Dự án Vành đai 3 TP.HCM: Đồng loạt khởi động các dự án thành phần

Bài và Ảnh: NGÂN GIANG 30/06/2023 12:09

Liên tiếp trong 2 ngày 29 và 30/6, Bình Dương, Long An đồng loạt tổ chức lễ động thổ dự án xây dựng đường Vành đai 3 TP.HCM, dự án thành phần đoạn đi qua địa bàn 2 tỉnh.

>>Dự án Vành đai 3 TP.HCM: Chính thức chốt ngày khởi công sau gần 2 năm chuẩn bị

Dự án Vành đai 3 TP.HCM là dự án trọng điểm quốc gia, có tổng chiều dài giai đoạn 1 gần 76km đi qua TP.HCM và 3 tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và Long An. Tổng mức đầu tư dự án hơn 75.000 tỷ đồng với 8 dự án thành phần.

2 dự án thành phần, gồm: dự án thành phần 7 là dự án thi công xây dựng có tổng mức đầu tư hơn 3.000 tỷ đồng và thành phần 8 là dự án giải phóng mặt bằng có tổng vốn gần 1.200 tỷ đồng

Ngày 30/6/2023, động thổ dự án thành phần đoạn qua Long An (Vành đai 3 TP.HCM), gồm: dự án thành phần 7 là dự án thi công xây dựng có tổng mức đầu tư hơn 3.000 tỷ đồng và thành phần 8 là dự án giải phóng mặt bằng có tổng vốn gần 1.200 tỷ đồng.

Trong đó, tỉnh Long An được giao làm chủ đầu tư 2 dự án thành phần, gồm: dự án thành phần 7 là dự án thi công xây dựng có tổng mức đầu tư hơn 3.000 tỷ đồng và thành phần 8 là dự án giải phóng mặt bằng có tổng vốn gần 1.200 tỷ đồng. Đối với dự án thành phần 7 có chiều dài 6,84km, điểm đầu tại ranh TP.HCM - Long An; điểm cuối tại nút giao giữa đường cao tốc Bến Lức - Long Thành, TP.HCM - Trung Lương (huyện Bến Lức). Quy mô giai đoạn 1 gồm 4 làn xe, mặt cắt ngang 19,75m, được thiết kế đường cao tốc vận tốc 100 km/h và đường song hành (đường đô thị) vận tốc 60km/h, mỗi bên 2 làn xe.

dự án thành phần 7 là dự án thi công xây dựng có tổng mức đầu tư hơn 3.000 tỷ đồng và thành phần 8 là dự án giải phóng mặt bằng có tổng vốn gần 1.200 tỷ đồng.

Dự án thành phần 7 là dự án thi công xây dựng có tổng mức đầu tư hơn 3.000 tỷ đồng và thành phần 8 là dự án giải phóng mặt bằng có tổng vốn gần 1.200 tỷ đồng.

Phát biểu tại lễ động thổ, ông Nguyễn Văn Út - Chủ tịch UBND tỉnh Long An cho rằng, việc xây dựng hoàn thành đường Vành đai 3 TP.HCM sẽ kết nối các tỉnh, thành phố vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nhằm phát huy hiệu quả đầu tư đối với các dự án đã và đang được đầu tư, tạo không gian phát triển mới, khai thác tiềm năng sử dụng đất, xây dựng hệ thống đô thị hiện đại, bền vững; góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Nhấn mạnh về tầm quan trọng của dự án, Chủ tịch UBND tỉnh Long An đề nghị huyện Bến Lức tiếp tục tập trung thực hiện các khối lượng còn lại của công tác giải phóng mặt bằng, nhất là việc thực hiện chế độ, chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho bà con nhân dân phải thực sự hợp lý, thỏa đáng và nhanh nhất có thể.

Đối với Chủ đầu tư dự án, ông Út yêu cầu phải bám sát, quyết liệt trong điều hành, quản lý chất lượng, tiến độ, vốn đầu tư, bảo đảm chặt chẽ đúng pháp luật; chậm nhất đến tháng 10/2025, cơ bản thông xe kỹ thuật tuyến cao tốc và hoàn thành đưa vào sử dụng toàn dự án trong năm 2026.

ông Nguyễn Văn Út - Chủ tịch UBND tỉnh Long An cho rằng, việc xây dựng hoàn thành đường Vành đai 3 TP.HCM sẽ kết nối các tỉnh, thành phố vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

Ông Nguyễn Văn Út - Chủ tịch UBND tỉnh Long An cho rằng, việc xây dựng hoàn thành đường Vành đai 3 TP.HCM sẽ kết nối các tỉnh, thành phố vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

>>Dự án Vành đai 3 TP.HCM áp dụng nhiều cách làm chưa có tiền lệ

Tương tự, sáng ngày  29/6/2023, UBND tỉnh Bình Dương đã tổ chức động thổ, khởi công dự án đường Vành đai 3 TPHCM đoạn qua địa bàn tỉnh. Trong đó, đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Dương dài khoảng 26,6km, điểm đầu tuyến là nút giao Tân Vạn, điểm cuối tuyến tại cầu Bình Gởi, quy mô đầu tư 8 làn xe; tổng mức đầu tư 19.280 tỉ đồng, trong đó dự án thành phần 5 (xây lắp) là 5.752 tỉ đồng, dự án thành phần 6 (bồi thường, hỗ trợ và tái định cư) là 13.528 tỉ đồng.

ngàyp/29/6/2023, UBND tỉnh Bình Dương đã tổ chức động thổ, khởi công dự án đường Vành đai 3 TPHCM đoạn qua địa bàn tỉnh. Trong đó, đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Dương dài khoảng 26,6km, điểm đầu tuyến là nút giao Tân Vạn, điểm cuối tuyến tại cầu Bình Gởi, quy mô đầu tư 8 làn xe; tổng mức đầu tư 19.280 tỉ đồng

Ngày 29/6/2023, UBND tỉnh Bình Dương động thổ, khởi công dự án đường Vành đai 3 TPHCM đoạn qua địa bàn tỉnh. Trong đó, đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Dương dài khoảng 26,6km, điểm đầu tuyến là nút giao Tân Vạn, điểm cuối tuyến tại cầu Bình Gởi, quy mô đầu tư 8 làn xe; tổng mức đầu tư 19.280 tỉ đồng.

Hiện tại, công tác bàn giao mặt bằng đoạn nút giao Bình Chuẩn và cầu Bình Gởi vượt sông Sài Gòn nối Bình Dương và TPHCM cơ bản đã hoàn thành khoảng 70%. Diện tích bị ảnh hưởng bởi dự án trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một khoảng 12,6 héc-ta với kinh phí giải phóng mặt bằng 1.660 tỉ đồng; thành phố Thuận An khoảng 51 héc-ta với kinh phí giải phóng mặt bằng 5.000 tỉ đồng; thành phố Dĩ An khoảng 22,2 héc-ta, bố trí kinh phí giải phóng mặt bằng khoảng 6.400 tỉ đồng.

Toàn tỉnh có 1.496 trường hợp bị ảnh hưởng bởi dự án, trong đó có 518 trường hợp tái định cư. Ðến nay, thành phố Thủ Dầu Một đã chi bồi thường cho hơn 50 hộ dân, với số tiền gần 300 tỉ đồng; thành phố Thuận An chi trả tiền bồi thường đợt 1 với khoảng 267 tỉ đồng cho 38 hộ dân; thành phố Dĩ An đã trao tiền đền bù cho 43 hộ có đất thuộc diện thu hồi với tổng số tiền trên 688 tỉ đồng.

Đối với vị trí khởi công là nút giao Bình Chuẩn, có diện tích mặt bằng thi công khoảng 31 héc-ta, tổng vốn đầu tư khoảng 570 tỉ đồng. Đây là nút giao thông cực kỳ quan trọng, có nhiều xe tải, xe container qua lại, sẽ được đầu tư cả cầu vượt, hầm chui và đường song hành để tránh ùn tắc, tai nạn giao thông và việc lưu thông hàng hóa đi sân bay, cảng biển sẽ thuận lợi hơn rất nhiều.

Theo ông Trần Hùng Việt – Phó Giám đốc Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Bình Dương cho biết, nút giao Bình Chuẩn trên đường Vành đai 3 (giao với đường Mỹ Phước - Tân Vạn, thuộc TP.Thuận An) có tổng vốn đầu tư dự kiến 571 tỷ đồng.

Đây là nút giao thông quan trọng, có nhiều xe tải, xe container qua lại. Ngoài cầu vượt, nút giao Bình Chuẩn sẽ được đầu tư cả hầm chui và đường song hành để tránh ùn tắc và tai nạn giao thông.

Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 TP.HCM có tổng chiều dài 76,3km đi qua 4 địa phương:  Thành phố Hồ Chí Minh (47,35km), các tỉnh Đồng Nai (11,26km), Bình Dương (10,76km), Long An (6,81km).

- Dự án được phân chia làm 8 Dự án thành phần: 04 dự án thành phần xây dựng, 04 dự án thành phần Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn 04 tỉnh/thành phố.

- Quy mô giai đoạn hoàn chỉnh: 08 làn xe cao tốc, cấp đường ô tô cao tốc 100 km/h; đường song hành hai bên (đường đô thị 02 - 03 làn xe), cấp đường ô tô đô thị 60 km/h.

- Quy mô giai đoạn phân kỳ: 04 làn xe cao tốc, đường song hành hai bên (đường đô thị 02 - 03 làn xe), đầu tư không liên tục.

- Sơ bộ tổng mức đầu tư:  75.378 tỷ đồng.

- Tiến độ thực hiện dự án: chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án năm 2022, cơ bản hoàn thành năm 2025 và đưa vào khai thác từ năm 2026.

- Ngày 18/6/2023, dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 TP.HCM chính thức khởi công. Sau lễ khởi công, các địa phương tiếp tục triển khai thu hồi, đền bù cho hộ dân bị ảnh hưởng, bàn giao 100% mặt bằng cho chủ đầu tư trong năm 2023.

Có thể bạn quan tâm

  • Vì sao Đồng Nai chưa phê duyệt phương án bồi thường dự án Vành đai 3?

    08:35, 30/06/2023

  • Bất động sản “ăn theo” Vành đai 3

    05:00, 23/06/2023

  • Dự án Vành đai 3 TP.HCM áp dụng nhiều cách làm chưa có tiền lệ

    00:04, 19/06/2023

  • Sẽ đấu thầu quỹ đất lân cận và dọc tuyến đường vành đai 3 TP.HCM

    12:41, 16/06/2023

  • Dự án Vành đai 3 TP.HCM: Chính thức chốt ngày khởi công sau gần 2 năm chuẩn bị

    15:00, 08/06/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Dự án Vành đai 3 TP.HCM: Đồng loạt khởi động các dự án thành phần
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO