Đồng bộ giải pháp ổn định thị trường xăng dầu

Diendandoanhnghiep.vn Theo PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, trước sự bất ổn của thị trường xăng dầu đang diễn ra, chi phí định mức chỉ là một yếu tố nhỏ còn vấn đề quan trọng là cơ chế quản lý cần được thay đổi.

>> Quản lý, điều hành kinh doanh xăng dầu: Nên quy về một mối

Không để doanh nghiệp o ép nhau

Mới đây, Bộ Tài Chính đã có công văn gửi Bộ Công Thương về việc điều chỉnh chi phí định mức để tính giá cơ sở xăng dầu. Cụ thể, chi phí đưa xăng dầu từ nước ngoài về cảng Việt Nam để tính giá cơ sở xăng dầu (đối với nguồn xăng dầu nhập khẩu) cụ thể như sau: Xăng nền để phối trộn xăng E5RON92 là 640 đồng/lít; xăng RON95 1.280 đồng/lít; dầu diesel 0,05S 730 đồng/lít; dầu hỏa 1.740 đồng/lít; dầu mazut 1.290 đồng/kg. Bộ Tài chính đề nghị nghiên cứu áp dụng từ kỳ công bố giá cơ sở xăng dầu ngày 11/11/2022.

Các doanh nghiệp xăng dầu lớn đã phải tăng cường biện pháp để đảm bảo nguồn cung cho người tiêu dùng

Các doanh nghiệp xăng dầu lớn đã phải tăng cường biện pháp để đảm bảo nguồn cung cho người tiêu dùng

Về Premium trong nước, chi phí đưa xăng dầu từ nhà máy lọc dầu về đến cảng và chi phí kinh doanh định mức để tính giá cơ sở xăng dầu, trên cơ sở kiến nghị của Bộ Công Thương, Bộ Tài Chính đã có công văn số 10856/BTC-QLG ngày 21/10/2022 yêu cầu các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu báo cáo chi phí thực tế phát sinh tại đơn vị.

Qua tổng hợp thông tin và số liệu của các thương nhân đầu mối xăng dầu báo cáo về Bộ Tài Chính, đối với Premium trong nước và chi phí đưa xăng dầu từ nhà máy lọc dầu về đến cảng, các khoản chi phí này theo báo cáo không phát sinh đột biến như khoản chi phí đưa xăng dầu từ nước ngoài về Việt Nam.

Trước đó, nhiều doanh nghiệp đã kiến nghị về chi phí kinh doanh định mức, lợi nhuận định mức do Bộ Tài chính xác định và thông báo hằng năm để Bộ Công Thương áp dụng trong công thức tính giá cơ sở xăng, dầu. Các chi phí này đã được áp dụng từ năm 2014 nên các doanh nghiệp đánh giá không còn phù hợp với bối cảnh hiện tại.

Trao đổi với Diễn đàn Doanh nghiệp, PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia tài chính nhận xét, đây là lần thứ hai Bộ Tài Chính tăng chi phí định mức, gồm các chi phí vận chuyển, lãi suất định mức, phí định mức khác... của lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, để từ đó đảm bảo các chi phí của doanh nghiệp xăng dầu được tính đúng, tính đủ vào giá trị hàng hóa.

“Ở lần tăng trước đó, dù mức tăng không nhỏ nhưng chúng tôi đánh giá mức này chưa thể đáp ứng được sự thay đổi của giá cả xăng dầu trong suốt thời gian vừa qua. Thực tế, đây là một lĩnh vực mà Nhà nước còn khống chế về giá cả cũng như các yếu tố khác nên mới cần thiết có định mức, nhưng việc thay đổi hiện nay là rất kịp thời, phản ánh cơ quan quản lý Nhà nước có sự quan tâm, lắng nghe ý kiến từ phía doanh nghiệp. Chúng tôi cũng cho rằng, mức tăng mới này là tương đối phù hợp với bối cảnh thị trường hiện tại. Tuy nhiên, việc xem xét tính toán sát với thực tế hơn còn do các doanh nghiệp trong lĩnh vực này có phản hồi, để từ đó đưa ra mức thay đổi hợp lý”, PGS. TS. Đinh Trọng Thịnh nói.

Cũng theo vị chuyên gia, trước sự bất ổn của thị trường xăng dầu đang diễn ra, chi phí định mức chỉ là một yếu tố nhỏ còn vấn đề quan trọng là cơ chế quản lý. Theo đó, cơ quan quản lý phải có cách điều hành sao cho các doanh nghiệp đầu mối, thương nhân phân phối và bán lẻ có sự độc lập, tự chủ, tránh tình trạng như thời gian vừa qua là doanh nghiệp nọ ép doanh nghiệp kia, một người làm ăn yếu kém nhưng nhiều người phải chịu hậu quả.

Trong kinh doanh luôn luôn có rủi ro, đặc biệt thời điểm giá xăng dầu tăng mạnh mẽ, đến tháng 6 năm nay giá xăng cũng vẫn tăng rất cao, trong khi việc mua xăng dầu theo định kỳ, khoảng 15 ngày, hoặc 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng. Do đó, nếu doanh nghiệp đặt mua từ tháng 6 với giá cao ngất, nhưng đến tháng 7, tháng 8 hàng mới về và giá đã hạ 25 - 30% thì doanh nghiệp phải chịu lỗ rất lớn. Vì thế, cần có cơ chế để các doanh nghiệp cùng san sẻ khó khăn, nhưng vẫn đảm bảo tính độc lập trong hoạt động kinh doanh.

“Ví dụ một doanh nghiệp bán lẻ chỉ có một đầu mối phân phối hàng, nhưng bên trung gian yêu cầu các doanh nghiệp bán lẻ phải ký hợp đồng 5 năm thì không thể thay đổi được đầu mối cung cấp, gây ra thế khó cho các đơn vị bán lẻ.

Ngay cả khâu kiểm tra cũng chưa thực sự sát sao, mặc dù Bộ Công Thương phân tích nguồn cung là đủ, song thực tế khi Bộ này phân giao cho các đầu mối nhập khẩu lại phân giao theo năm là không phù hợp. Giả sử một doanh nghiệp nhập khẩu được giao nhập 3 triệu m³ xăng dầu một năm, vậy họ cứ nhập khẩu và phân phối đủ khối lượng được giao, nhưng đến tháng 9, tháng 10 họ không nhập mới dẫn đến thiếu xăng để bán.

Trong trường hợp này, Bộ Công Thương cần phải phân giao cụ thể thời hạn nhập theo từng tháng, khối lượng bao nhiêu, tính toán theo nhu cầu của địa phương. Đồng thời mỗi tháng phải kiểm tra xem họ có nhập khẩu thực hay không đối chiếu với số liệu của hải quan là không thể sai được”, PGS. TS. Đinh Trọng Thịnh đề nghị.

>> 2 giải pháp nóng hỗ trợ giải quyết hụt cung xăng dầu

Sát sao công tác điều hành

Chia sẻ với phóng viên Diễn đàn Doanh nghiệp, ông Ngô Văn Tuân, Phó Giám đốc công ty Cổ phần Xăng dầu Dầu khí Thái Bình cho biết, việc Bộ Tài Chính gửi công văn đề nghị tăng chi phí định mức chi phí xăng dầu là hết sức kịp thời. Dù nhiều dù ít thì cũng góp phần tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp trong thời điểm hiện tại.

nhận định đây là một năm có giá xăng dầu hết sức dị biệt trong nhiều chục năm mà không phải về vấn đề giá cao

Chuyên gia nhận định đây là một năm có giá xăng dầu hết sức dị biệt trong nhiều chục năm mà không phải về vấn đề giá cao

Thời gian qua, hiện tượng khan hiếm xăng dầu, cây xăng đóng cửa không chỉ diễn ra ở Hà Nội, hay TP Hồ Chí Minh mà tại Thái Bình cũng có một số nơi xảy ra hiện tượng này. Đặc biệt, những đơn vị nhập khẩu tư nhân gặp khó về nguồn cung thì gánh nặng này bị đổ dồn nhiều hơn lên các doanh nghiệp Nhà nước như PVOil. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh cũng có sự điều phối phù hợp để không ảnh hưởng đến nhu cầu của người tiêu dùng.

Ông Bùi Ngọc Bảo, Chủ tịch Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam (VINPA) cho biết, trong 9 tháng vừa qua, Việt Nam đã có sự phục hồi sau dịch và tăng trưởng kinh tế một cách ngoạn mục. Thay bằng việc đặt kế hoạch GDP từ 6,5 - 7%, thì chúng ta đã đạt được 8% trong tầm tay và nhu cầu tiêu dùng những quý cuối năm, trong đó có xăng dầu cũng tăng tương đối đột biến. Trong khi đầu năm, kế hoạch của các doanh nghiệp xăng dầu chỉ xây dựng khoảng 10-15% tăng trưởng.

Mặc dù quý 2/2022, Bộ Công Thương đã điều chỉnh nhu cầu có thể tăng thêm 10%, nhưng hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu tới hết tháng 9 đã đặt kế hoạch của năm, nghĩa là đã tăng trưởng từ 20-25% tùy vào các loại hình doanh nghiệp.

“Qua quan sát và đánh giá, chúng tôi nhận định đây là một năm có giá xăng dầu hết sức dị biệt trong nhiều chục năm mà không phải về vấn đề giá cao. Cho tới thời điểm hiện tại, giá dầu thô cũng chỉ dưới 100 USD/thùng, tuy nhiên giá sản phẩm tiêu dùng cũng như thành phẩm xăng dầu nhập về có mức phát sinh đột biến so với dầu thô.

Trong 6 tháng đầu năm, mức chênh này lên tới 40-50 USD/thùng so với dầu thô, đây là mức giá kỷ lục so với các sản phẩm. Việc giá cả tăng cao đã tác động tiêu cực đến điều hành giá, cũng như các hoạt động của doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp nhập khẩu bị lỗ lớn. Liên Bộ Công Thương Tài Chính cũng có báo cáo Chính phủ, Quốc hội để kịp thời điều chỉnh thông qua chính sách tài khóa, như giảm thuế bảo vệ môi trường tới 70%, để đảm bảo mặt bằng giá cho người tiêu dùng ở mức hợp lý”, ông Bảo bày tỏ.

Ngoài ra, vị Chủ tịch Hiệp hội cũng phân tích thêm, trong bối cảnh giá xăng dầu cao như vậy, những chi phí tạo nguồn (giá vốn của doanh nghiệp) trong quy định của Nghị định 95 và Nghị định 83 về kinh doanh xăng dầu 6 tháng điều chỉnh một lần là có độ trễ rất lớn, ảnh hưởng trực diện tới các hoạt động của doanh nghiệp.

Cộng thêm với việc điều phối đặt hàng, kế hoạch đặt hàng cũng có vấn đề dẫn đến diễn biến ở một vài địa phương trong một số thời điểm là không đủ. Hiện nay không có một chính sách nào có thể bao phủ được tính chất dị biệt của xăng dầu thế giới, khi cả một hệ thống từ người nhập khẩu đầu tiên cho đến phân phối cuối cùng không có đủ chi phí”, ông Bảo bày tỏ.

Như vậy theo ý kiến của các chuyên gia, đại diện doanh nghiệp, việc bất ổn thị trường xăng dầu đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau cần sớm được tháo gỡ, trong đó có vai trò quan trọng của công tác điều hành. Để sớm bình ổn thị trường này, phải có những quyết sách và sự quản lý đúng đắn, chặt chẽ hơn nữa từ các cơ quan Nhà nước, khi đó, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu và người tiêu dùng mới không phải gánh chịu các hệ luỵ.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Đồng bộ giải pháp ổn định thị trường xăng dầu tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714194260 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714194260 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10