Đóng tàu Bạch Đằng kêu cứu!

Diendandoanhnghiep.vn Những năm cực thịnh, công ty đóng tàu Bạch Đằng có tới 3.000 lao động với hàng loạt dự án “khủng”, chuyển giao công nghệ cho hàng loạt nhà máy từ Bắc tới Nam: đóng tàu Hạ Long, đóng tàu Ba Son…

Tuy nhiên, sau cơn đại khủng hoảng, đến nay, tên tuổi lừng lẫy một thời hiện chỉ hoạt động cầm chừng với hơn 100 công nhân. Tình trạng nợ lương, chậm lương kéo dài hàng năm trời còn bản thân nhà máy thì đang “thoi thóp” chờ tái cơ cấu.

Quyền lợi của người lao động bị “bỏ quên”

Rất nhiều công nhân viên tại công ty này đã và đang lâm vào hoàn cảnh vô cùng khó khăn khi cuộc sống của họ chỉ trông chờ vào chính đồng lương ít ỏi của mình. Bị nợ lương kéo dài hàng năm trời, hàng trăm công nhân công ty đóng tàu Bach Đằng đã nhiều lần tổ chức đình công đòi lương và các khoản phúc lợi khác.

Công nhân nhà máy đình công sau nhiều ngày bị chậm lương, nợ lương

Công nhân nhà máy đình công sau nhiều ngày bị chậm lương, nợ lương

Anh T, công nhân nhà máy cho biết, tháng 3/2019, gần 100 công nhân cùng ký vào lá đơn kiến nghị gửi tới các cơ quan có thẩm quyền, Liên đoàn lao động thành phô và Ban lãnh đạo công ty với mong ước được giải quyết những nguyện vọng chính đáng. Tuy nhiên cho đến nay, họ không nhận được bất kỳ thông tin phản hồi nào vì vậy cực chẳng đã, nhiều người quyết tâm trực tiếp đứng lên đòi quyền lợi chính đáng.

Chị N, một công nhân đã nhiều năm gắn bó với công ty bức xúc: Từ tháng 2/2018 đến nay họ chỉ nhận được mỗi tháng từ 1 đến 3 triệu tiền lương tạm ứng tùy từng người mà không có lương thanh toán. Công ty còn nợ BHYT, BHXH, không có chế độ bảo hộ lao động, không được hưởng lương cơ bản khi đi khám bệnh, không trợ cấp, không có chế độ đãi ngộ ngày lễ tết…Khi công ty không đảm bảo được cuộc sống, nhiều công nhân đã làm thủ tục chấp dứt lao động đều được hướng dẫn và buộc phải ký vào đơn với nội dung “Tôi tự nguyện chấm dứt hợp đồng lao động với công ty mà không nhận bất cứ khoản bồi thường nào từ phía công ty”.

“Trong những lần thực hiện tái cơ cấu lao động, phía công ty tự chấm dứt hợp đồng lao động nhưng chỉ chi trả bồi thường từ lúc người lao động bắt đầu vào làm việc tại công ty cho đến năm 2009 (khoản bồi thường này vẫn còn khoanh nợ). Công ty giải thích từ 2009 đến nay do đã mua BH thất nghiệp cho người lao động nên trách nhiệm chi trả bồi thường thuộc về bảo hiểm thất nghiệp. Chúng tôi mong các cơ quan thẩm quyền xem xét câu trả lời đó đúng hay không vì có những người làm việc với công ty từ 2009 đến lúc chấm dứt hợp đồng không nhận được bất kỳ khoản trợ cấp nào”, chị N. cho biết thêm.

Trong nhiều cuộc đối thoại trực tiếp với công nhân nhà máy, nhiều lời hứa hẹn được đưa ra nhưng đến nay dường như bị “lãng quên trong sự im lặng” khiến người lao động vô cùng bức xúc.

Khó chồng khó

Trao đổi với báo Diễn đàn Doanh nghiệp, ông Trương Hoàng Cao, Tổng giám đốc Đóng tàu Bạch Đằng cho biết: Công ty hiện rất khó khăn do những nguyên nhân khách quan và chủ quan. Hàng tháng công ty vẫn ứng lương cho người lao động. Trong vòng 90 ngày tới, công ty sẽ cố gắng giải quyết vấn đề lương cho công nhân. “Tuy nhiên việc này phải có “lộ trình” do công ty vẫn đang phải “đòi nợ” tiền hợp đồng từ các đối tác”. Đối với vấn đề BHXH cho công nhân đã nghỉ việc, công ty đã có chủ trương trình lên trên để giải quyết vấn đề chốt sổ BHXH cho người lao động trong thời gian sớm nhất.

Đóng tàu Bạch Đằng thời

Đóng tàu Bạch Đằng thời "hoàng kim"

Cũng theo ông Cao, sự trì trệ của nhà máy hiện nay cũng giống như rất nhiều các đơn vị đóng tàu khác do thị trường đóng tàu thế giới và trong nước gặp nhiều khó khăn, chưa thể khởi sắc. Ngoài yếu tố “chung”, công ty còn gặp khó khăn lớn về mặt bằng sản xuất.

Năm 2016, một khu đô thị phức hợp được xây dựng nằm ngay sát công về phía thượng lưu sông Cấm. Dự án khiến toàn bộ thủy diện của công ty bị ảnh hưởng nghiêm trọng, toàn bộ mặt bằng sản xuất bị bồi đắp rất nhanh. Hàng năm, công ty phải bỏ ra 7 tỷ đến 10 tỷ đồng để nạo vét khu vực thủy diện. Cùng với đó, việc xây dựng cầu Hoàng Văn Thụ phía hạ lưu nhà máy với chiều cao thông thuyền 25m và chuẩn bị hợp long, các tàu trọng tải lớn trên 3000 tấn không thể ra vào thủy vực của công ty. Do vậy, các hạng mục: đà tầu, cầu tàu, bãi lắp ráp và các thiết bị cần cẩu lớn sẽ không được sử dụng theo đúng thiết kế ban đầu.

Vì những vướng mắc “chẳng phải do mình tạo ra”, năm 2018, công ty đóng tàu Bạch Đằng đã phải dừng nhiều hợp đồng lớn, như 2 hợp đồng đóng mới tàu 13.500 tấn cho Sellan Gas và tàu dầu 22.000 M3 của công ty Hàng hải HPC; 2 hợp đồng sửa chữa tàu hàng 9000 tấn của Ngân hàng Hàng hải và tàu dầu 5000 tấn của công ty Hải Hà Petro. Việc này khiến hoạt động ty ngày càng cầm chừng, nợ lương, chậm lương kéo dài triền miên. Nhiều thợ có tay nghề cao đã xin chấm dứt hợp đồng lao động.

“Công ty đã nhiều lần kiến nghị với UBND thành phố Hải Phòng về những khó khăn trong mặt bằng, nhưng mọi kiến nghị đến nay đều chưa được giải quyết thỏa đáng”, ông Cao chán nản cho biết.

Kì 2: Hướng đi nào cho con tàu sắp chìm?

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Đóng tàu Bạch Đằng kêu cứu! tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711713602 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711713602 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10