Đồng bộ thể chế để phát triển kinh tế tuần hoàn bền vững

Diendandoanhnghiep.vn Để phát triển kinh tế tuần hoàn bền vững, hiệu quả cần phải hoàn thiện, đồng bộ thể chế, cơ chế chính sách và huy động, sử dụng các nguồn lực phù hợp.

>>>Ứng dụng nền kinh tế tuần hoàn: Chung tay phát triển vì một nền kinh tế xanh

Đó là kiến nghị của các chuyên gia tại Hội thảo “Kinh tế tuần hoàn: Kinh nghiệm quốc tế và định hướng phát triển ở Việt Nam” do Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam phối hợp với Viện Chiến lược chính sách tài nguyên và môi trường, Viện Tư vấn công nghệ và đào tạo Toàn Cầu tổ chức.

Nhiều chuyên gia cho rằng, cần phải nhận thức đúng về bản chất và cấu trúc của kinh tế tuần hoàn. Đây không phải và không thể là nền kinh tế biệt lập và bao trùm lên tất cả các nền kinh tế khác. Thực chất chỉ là cách tiếp cận khác nhau về phát triển kinh tế trong một nền kinh tế thống nhất. Cách tiếp cận đó có những đặc điểm, đặc trưng cốt lõi riêng nhưng liên quan mật thiết với nhau trong phát triển nền kinh tế quốc gia. Theo một nghĩa nào đó, kinh tế tuần hoàn có chức năng kết nối các nền kinh tế khác.

Ts. Mai Huy Tân, Viện Kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững Mekong

TS. Mai Huy Tân, Viện trưởng Viện Kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững Mekong

Theo TS. Mai Huy Tân, Viện trưởng Viện Kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững Mekong, Kinh tế tuần hoàn là một dạng thức tổ chức hoạt động kinh tế khép kín và liên hoàn của nhiều đơn vị sản xuất gắn kết với nhau tạo nên một tổ hợp liên kết sản xuất có tính tuần hoàn nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tối ưu hóa các quy trình logictic, vận chuyển, nâng cao năng xuất lao động và thu nhập của người lao động, sản xuất và sử dụng hợp lý các dạng năng lượng tái tạo trong sản xuất,…

Như vậy, mô hình kinh tế tuần hoàn hướng tới mục tiêu tổng quát là đạt được hiệu quả đầu tư cao, có tác động tích cực và lan tỏa hiệu quả toàn diện về kinh tế, xã hội và môi trường.

Ông Trần Đức Vượng, Chủ tịch Chi hội Nhựa tái sinh Việt Nam

Ông Trần Đức Vượng, Chủ tịch Chi hội Nhựa tái sinh Việt Nam

Ông Trần Đức Vượng, Chủ tịch Chi hội Nhựa tái sinh Việt Nam cho rằng, vòng tròn kinh tế tuần hoàn đối với chất thải nói chung và chất thải nhựa nói riêng đang là vấn đề thách thức lớn đối với Việt Nam. Hiện nay, chúng ta mới chỉ quan tâm đến việc tiêu dùng nhưng chưa ai quan tâm đến việc xả thải vì vậy, cần phải có hoạch định chiến lược và sự quyết liệt của các cơ quan quản lý.

Để vòng tròn kinh tế tuần hoàn được tốt nhất, theo ông Vượng trước tiên phải nói đến trách nhiệm nhà sản xuất, nhà sản xuất không chỉ đưa sản phẩm ra tiêu dùng mà phải có trách nhiệm thu hồi và tái sử dụng các sản phẩm và bao bì do doanh nghiệp mình sản xuất ra. Nếu các nhà sản xuất không tự tái chế được có thể thuê các công ty thu gom, tái chế. Cùng với đó phải tuyên truyền, làm tốt công tác phân loại rác tại nguồn để kéo dài vòng đời sản phẩm thông qua việc tái chế, tái sử dụng.

Ông Vượng cho biết thêm, để phát triển bền vững đối với chất thải tại Việt Nam thì phải nhìn nhận từ thực trạng đó là, tái chế phế liệu hầu hết được thực hiện tại các làng nghề trên khắp cả nước, tái chế không đảm bảo về môi trường do chưa có sự hướng dẫn, hỗ trợ hay là bị nhìn nhận dưới ánh mắt kỳ thị. Đối với doanh nghiệp đầu tư bài bản về môi trường thì không cạnh tranh được với làng nghề. Các doanh nghiệp tái chế chủ yếu nhập khẩu nhựa phế liệu làm nguyên liệu sản xuất. “Từ thực trạng này, chúng tôi mong rằng Nhà nước cần xây dựng chính sách hỗ trợ đầu tư cho tái chế, hỗ trợ chuyển giao công nghệ cho tái chế và xây dựng chính sách ưu đãi thuế cho tái chế”, ông Vượng kiến nghị.

Chủ tịch HĐKH Học viện Nông nghiệp Việt Nam, GS.TS Trần Đức Viên

GS.TS Trần Đức Viên, Chủ tịch HĐKH Học Viện Nông nghiệp Việt Nam 

Theo Chủ tịch HĐKH Học Viện Nông nghiệp Việt Nam, GS.TS Trần Đức Viên, hiện nay chuyển đổi từ nền kinh tế tuyến tính sang kinh tế tuần hoàn được coi là một giải pháp hữu hiệu của hầu hết các quốc gia trên thế giới để phát triển nông nghiệp bền vững, giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu. Xu hướng áp dụng kinh tế tuần hoàn trong sản xuất nông nghiệp hay phát triển nông nghiệp tuần hoàn đã và đang là lựa chọn của nhiều quốc gia trên thế giới nhằm giảm thiểu sử dụng các yếu tố đầu vào, giảm phát sinh chất thải ra môi trường và hướng tới một nền nông nghiệp bền vững, thích ứng tốt với điều kiện biến đổi khí hậu trên trái đất. Có thể nói nông nghiệp tuần hoàn như một giải pháp win – win ở đó Nhà nước vừa giải quyết được các vấn đề môi trường nông nghiệp vừa xây dựng được mô hình nông nghiệp bền vững, có hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

  

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Đồng bộ thể chế để phát triển kinh tế tuần hoàn bền vững tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713513696 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713513696 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10