Động lực tăng trưởng kinh tế chuyển từ bên ngoài vào nhu cầu trong nước

Diendandoanhnghiep.vn WB đánh giá, các động lực tăng trưởng dự kiến sẽ hướng chuyển từ dựa vào nhu cầu bên ngoài sang dựa vào nhu cầu trong nước, từ khu vực chế tạo chế biến sang khu vực dịch vụ.

>>>WB: Các doanh nghiệp Việt đang phục hồi nhưng còn yếu ớt

Báo cáo điểm lại kinh tế tháng 8/2022 của Ngân hàng thế giới (WB) cho thấy, trong những tháng đầu năm, chính sách tiền tệ tiếp tục có tính chất nới lỏng trong khi khu vực tài chính và ngân hàng phải đối mặt với rủi ro gia tăng.

Bản thân lạm phát kéo dài và cao hơn dự kiến có thể làm suy giảm quá trình phục hồi, nhất là về đầu tư và tiêu dùng tư nhân

Sản xuất công nghiệp dự kiến sẽ chững lại do sức cầu bên ngoài yếu đi.

Giá cả hàng hóa đẩy lạm phát lên cao 

Theo đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng để hỗ trợ phục hồi, WB đánh giá: “Chính sách như vậy đảm bảo thanh khoản dồi dào trên thị trường và duy trì tăng trưởng tín dụng ở mức cao. Hệ quả là tổng cung tiền tăng trưởng cao hơn so với tốc độ tăng trưởng GDP danh nghĩa khi tỷ lệ M2/GDP tăng từ 139% năm 2019 lên khoảng 160% trong năm 2021. Mặc dù lạm phát toàn phần tăng lên, nhưng NHNN vẫn giữ nguyên lãi suất chính sách kể từ tháng 03/2020, với lãi suất thực được duy trì gần bằng không”. 

Các cấp có thẩm quyền duy trì được ổn định tài chính tổng thể, nhưng chất lượng tài sản của các ngân hàng vẫn là vấn đề cần quan ngại. Tỷ lệ nợ xấu chính thức được duy trì ở mức thấp là 1,53% trong quý I/2022, các biện pháp cơ cấu lại thời gian trả nợ được kết thúc vào tháng 06/2022 có thể che dấu một số vấn đề về chất lượng tài sản. Nếu xác định nợ có vấn đề theo phạm vi rộng hơn, bao gồm cả nợ đã được tái cơ cấu, thì tỷ lệ nợ có rủi ro phải lên đến ít nhất 5,76%.3 Chất lượng vốn vay đối với tín dụng tiêu dùng - chiếm khoảng 12,5% tổng tín dụng năm 2021 - đã xấu đi đáng kể, với tỷ lệ nợ xấu tăng vọt từ 5,5% trong năm 2020 lên 9,4% trong năm 2021.

Mặc dù tỷ lệ an toàn vốn trên toàn hệ thống ở mức 11,5% trong Q1/2022 vẫn cao hơn so với yêu cầu quản lý nhà nước (9%), nhưng vốn mỏng và tỷ lệ dự phòng khác nhau ở các ngân hàng là một vấn đề quan ngại khi các ngân hàng phải duy trì tỷ lệ nợ xấu cao hơn.

Cũng theo WB, lạm phát tính theo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng từ 1,8% trong tháng 12/2021 lên 3,4% trong tháng 6/2022, nhưng vẫn thấp hơn mục tiêu 4% của NHNN. Lạm phát tăng có lẽ do cú sốc cung. Giá xăng dầu tăng (61,2% trong tháng 6/2022) làm tăng giá vận tải (tăng 21,4%), gộp lại đóng góp 1,9 điểm phần trăm vào lạm phát CPI trong tháng 6. Ngược lại, giá lương thực, thực phẩm và lạm phát cơ bản tăng nhẹ, lần lượt với tỷ lệ 2,3% và 2,0% trong tháng 6/2022. Tuy nhiên, chỉ số giá sản xuất ngành công nghiệp chế tạo, chế biến tăng bình quân 4,1% trong 6 tháng đầu năm 2022, chủ yếu do giá nguyên vật liệu đầu vào tăng.

Cùng với đó, chính sách tài khóa đi theo hướng thu hẹp trong 6 tháng đầu năm 2022. Chính phủ báo cáo NSNN ước đạt bội thu 9,6 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm 2022, chủ yếu do thực chi thấp hơn dự toán. Thu NSNN đạt 66,1% dự toán trong khi chi NSNN chỉ đạt 40% dự toán. Nhờ bội thu NSNN, quy mô vay nợ của Chính phủ tương đối hạn chế. Tỷ lệ nợ công và nợ được khu vực công bảo lãnh so với GDP giảm xuống 43,1% trong năm 2021, thấp hơn rõ ràng so với trần nợ công 60% GDP trong Chiến lược nợ công giai đoạn 2021-2030.

“Nền kinh tế Việt Nam có triển vọng tích cực, nhưng rủi ro đã gia tăng đòi hỏi các cấp có thẩm quyền phải có những biện pháp chính sách chủ động”, WB nhận định.

Theo đó, WB nhấn mạnh, mặc dù môi trường toàn cầu có nhiều thách thức, nhưng triển vọng của nền kinh tế Việt Nam vẫn thuận lợi theo dự báo cơ sở. Nhờ hiệu ứng xuất phát điểm thấp, GDP dự kiến sẽ tăng trưởng 7,5% trong năm 2022 và 6,7% trong năm 2023, khi các hoạt động kinh tế tiếp tục quay lại trạng thái bình thường.

Đặc biệt, mặc dù tăng trưởng mạnh, nền kinh tế vẫn chưa thể quay về mức tiềm năng trong năm 2022. Các động lực tăng trưởng dự kiến sẽ hướng chuyển từ dựa vào nhu cầu bên ngoài sang dựa vào nhu cầu trong nước, từ khu vực chế tạo chế biến sang khu vực dịch vụ. Quá trình phục hồi của khu vực dịch vụ - đến nay vẫn đi sau - dự kiến sẽ được đẩy mạnh do người tiêu dùng trong nước tăng chi tiêu để thỏa mãi các nhu cầu bị dồn nén và số lượt khách du lịch quốc tế phục hồi.

Ngược lại, sản xuất công nghiệp dự kiến sẽ chững lại do sức cầu bên ngoài yếu đi. Lạm phát được dự báo sẽ tăng đến 4% vào năm 2023, trước khi chững lại còn 3,3% trong năm 2024, khi các cú sốc về cung tiêu tan. Về kinh tế đối ngoại, tài khoản vãng lai dự kiến quay lại mức thặng dư nhỏ (0,2 - 0,6% GDP) trong trung hạn nhờ xuất khẩu hàng hóa vẫn đứng vững, du lịch quốc tế phục hồi và nguồn kiều hối dồi dào. 

>>>Phát triển kinh tế Việt Nam trong bối cảnh biến đổi khí hậu

>>>Vì sao WB đề xuất người lao động cần học 4 bộ kỹ năng mới?

Nhiều rủi ro bất ổn

Dự báo cơ sở nêu trên còn được cho là phụ thuộc vào nhiều bất định và rủi ro về tăng trưởng. Nhìn từ bên ngoài, các biến chủng COVID-19 mới xuất hiện và lây lan, cùng với sự gián đoạn của hoạt động kinh tế kèm theo, là vẫn rủi ro chính, mặc dù quá trình bình thường hóa vẫn đang diễn ra và hầu hết các quốc gia đều đang gỡ bỏ những hạn chế liên quan đến COVID-19.

Bản thân lạm phát kéo dài và cao hơn dự kiến có thể làm suy giảm quá trình phục hồi, nhất là về đầu tư và tiêu dùng tư nhân.

Bản thân lạm phát kéo dài và cao hơn dự kiến có thể làm suy giảm quá trình phục hồi, nhất là về đầu tư và tiêu dùng tư nhân.

Trong khi đó, áp lực lạm phát dai dẳng và triển vọng thắt chặt tiền tệ mạnh tay hơn, nhất là tại Hoa Kỳ và các nền kinh tế phát triển, có thể dẫn đến biến động trên các thị trường tài chính toàn cầu, làm suy giảm tăng trưởng kinh tế hơn nữa vào thời điểm các hoạt động kinh tế vốn đang chững lại.

Ngoài ra, căng thẳng và xung đột địa chính trị gia tăng càng làm tăng bất định trước mắt và có thể dẫn đến chuyển đổi cơ cấu dài hạn trong nền kinh tế toà cầu, khi các nền kinh tế lớn đánh giá lại chi phí và lợi ích của quá trình hội nhập toàn cầu, dẫn đến rủi ro với viễn cảnh ngắn và trung hạn cho nền kinh tế toàn cầu. Nhìn từ trong nước, những rủi ro liên quan đến COVID-19 có thể ảnh hưởng đến quá trình phục hồi, nhất là trong các lĩnh vực dịch vụ.4 Thiếu hụt lao động có thể ảnh hưởng đến khả năng phục hồi đầy đủ. Ngoài ra, rủi ro tài chính có thể gia tăng khi nhìn vào những yếu kém trên bảng cân đối tài sản của khu vực doanh nghiệp, ngân hàng và hộ gia đình, do có thể ảnh hưởng đến quá trình phục hồi của đầu tư và tiêu dùng trong nước.

“Rủi ro lạm phát cũng được cảm nhận rõ. Mặc dù lạm phát cho đến nay dường như chủ yếu do các yếu tố cung bên ngoài, nhưng giá cả gia tăng lên tục có thể khiến cho kỳ vọng lạm phát tăng cao ảnh hưởng đến áp lực gây xáo trộn về mức lương danh nghĩa và chi phí sản xuất. Nhìn từ góc độ cầu, nhu cầu trong nước gia tăng đặc biệt khi tiêu dùng tiếp tục phục hồi có thể làm tăng áp lực lên giá cả. Bản thân lạm phát kéo dài và cao hơn dự kiến có thể làm suy giảm quá trình phục hồi, nhất là về đầu tư và tiêu dùng tư nhân”, WB lưu ý. 

Trong bối cảnh đó, các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam phải đối mặt với nhiệm vụ khó khăn là phải cân bằng giữa nhu cầu tiếp tục chính sách hỗ trợ để củng cố quá trình phục hồi với nhu cầu kiềm chế lạm phát và rủi ro tài chính đang phát sinh. Bất định gia tăng đồng nghĩa với việc chính sách phải tiếp tục thích ứng với nhịp độ phục hồi cả ở Việt Nam và trên thế giới, đồng thời phải thận trọng với lạm phát và những rủi ro về tài chính.

Trong điều kiện quá trình phục hồi trong nước chưa hoàn tất và nhu cầu trên toàn cầu được dự báo sẽ yếu đi, chính sách tài khóa mang tính hỗ trợ là cách để phòng ngừa rủi ro cho tăng trưởng kinh tế. Cho dù Việt Nam có dư địa tài khóa để thực hiện nhưng thách thức nằm ở những yếu kém trong triển khai. Cách xử lý những ách tắc về thể chế đến nay vẫn khiến cho chương trình đầu tư công liên tục không đạt kế hoạch để làm cho chính sách tài khóa trở nên hiệu quả hơn.

Trong ngắn hạn, trọng tâm là phải thực hiện đầy đủ Chương trình hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế thông qua đẩy mạnh triển khai các dự án. Chương trình phục hồi dự kiến đẩy mạnh đầu tư vào hạ tầng cơ sở vật chất và công nghệ số, để giúp đẩy mạnh quá trình phục hồi nhu cầu trong nước trong ngắn hạn, đồng thời nâng cao tốc độ tăng trưởng tiềm năng trong dài hạn của Việt Nam. Bên cạnh đó, mở rộng mạng lưới an sinh xã hội có mục tiêu là hướng đi không chỉ giúp các hộ nghèo và dễ tổn thương chống đơ lại tác động của các cú sốc giá nhiên liệu và lạm phát gia tăng mà còn hạn chế được tác động đến tiêu dùng tư nhân hiệu quả hơn so với phương án cắt giảm thuế bảo vệ môi trường và dự kiến cắt giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) và thuế nhập khẩu theo cách không có mục tiêu như hiện nay.

Cùng với đó, rủi ro lạm phát gia tăng đòi hỏi phải có chính sách tiền tệ linh hoạt hơn. Vì lạm phát cơ bản vẫn được kiểm soát và nền kinh tế vẫn nằm dưới mức tiềm năng, nên chính sách tiền tệ nới lỏng có lẽ vẫn phù hợp ở thời điểm hiện tại.

Tuy nhiên, nếu rủi ro lạm phát gia tăng trở thành hiện thực - khi lạm phát cơ bản gia tốc và lạm phát toàn phần vượt chỉ tiêu 4% của Chính phủ - NHNN cần sẵn sàng chuyển sang thắt chặt tiền tệ để kìm áp lực lạm phát bằng cách tăng lãi suất và thắt lại cung tiền. Các bước đó kết hợp với các biện pháp truyền thông rõ ràng và mang tính dự báo về quyết định chính sách tiền tệ là cách để giúp định hướng cho các thành viên thị trường, đồng thời đảm bảo neo giữ được kỳ vọng lạm phát. Trong trung hạn, cải cách căn bản hơn nhằm tăng cường khung chính sách tiền tệ của NHNN theo hướng áp dụng chỉ tiêu lạm phát là cách để nâng cao hiệu quả và tác động truyền dẫn của chính sách tiền tệ. Các bước liên quan có thể bao gồm mở rộng các công cụ hiện có để quản lý thanh khoản cũng như tăng cường các biện pháp an toàn vĩ mô.

Rủi ro tài chính phát sinh cũng cần được chủ động quản lý để nâng cao khả năng chống chịu của hệ thống ngân hàng. Chất lượng tài sản ngân hàng và nợ xấu bị khủng khoảng COVID-19 gây ảnh hưởng cần được theo dõi chặt chẽ. Các biện pháp tái cơ cấu thời gian trả nợ được kết thúc vào cuối tháng 06/2022 là bước đi quan trọng để tạo điều kiện hạch toán tốt hơn vốn vay bị suy giảm giá trị.

Trên cơ sở đó, NHNN cần tăng cường giám sát an toàn và đảm bảo các ngân hàng phải tuân thủ đầy đủ các quy định về dự phòng và báo cáo nợ xấu nhằm nâng cao khả năng chống chịu và năng lực hấp thụ lỗ của các ngân hàng. Biện pháp đó có thể được tăng cường qua tiếp tục triển khai Basel II nhằm hài hòa báo cáo về nợ xấu và dự phòng tổn thất vốn vay với các chuẩn mực quốc tế. Nếu phát sinh thiếu vốn, các ngân hàng cần được yêu cầu xây dựng kế hoạch bổ sung vốn cụ thể và có thời hạn. Cơ chế xử lý tình trạng mất khả năng trả nợ của doanh nghiệp và cơ chế xử lý trong khu vực ngân hàng hiệu quả cũng có vai trò quan trọng nhằm xử lý tình trạng mất khả năng trả nợ dự kiến.

Bên cạnh đó, điều quan trọng là cần tăng cường chiều sâu những cải cách cơ cấu nhằm hỗ trợ cho tiềm năng tăng trưởng trong trung hạn, giúp cho nền kinh tế phát triển bao trùm hơn với khả năng chống chịu cao hơn. Cải cách tài khóa cần tập trung vào ổn định huy động thu thông qua cải cách chính sách thuế và nâng cao hiệu suất chi tiêu nhằm mở rộng dư địa tài khóa để chi cho các mục tiêu xã hội, khí hậu và các mục tiêu phát triển khác của Việt Nam. Khuyến khích tăng đầu tư công và đầu tư tư nhân cho thích ứng khí hậu, bao gồm tại các khu vực quan trọng như đồng bằng sông Cửu Long là cách để giúp nền kinh tế Việt Nam nâng cao khả năng chống chịu.

Song song với đó là chính sách hướng tới mục tiêu trung hòa các-bon của Việt Nam - bao gồm phát triển năng lượng tái tạo và định giá các-bon - qua đó cũng có thể nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam trên các thị trường về công nghệ và sản phẩm xanh đang phát triển. Mặc dù những nỗ lực nhằm tăng cường môi trường kinh doanh là cần thiết để tạo việc làm, nhưng các nhà hoạch định chính sách cũng nên tiến hành các bước nhằm giảm chênh lệch về kỹ năng và cải thiện chất lượng lực lượng lao động của Việt Nam.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Động lực tăng trưởng kinh tế chuyển từ bên ngoài vào nhu cầu trong nước tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711629037 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711629037 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10