Đây là 2 trong số hàng trăm dự án đầu tư khác cũng lâm vào cảnh thi công cầm chừng vì giá vật tư, nhân công tăng cao.

Phó Giám đốc Sở KH-ĐT tỉnh Quảng Nam, ông Nguyễn Hưng cho biết đến hết ngày 31/1/2023, kế hoạch vốn đầu tư công năm 2023 đối với các dự án do địa phương quản lý chỉ mới giải ngân đạt 3,7% (hơn 286/7.778 tỷ đồng), thấp hơn cùng kỳ năm 2022 (4%).

Ông Nguyễn Văn H, Giám đốc một công ty xây dựng đang thi công một tuyến đường ở huyện miền núi Phước Sơn thở dài nói: Giá nguyên liệu đất đắp công trình và cát xây dựng trên thị trường cao nhiều lần so với đơn giá nhà nước. Khó khăn hiện nay là các mỏ cát, đất nguyên liệu tạm thời bị đóng cửa, nên nhiều công trình đã phải tạm dừng hay thi công ì ạch cho dù đã ký hợp đồng theo đơn giá cố định và hợp đồng trọn gói.

“Chúng tôi càng thi công thì càng lỗ, bởi giá cát khi ký hợp đồng từ 150 nghìn/m3, nhưng ngay sau Tết nguyên đán, giá cát đã tăng thêm 500-1.500 đồng/m3 tùy khu vực”, ông H nói.

Ngay như ông Nguyễn T, Giám đốc Công ty chuyên xây dựng cầu từ nguồn vốn đầu tư công cũng lâm vào khó khăn. Từ sau Tết đến nay, mỗi tiền mua đất nguyên liệu đắp 2 mố cầu và đường dẫn đã lỗ hơn 8 tỷ đồng của công trình cầu nối QL 1A với đường vành đai huyện Duy Xuyên. Khó khăn nhất là đất nguyên liệu không có để mua.

Nhiều dự án ông trúng thầu kéo dài nhiều năm nay đều không thể triển khai được do vướng mặt bằng và giá vật liệu tăng chóng mặt.

>> Quảng Nam: Tìm “lối ra” cho dự án khu dân cư Thống Nhất

Thừa tiền nhưng không tiêu được!

Đầu năm 2023, Quảng Nam khởi công mới 13 dự án với áp lực giải ngân rất lớn do lượng vốn đầu tư tăng, cộng thêm phần vốn của năm 2022 chuyển sang, nhất là việc giải ngân 3 nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia (chưa kể lượng vốn từ Trung ương có thể sẽ phân bổ vào những tháng cuối năm 2023).

Tính đến ngày 20/2/2023, UBND tỉnh phân bổ chi tiết kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2023 cho các ngành và các địa phương hơn 6.136 tỷ đồng, đạt 79%. Đây là quyết tâm của chính quyền Quảng Nam đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng khung chiến lược để phát triển kinh tế.

Dù đẩy nhanh giải quyết thủ tục hành chính của các cấp chính quyền địa phương, nhưng việc không kịp thời xử lý những phát sinh về thiếu nguồn cung vật liệu và điều chỉnh giá thì chắc chắn các công trình đầu tư công không thể đẩy nhanh tiến độ. Việc giải ngân nguồn vốn cũng là không thể vì các công trình không có khối lượng để thanh toán.

Trước thực trạng nói trên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hồng Quang cho biết, tỉnh đang rà soát và tiến hành tháo gỡ tình trạng thiếu mỏ đất đắp, cát xây dựng, kiểm soát và quản lý nguồn cung vật liệu xây dựng để đảm bảo đẩy nhanh tiến độ giải ngân các dự án đầu tư công.

“Trước mắt, tỉnh yêu cầu các chủ mỏ khai thác cát phải thực hiện khai thác và bán theo trữ lượng như giấy phép đã được cấp. Chẳng hạn, trữ lượng hiện có bao nhiêu, phải khai thác tối đa bấy nhiêu, tránh tình trạng không khai thác để tạo khan hiếm giả nhằm đẩy giá cát xây dựng. Tỉnh cũng chỉ đạo các ngành liên quan tổ chức thanh, kiểm tra vấn đề giá bán, nếu có sai phạm sẽ xử lý theo quy định”, ông Nguyễn Hồng Quang nhấn mạnh.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết “Đóng băng” vốn đầu tư công Quảng Nam tại chuyên mục Kinh tế địa phương của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713577050 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713577050 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10