Để đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) 10,5%, tỉnh Điện Biên sẽ phát triển đồng bộ nông, lâm nghiệp và kinh tế nông thôn; công nghiệp, xây dựng và thương mại, dịch vụ.
>>>Thúc đẩy liên kết chặt chẽ giữa du lịch Hà Nội và Điện Biên
Một trong những ưu tiên trọng tâm của Điện Biên là phát triển nông, lâm nghiệp và kinh tế nông thôn. Điện Biên sẽ tiếp tục huy động, lồng ghép các nguồn lực để triển khai có hiệu quả các kế hoạch đề án phát triển sản xuất phát triển nông, lâm nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng nâng cao giá trị, chất lượng và phát triển thương hiệu mở rộng thị trường sản phẩm đối với các sản phẩm: Gạo, Cà phê, Mắc ca, các mô hình cây ăn quả.
Phát triển đồng bộ
Đặc biệt, tỉnh sẽ tập trung thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp làm cơ sở phát triển toàn diện sản xuất nông, lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, gắn với khai thác tiềm năng, lợi thế, có liên kết ứng dụng công nghệ cao; thực hiện có hiệu quả các mô hình liên kết sản xuất gắn với thực hiện các Chương trình MTQG. Duy trì và phát triển những sản phẩm OCOP đã được công nhận, triển khai hoạt động cấp mã số vùng trồng. Chú trọng bảo tồn, phát triển các giống vật nuôi bản địa, tạo các sản phẩm đặc sản có chất lượng, giá trị cao phù hợp với nhu cầu thị trường, đẩy mạnh chuyển đổi phương thức chăn nuôi kết hợp với ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng suất, sản lượng.
Tỉnh cũng sẽ triển khai lập quy hoạch chi tiết khu công nghiệp, các cụm công nghiệp, đẩy nhanh tiến độ, sớm triển khai xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp hỗn hợp huyện Mường Ảng. Duy trì hoạt động vận hành khai thác ổn định, có hiệu quả các nhà máy thủy điện đã đưa vào vận hành. Chủ động nắm bắt, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, đôn đốc các đơn vị đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án thủy điện đang triển khai, phấn đấu trong năm 2024 có 03 dự án thủy điện hoàn thành đi vào hoạt động (thủy điện Mường Mươn, thủy điện Phi Lĩnh, thủy điện Mường Tùng), khẩn trương hoàn thiện thủ tục sớm thi công đối với các dự án đã được cấp chủ trương đầu tư; tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trạm biến áp và đường dây 110kV; tiếp tục tạo điều kiện để các nhà đầu tư lớn có tiềm năng khảo sát, nghiên cứu phát triển năng lượng tái tạo trên địa bàn tỉnh như: Điện gió, Điện sinh khối, thủy điện,.... Xây dựng triển khai thực có hiệu quả Quy hoạch điện VIII đã được chính phủ phê duyệt.
Bên cạnh đó, Điện Biên tăng cường công tác quản lý tiến độ, chất lượng các công trình, dự án trên địa bàn; quản lý chặt chẽ giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào; tháo gỡ kịp thời vật liệu cho các công trình, dự án; tiếp tục triển khai có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ về phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng gắn với phát triển đô thị theo hướng hiện đại tỉnh Điện Biên giai đoạn 2021-2025 theo Nghị quyết của Tỉnh ủy đã ban hành; đẩy nhanh tiến độ đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông kết nối; chỉ đạo tháo gỡ các khó khăn liên quan đến lập, điều chỉnh quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn tại các thị trấn trung tâm các huyện trên địa bàn tỉnh...
Riêng đối với lĩnh vực thương mại, dịch vụ, tỉnh tiếp tục tạo điều kiện, khuyến khích đầu tư và hỗ trợ hoàn thiện hạ tầng thương mại tại các khu đô thị, khu dịch vụ góp phần phát triển mở rộng mạng lưới kinh doanh thương mại theo quy mô hộ kinh doanh cá thể. Tập trung triển khai hiệu quả Đề án phát triển du lịch tỉnh Điện Biên đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Đề án Bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ gắn với phát triển du lịch tỉnh Điện Biên đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Chuẩn bị chu đáo, tổ chức thành công có chất lượng các hoạt động trong Chương trình năm Du lịch Quốc gia - Điện Biên 2024 và chuỗi các hoạt động, sự kiện văn hóa để thu hút khách du lịch gắn với các hoạt động Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ; Tiếp tục hỗ trợ, đồng hành, tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư, tập đoàn lớn triển khai thực hiện các dự án phát triển du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí,..... Khuyến khích tổ chức các tour, tuyến du lịch đến với Điện Biên; tăng cường ứng dụng CNTT, đa dạng hóa các hình thức xúc tiến, quảng bá các điểm đến du lịch của tỉnh, tổ chức sản xuất các ấn phẩm phục vụ công tác quảng bá, xúc tiến du lịch tại các hoạt động kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Nâng cao chất lượng điều hành
Ông Lê Thành Đô, Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên cho biết: Trong thời gian tới Điện biên sẽ đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút đầu tư; phát triển các thành phần kinh tế. Tập trung thực hiện tốt Nghị quyết của Tỉnh uỷ về cải các hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, gắn với nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh giai đoạn 2021-2025, định hướng đếnnăm 2030. Phấn đấu tăng điểm, tăng thứ bậc trên bảng xếp hạng của các chỉ số đánh giá chất lượng điều hành và chỉ số có tác động, ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh; tiếp tục thực hiện có hiệu quả Đề án đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành và các địa phương (DDCI) để thúc đẩy năng lực điều hành cấp sở, ban, ngành và địa phương. Tạo điều kiện và hỗ trợ các nhà đầu tư, tập đoàn lớn có uy tín triển khai thực hiện các dự án đã cam kết theo tiến độ, tiếp tục kêu gọi đầu tư các dự án có tiềm năng, triển vọng và thế mạnh của tỉnh. Tập trung rà soát cơ chế chính sách, chuẩn bị tốt các chương trình dự án làm cơ sở thu hút, kêu gọi nguồn vốn đầu tư từ khu vực doanh nghiệp, tư nhân, các thành phần kinh tế đầu tư vào các lĩnh vực có thế mạnh, tiềm năng của tỉnh. Xây dựng hoàn thành Đề án hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Điện Biên giai đoạn 2023-2025; hỗ trợ các hợp tác xã theo đề án đã được Chính phủ phê duyệt.
“Điện Biên sẽ tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả đầu tư. Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát đánh giá đầu tư công; đôn đốc tiến độ thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công. Thực hiện điều chuyển kế hoạch vốn đầu tư từ những dự án không có khả năng giải ngân hoặc giải ngân chậm sang dự án có khả năng giải ngân tốt hơn từ các sở, ban, ngành, địa phương giải ngân chậm sang sở, ban, ngành, địa phương có nhu cầu bổ sung vốn. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện quyết toán dự án, đặc biệt là các dự án đã hoàn thành đưa vào sử dụng từ những năm trước nhưng chưa quyết toán.”- ông Lê Thành Đô nhấn mạnh.
Cũng theo ông Lê Thành Đô: Cải cách hành chính, xây dựng chính quyền, nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước tiếp tục là mục tiêu ưu tiên hàng đầu. Trong đó, tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu trong việc thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ, quyền hạn trong công tác cải cách hành chính (CCHC) tại các địa phương, đơn vị, triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch CCHC giai đoạn 2021-2030 và Kế hoạch CCHC năm 2024 của tỉnh. Tập trung triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp nhằm cải thiện chỉ số PAR INDEX, SIPAS. Nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy cơ quan hành chính Nhà nước. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật hành chính trong thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ CCHC nhà nước năm 2024. Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác thẩm định, xây dựng ban hành, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo điều hành.
Có thể bạn quan tâm