Đồng minh của Mỹ "hợp lực" đối phó Trung Quốc trên Biển Đông

Diendandoanhnghiep.vn Pháp đã cử tàu chiến đến Biển Đông trước cuộc tập trận chung với Mỹ và Nhật Bản; Đại sứ Nhật Bản tại Úc kêu gọi Canberra tăng cường hợp tác với Tokyo ở biển Hoa Đông...

Đại sứ Nhật Bản tại Australia Shingo Yamagami kêu gọi tăng cường hợp tác Canberra-Tokyo trong bối cảnh tình hình khu vực có nhiều diễn biến phức tạp. (Nguồn: icecargo.com.au)

Đại sứ Nhật Bản tại Australia Shingo Yamagami kêu gọi tăng cường hợp tác Canberra-Tokyo trong bối cảnh tình hình khu vực có nhiều diễn biến phức tạp. (Nguồn: icecargo.com.au)

Mới đây, Đại sứ Nhật Bản tại Australia Shigo Yamaguchi đã kêu gọi Canberra tăng cường hợp tác với Tokyo ở Biển Hoa Đông, sau khi hai nước có nhiều hoạt động chung ở Biển Đông.

Đại sứ Shingo Yamagami cũng nhấn mạnh tầm quan trọng khi hai nước đồng minh của Mỹ đẩy mạnh phối hợp song phương để đối phó Trung Quốc, đồng thời kêu gọi Canberra giảm phụ thuộc thương mại vào Bắc Kinh.

Có ba lý do khién nhà ngoại giao ngoại giao Nhật Bản đưa ra thông điệp trên.

Đầu tiên, đó là trong tình hình thực tế ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, Bắc Kinh đang tăng nhanh ngân sách quốc phòng, còn mức tăng của Washington lại được cho là bị giới hạn hơn. Vì thế, Trung Quốc đang rút ngắn khoảng cách sức mạnh quân sự so với Mỹ.

Giữa bối cảnh này, vai trò của các đồng minh với Mỹ cần được tăng lên, bằng cách tăng cường chia sẻ gánh nặng với Washington.

Tiếp đến là các đồng minh của Mỹ trên toàn cầu cũng đang theo đuổi kế hoạch chia sẻ gánh nặng vừa được đề cập. Cụ thể như Anh, Pháp, Canada, Australia, Ấn Độ... đều có kế hoạch tăng cường hoạt động ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nói chung, hay Biển Đông và Biển Hoa Đông nói riêng.

Sau cùng, việc Đại sứ Shingo Yamagami kêu gọi Australia giảm phụ thuộc thương mại vào Trung Quốc cũng là khía cạnh quan trọng, bởi tiềm lực kinh tế mạnh đã giúp Bắc Kinh tạo nên ảnh hưởng lớn trong khu vực.

Bên cạnh đó, tiềm lực kinh tế giúp Trung Quốc tăng cường sức mạnh quân sự. Vì thế, để đối phó với Trung Quốc, việc giảm bớt sự phụ thuộc kinh tế vào thị trường đông dân nhất thế giới này cũng là yếu tố sống còn.

Trước đó, Pháp cũng đã cử tàu chiến đến Biển Đông trước cuộc tập trận chung với Mỹ và Nhật Bản, sau khi tàu ngầm hạt nhân của nước này vừa kết thúc cuộc tuần tra tại vùng biển này.

Việc Pháp sẵn sàng đối đầu với các tuyên bố chủ quyền phi lý của Bắc Kinh trong các vùng biển tranh chấp phản ánh lợi ích của Paris ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và những kế hoạch hợp tác với nhóm "Bộ tứ Kim cương" (Quad - gồm Mỹ, Nhật, Australia, Ấn Độ) của nước này.

Cụ thể, Hải quân Pháp trong tháng 2/2021 đã bắt đầu 3 tháng huấn luyện và tuần tra, với việc cử tàu tấn công đổ bộ Tonnerre và khinh hạm Surcouf từ căn cứ ở Toulon, miền bắc Pháp, tới Thái Bình Dương. 

Nhóm tàu này sẽ đi qua Biển Đông hai lần và tham gia một cuộc tập trận chung với Mỹ và Nhật Bản vào tháng 5, bao gồm cả huấn luyện tác chiến mạng. Chương trình của nhóm tàu Pháp không bao gồm đi qua Eo biển Đài Loan. 

Vài ngày trước khi bắt đầu sứ mạng huấn luyện và tuần tra kể trên, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly cho biết một trong các tàu ngầm tấn công hạt nhân của nước này là Emeraude đã kết thúc cuộc tuần tra qua Biển Đông. Đây được coi là thông điệp phản đối lập trường phi lý của Bắc Kinh ở vùng biển này.

Tàu sân bay USS Dwight D. Eisenhower của Mỹ. Ảnh: Defence Blog.

Tàu sân bay USS Dwight D. Eisenhower của Mỹ. Ảnh: Defence Blog.

Đối với nước Mỹ, trong một cuộc tập trận hồi đầu tháng 2/2021, nhóm tác chiến tàu sân bay USS Dwight D. Eisenhower của Mỹ đã triển khai lực lượng đặc nhiệm Hải quân Mỹ (Navy Seal) và một đội thuyền cơ động nhằm thiết lập các căn cứ tiền phương để bổ sung thêm thông tin tình báo thu nhận từ radar của các nhóm tác chiến tàu sân bay.

Cuộc tập trận này đóng vai trò rất quan trọng bởi đây là lần đầu tiên phương thức liên lạc và quy trình chiến đấu của NATO được áp dụng để huấn luyện các binh sỹ Mỹ - một động thái giúp các lực lượng Mỹ phối hợp tốt hơn với đồng minh.

Theo trang tin của Học Viện Hải Quân Mỹ (USNI News), cuộc tập trận được thiết kế với mục đích tăng cường sự liên kết giữa các đồng minh quân sự để họ có thể phối hợp thực hiện nhiệm vụ ở nhiều khu vực khác nhau.

Hiện, chính quyền Tổng thống Biden đang tìm cách xây dựng lại các liên minh của Mỹ để đối phó Trung Quốc và ngày càng có nhiều quốc gia tham gia các hoạt động trên Biển Đông. 

Sự quan tâm của các đồng minh của Mỹ đối với Biển Đông đã gia tăng đáng kể dưới thời chính quyền Biden. Một phần là bởi, Biển Đông là tuyến đường thủy quan trọng đối với thương mại hàng hải quốc tế. Mặt khác, gia tăng sự hiện diện trong khu vực sẽ giúp họ có ảnh hưởng lớn hơn với những chính sách liên quan đến Biển Đông.

Từ khóa
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Đồng minh của Mỹ "hợp lực" đối phó Trung Quốc trên Biển Đông tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713540601 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713540601 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10