Đợt bùng phát COVID-19 lần 3 được xem như một đòn chí mạng đối với ngành du lịch Việt Nam nói chung và tỉnh Khánh Hòa nói riêng.
Vì thế, ngành du lịch cần phải làm gì để có thể nhanh chóng thích nghi với tình hình mới?
Xu hướng mới
Du khách nội địa vẫn sẽ đi du lịch ngay sau khi dịch bệnh được kiểm soát. Tuy nhiên, những chuyến du lịch này nhiều khả năng chỉ sẽ dừng ở quy mô nhỏ. Những địa điểm gần nhà, tại địa phương, những chuyến đi ngắn ngày dịp cuối tuần bằng phương tiện cá nhân đến các điểm nghỉ dưỡng biển, thiên nhiên sẽ tiếp tục là xu hướng quan trọng trong giai đoạn sắp tới. Khách Việt cũng sẽ ưu tiên lựa chọn điểm đến, sản phẩm du lịch an toàn và bảo đảm vệ sinh. Giá cả và sự linh hoạt trong hoàn, huỷ đổi ngày cũng sẽ được du khách Việt Nam đặc biệt quan tâm trong bối cảnh hiện tại.
Theo nghiên cứu xu hướng du lịch của du khách Việt Nam hậu Covid-19 (Outbox Consulting, tháng 5/2020), mùa du lịch cao điểm của Việt Nam năm nay sẽ tập trung chủ yếu vào tháng 7-8. Thực tế, ngành du lịch Việt Nam đã có những dấu hiệu phục hồi thị trường nội địa rất khả quan trong tháng 7 với sự tăng trưởng đáng kể lượng khách du lịch nội địa đến các địa phương.
Trước hết, với việc thị trường nội địa khó bùng nổ vào những tháng tới, các giải pháp kích cầu thông qua các chương trình giảm giá hàng loạt nhiều khả năng sẽ không mang lại hiệu quả như mong muốn do sức mua của thị trường là không cao và thời giai đầu của năm 2021 là giai đoạn chú trọng ổn định và phục hồi kinh tế.
Ngành cần xác định rõ mục tiêu trong những tháng tới là bảo đảm khả năng duy trì thương hiệu, tạo tiền đề cho sự phục hồi vào năm sau và tránh các chiến lược đại trà mang nhiều rủi ro. Việc bảo đàm nỗ lực duy trì các hoạt động có khả năng phát sinh doanh thu với chi phí vận hành tối thiểu trong những tháng tới nên được đặt là ưu tiên hàng đầu.
Do đó, thay vì cố gắng cắt giảm lợi nhuận ít ỏi đề tung ra các góì kích cầu quy mô, các doanh nghiệp có thể xem xét phương án tập trung vào một số thị trường thế mạnh của mình, khai thác cơ hội từ các khách hàng truyền thống, triển khai các chương trình kích cầu ở mức độ phù hợp trên cơ sở tiếp tục tinh gọn bộ máy, cắt giảm tối đa chi phí vận hành đề giảm thiều rủi ro.
Thích nghi để tồn tại
Ngành và các doanh nghiệp du lịch cũng cần nhanh chóng thích nghi với tình hình mới để đáp ứng được các thay đồi trong xu hướng du lịch của thị trường nội địa. Những sản phẩm gắn với “staycation" (du lịch tai chỗ) được xem là giải pháp tối ưu trong bối cảnh hiện tại nhưng lại chưa được du lịch địa phương quan tâm đúng mức để đưa ra những sản phẩm phù hợp đủ hấp dẫn đối với du khách. Các gói sản phẩm mang tính riêng tư, linh hoạt đến các địa điểm gần tạo điều kiện sử dụng phương tiện cá nhân hay thuận lợi hơn trong thay đổi lịch trình cũng cần được nghiên cứu và đẩy mạnh nhiều hơn.
Cơ quan quản lý cũng cần triển khai các biện pháp cụ thể và nhanh chóng hơn để hỗ trợ doanh nghiệp, xem xét thận trọng phương án triển khai, quy mô các gói kích cầu đang áp dụng hoặc dự định áp dụng trong thời gian tới để điều chỉnh phù hợp với thực tế vận hành của thị trường hay nhu cầu của khách. Các chương trình kích cầu du lịch của nước ta trong thời gian qua chủ yếu dừng lại ở việc giảm giá vé tham quan và các chương trình giảm giá đến từ góc độ tham gia của chính các doanh nghiệp mà chưa có nhiều gói kích thích mua sắm trực tiếp cho người dân.
Với năng lực tài chính của phần lớn các doanh nghiệp du lịch đang rất hạn chế, thậm chí là kiệt quệ như hiện nay, tiếp tục giảm giá đề kích cẩu sẽ rất khó mang lại hiệu quả đủ lớn để nâng cao sức mua từ thị trường, thậm chí còn gây ra những hệ quả tiêu cực lâu dài cho chính bản thân doanh nghiệp. Do đó, các cơ quan quản lý nên xem xét một gói kích cầu tiêu dùng trực tiếp cho du khách từ ngân sách Nhà nước để tạo hiệu quả kích cầu tốt hơn.
Bên cạnh đó, chính quyền cũng cần có những gói hỗ trợ cả về tài chính và kĩ thuật cho các doanh nghiệp du lịch và người lao động để ngành du lịch có thể tồn tại và duy trì thương hiệu trên thị trường. Các chính sách miễn giảm thuế, gói vay tài chính hay các hỗ trợ kĩ thuật như hỗ trợ truyền thông, hỗ trợ phát triển sản phẩm mới, hỗ trợ thông tin nghiên cứu thị trường... đều sẽ rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay.
Một bộ tiêu chuẩn công nhận an toàn phòng dịch chung dành cho tất cả các doanh nghiệp du lịch, các điểm tham quan do Tổng Cục Du lịch ban hành và quản lý cũng là rất cần thiết đối với các doanh nghiệp đề có thể chứng minh khả năng bảo đảm an toàn của minh vởỉ du khách.
(Kỳ cuối): Chuẩn bị cho tương lai ngay từ bây giờ?
Có thể bạn quan tâm
Khánh Hòa tìm giải pháp nâng cao chỉ số PCI
03:07, 26/01/2021
Khánh Hòa: Nhiều dự án đang bị điều tra vì có dấu hiệu gây thiệt hại ngân sách
04:50, 19/01/2021
Khánh Hòa: Sẽ tháo dỡ các công trình vi phạm tại dự án Ocean View Nha Trang trong năm 2021
04:20, 12/01/2021
Khánh Hòa: Chủ đầu tư hai dự án thủy điện nhỏ và vừa xin điều chỉnh quy hoạch
11:00, 05/01/2021