“Trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030, Hà Nội giữ vị trí đặc biệt quan trọng với vai trò là trung tâm du lịch của vùng Bắc bộ".
>>Xu hướng công nghệ sẽ lên ngôi trong ngành du lịch
Ngay sau khi mở cửa, Thành phố Hà Nội đã ban hành rất nhiều chương trình, đề án, kế hoạch nhằm phục hồi và phát triển kinh tế trong bối cảnh mới trên cơ sở linh hoạt, hiệu quả. Thủ đô Hà Nội vẫn tiếp tục duy trì đà tăng trưởng và cao hơn bình quân của cả nước, đóng góp vào sự phát triển chung, tạo ra các nguồn lực cho cả nước.
Dấu ấn du lịch 2022
Theo báo cáo của Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch TP. Hà Nội, năm 2022 dịch Covid-19 được kiểm soát tốt, kinh tế phục hồi mạnh mẽ, đặc biệt các hoạt động kinh doanh du lịch, nhà hàng, khách sạn đều hoạt động trở lại. Các hoạt động xúc tiến đã được tổ chức triển khai đa dạng và linh hoạt, sáng tạo, góp phần quan trọng triển khai các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội.
>>Hà Nội thu hút 208.000 khách trong 3 ngày nghỉ Tết dương lịch
Trong năm 2022, Tổ chức giải thưởng thế giới World Travel Awards đã vinh danh Hà Nội là Điểm đến du lịch thành phố hàng đầu thế giới, Điểm đến du lịch thành phố hàng đầu châu Á. Hình ảnh, thương hiệu du lịch Thủ đô đã được ghi dấu đậm nét trong lòng khách du lịch trong nước và quốc tế.
Nhờ chính sách mở cửa, phục hồi các hoạt động du lịch trong và ngoài nước, du lịch Hà Nội bắt đầu đón khách du lịch quốc tế, khách du lịch nội địa tăng mạnh. Ước tính cả năm 2022, tổng khách du lịch đến Hà Nội đạt 18,7 triệu lượt khách, gấp 4,7 lần so với năm 2021. Trong đó, khách du lịch quốc tế ước đạt 1,5 triệu lượt; khách du lịch nội địa ước đạt 17,2 triệu lượt, tăng 4,3 lần so với năm 2021.
Theo Sở Du lịch Hà Nội cho biết, trong 3 ngày nghỉ Tết Dương lịch (từ ngày 31/12/2022 đến ngày 2/1/2023), Thủ đô đón khoảng 208 nghìn lượt khách du lịch. Trong đó, khách quốc tế đạt khoảng 38 nghìn lượt, lưu trú đạt khoảng 27,9%; Khách du lịch nội địa ước đạt 170 nghìn lượt, ưu trú ước đạt khoảng 35,5%, gấp gần 3 lần so với cùng kỳ năm 2021. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 779 tỷ đồng, ước tính doanh thu tăng khoảng 45-50% so với cùng kỳ năm 2021.
Du lịch 2023 tập trung thị trường khách nội địa
Triển khai nhiệm vụ năm 2023, định hướng về xúc tiến du lịch là phát triển sản phẩm du lịch Thủ đô dựa vào tiềm năng, thế mạnh của từng khu vực, tập trung vào khu vực trung tâm thành phố, khu vực ven đô và khu vực ngoại thành. Đặc biệt, Hà Nội sẽ tập trung vào thị trường khách du lịch nội địa, lấy thị trường khách du lịch nội địa làm động lực phục hồi; tổ chức khai thác thị trường khách du lịch quốc tế.
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Lê Phúc cho biết, trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030, Hà Nội giữ vị trí đặc biệt quan trọng với vai trò là trung tâm du lịch của vùng Bắc bộ, là một trong hai trung tâm du lịch lớn nhất cả nước. Du lịch thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang trên đà hồi phục nhưng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Sự phát triển của du lịch Hà Nội và du lịch cả nước đứng trước những thuận lợi và thách thức mới, đòi hỏi sự quyết tâm, nỗ lực mạnh mẽ hơn của những nhà quản lý, người làm du lịch Thủ đô.
Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Lê Phúc đề nghị, cần tiếp tục nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của ngành du lịch nói chung và công tác quáng bá, xúc tiến du lịch nói riêng trong phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô.
Đồng thời phát triển quy mô, thực hiện hiệu quả công tác xúc tiến, phát huy vai trò của ứng dụng công nghệ thông tin, quảng bá những sản phẩm hấp dẫn, riêng có của thành phố. Xây dựng, triển khai chính sách khuyến khích, phát triển nguồn nhân lực du lịch; thực hiện đào tạo, đào tạo lại, nâng cao chất lượng nhân lực du lịch của thành phố.
Bên cạnh đó, đẩy mạnh liên kết với các địa phương trong khu vực, với trung tâm lớn, với ngành kinh tế khác có sự dẫn dắt, định hướng của cơ quan quản lý. Tăng cường quản lý điểm đến, cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường, bảo đảm an ninh, an toàn tại khu, điểm du lịch, nâng cao sức cạnh tranh cho du lịch Thủ đô.
Có thể bạn quan tâm