Du lịch nội địa “lên ngôi” trong trạng thái “bình thường mới”?

NGUYỄN VIỆT 01/08/2020 18:16

Du lịch nội địa có vai trò rất quan trọng, nhưng cũng không thể phát triển nếu thiếu mảng du lịch quốc tế.

Ông Trần Trọng Kiên, Chủ tịch HĐQT CTCP Du lịch Thiên Minh (Thiên Minh Group) chia sẻ tại buổi tọa đàm trực tuyến: “Webinar#2- COVID ENDGAME - Time to swing tourism into the new normal? / Đã đến lúc ngành du lịch tìm được hướng đi trong trạng thái bình thường mới?”, được tổ chức trực tuyến ngày 1/8.

đàm trực tuyến: “Webinar#2- COVID ENDGAME - Time to swing tourism into the new normal? / Đã đến lúc ngành du lịch tìm được hướng đi trong trạng thái bình thường mới?”. Ảnh: Nguyễn Việt

Tọa đàm trực tuyến: “Webinar#2- COVID ENDGAME - Time to swing tourism into the new normal? / Đã đến lúc ngành du lịch tìm được hướng đi trong trạng thái bình thường mới?”. Ảnh: Nguyễn Việt

Ông Trần Trọng Kiên - đánh giá, du lịch nội địa có vai trò rất quan trọng, thị trường nội địa là nền tảng quan trọng vì đã tạo ra được nhiều công ăn việc làm cho lao động trong nước.

“Trạng thái mới”

Tuy nhiên, ông Kiên nhấn mạnh du lịch Việt Nam cũng không thể phát triển nếu thiếu mảng du lịch quốc tế. Du lịch quốc tế là một bộ phận đặc biệt quan trọng, không những đóng góp vào tổng doanh thu cho toàn ngành năm 2019 tới  55%.

Kế hoạch phát triển du lịch quốc tế trong tương lai cũng có vai trò rất quan trọng cho sự tăng trưởng của ngành du lịch Việt Nam. Với lợi thế cạnh tranh như thiên nhiên, văn hóa, chính trị…

Điều ông Kiên cũng như các doanh nghiệp du lịch trong nước suy nghĩ là làm thế nào để du lịch Việt Nam có thể cạnh tranh tốt hơn và phát triển du lịch quốc tế thời gian tới, thậm chí có thể vượt Thái Lan.

Ưu tiên chính của ngành du lịch cũng như Chính phủ thời điểm này, theo ông Kiên, thứ nhất là hạ tầng như giao thông, hàng không… có vai trò đặc biệt quan trọng.

Thứ hai, tiếp tục chính sách mở cửa, tạo ra lợi thế cạnh tranh hơn nữa trong vấn đề thị thực. Hiện tại chỉ số cạnh tranh của Việt Nam trong lĩnh vực này đang gần như thấp nhất trong khu vực Đông Nam Á.

Thứ ba, môi trường. Việt Nam vẫn chưa làm tốt khâu bảo vệ môi trường thiên nhiên. Yêu cầu cần có sự can thiệp và sự cam kết tại các điểm tham quan để có thể đảm bảo môi trường xanh, sạch. Đảm bảo chất lượng môi trường không khí tốt cho người dân Việt Nam cũng như cho khách du lịch.

Thứ tư, môi trường xã hội. Phải đảm bảo cho khách du lịch cảm thấy an toàn khi đi đến bất kỳ đâu trên đất nước Việt Nam.

Ông Trần Trọng Kiên Chủ tịch HĐQT CTCP Du lịch Thiên Minh. Ảnh: Nguyễn Việt

Ông Trần Trọng Kiên -Chủ tịch HĐQT CTCP Du lịch Thiên Minh. Ảnh: Nguyễn Việt

Thứ năm, chính sách quảng bá. Có nhiều ý kiến lo ngại về sự quay trở lại của khách du lịch, ở đây có nhiều yếu tố. Nhưng yếu tố quan trọng nhất đối với sản phẩm du lịch của Việt Nam là du lịch trải nghiệm. Vì là du lịch trải nghiệm nên sẽ không có ai quay lại thường niên như du lịch nghỉ dưỡng. Mảng du lịch nghỉ dưỡng đang phát triển tại khu vực miền Trung như Đà Nẵng, Hội An, Nha Trang, Phú Quốc…

Cũng phải thừa nhận sự quảng bá cho du lịch của Việt Nam còn rất yếu kém. Hiện tại ngành du lịch chỉ đang làm tốt việc đưa sản phẩm ra nước ngoài, còn sự quảng bá về những điểm đến trong nước lại chưa tốt. Vì Việt Nam thiếu nguồn lực, kinh nghiệm…

Còn theo ông Lý Quý Trung (Co-founder Pho24), du lịch nội địa chỉ là một mũi nhọn bên cạnh du lịch quốc tế. Vì khi dịch COVID-19 đi qua, du lịch quốc tế sẽ trở lại bình thường. Cách thức tổ chức tour, book tour, suy nghĩ về những chuyến đi…có thể thay đổi, nhưng du lịch quốc tế vẫn giữ vị trí quan trọng trong ngành du lịch Việt Nam.

Theo quan điểm của ông Trung, nếu quá tập trung cho du lịch nội địa sẽ là sai lầm lớn. Đây là thời điểm COVID-19 đưa ngành du lịch thế giới trở về vạch xuất phát.  Nhưng cho dù ngành du lịch có ở con số 0, khi du lịch quốc tế mở cửa trở lại, nếu quốc gia nào chuẩn bị tốt sẽ hồi phục nhanh và thành công hơn các nước còn lại.

Ông Lý Quý Trung (Co-founder Pho24). Ảnh: Nguyễn Việt

Ông Lý Quý Trung (Co-founder Pho24). Ảnh: Nguyễn Việt

Việt Nam không có sự chuẩn bị tốt, đầu tư đúng mức thì sẽ là nước bị “chậm chân”. Ví dụ, khâu tuyên truyền quảng bá, thông điệp… kém hiệu quả thì Việt Nam sẽ thua trong cuộc đua này.

“Chúng ta hướng đến du lịch nội địa để lấy ngắn nuôi dài,  ngành du lịch Việt Nam phải nhận thấy một điểm, rồi cuối cùng mọi thứ sẽ trở lại trạng thái bình thường. Bình thường mới có thể khác nhau về mặt kỹ thuật, nhưng về cốt lõi là nhu cầu du lịch sẽ không có sự khác nhau. Khách du lịch vẫn có những nhu cầu mua sắm, đi du lịch quốc tế…”, ông Trung bày tỏ.

Do đó, theo ông Trung, các doanh nghiệp du lịch Việt Nam không nên quá tập trung vào du lịch nội địa. Doanh nghiệp nên nhìn nhận đây là một trạng thái, một con đường mới, một cách làm ngắn hạn. Còn về dài hạn phải có du lịch quốc tế.

“Pháo đài” dưới thời COVID-19

Ông Nguyễn Tử Anh (Founder của TropiAd và UP Camp) chia sẻ, vacxin phòng chống COVID-19 chưa có, và việc đóng cửa bầu trời hay đi du lịch quốc tế vẫn chưa thấy được trong thời gian ngắn. Vậy điều gì giúp các doanh nghiệp du lịch tồn tại và phát triển? Ông Nguyễn Tử Anh cho rằng, chỉ có du lịch nội địa mới làm được điều này.

Để thích ứng với trạng thái bình thường mới, theo ông Nguyên Tử Anh, ngành du lịch tập trung vào khách du lịch nội địa trong ngắn hạn. Nhưng vấn đề đặt ra là các doanh nghiệp du lịch của Việt Nam sẽ chuẩn bị những gì cho dài hạn, khi thị trường được mở cửa thì doanh nghiệp không bị động?

Ông Nguyễn Tử Anh (Founder của TropiAd và UP Camp). Ảnh: Nguyễn Việt

Ông Nguyễn Tử Anh (Founder của TropiAd và UP Camp). Ảnh: Nguyễn Việt

Để ứng phó điều này, ông Nguyễn Tử Anh cho rằng cần phát triển song song hai công việc. Thứ nhất, tập trung tiếp thị các sản phẩm và linh hoạt trong các kế hoạch kinh doanh để phục vụ cho khách nội địa.

Thứ hai, không bỏ qua khâu tiếp thị khách quốc tế. Vì ngay sau khi trở lại trạng thái bình thường, điều đầu tiên bật ra trong suy nghĩ của du khách là sẽ đi du lịch ở đâu.

“Như vậy, Việt Nam phải tiếp thị với du khách quốc tế là điểm đến an toàn. Ngay khi dịch COVID-19 đi qua thì họ nghĩ ngay đến Việt Nam. Mặc dù thế giới đã có những giải pháp để phòng chống COVID-19, nhưng tâm lý của du khách vẫn là sự an toàn”, ông Nguyễn Tử Anh nói.

Do đó, du lịch nội địa phải được ưu tiên hàng đầu cho các doanh nghiệp, thậm chí cả với chính quyền để phục vụ cho nhu cầu đang khao khát đi du lịch của người dân sau tháng ngày bị “bó buộc” bởi COVID-19.

bà Bùi Kim Thuỳ, Đại diện hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ - Asean. Ảnh: Nguyễn Việt

Bà Bùi Kim Thuỳ, Đại diện hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ - Asean. Ảnh: Nguyễn Việt

Đồng quan điểm, bà Bùi Kim Thuỳ, Đại diện hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ - Asean cho rằng, nhìn về dài hạn doanh nghiệp du lịch Việt Nam vẫn phải đáp ứng các nhu cầu, cũng như sự đa dạng hóa của thị trường. Doanh nghiệp sẽ phải cung ra các sản phẩm nhằm đáp ứng tất cả nhu cầu mà thị trường cũng như người tiêu dùng đòi hỏi.

Ông Nguyễn Hồng Quang (Travel blogger) bình luận, du lịch nội địa là thành trì cho ngành du lịch Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Việt Nam với lợi thế với dân số gần 100 triệu người, nên cần lấy khách du lịch nội địa làm “pháo đài”.

Mặc dù vẫn không thể bỏ qua khách du lịch quốc tế và du khách trong nước đi du lịch nước ngoài, nhưng qua đại dịch COVID-19, theo ông Quang, ngành du lịch cũng cần nhìn nhận về vai trò quan trọng của du lịch nội địa.

Tổ chức Khoa học và Chuyên gia Việt Nam Toàn cầu - AVSE Global có trụ sở tại Paris, tiên phong trong tư vấn chiến lược, đào tạo quản lý cấp cao và tổ chức diễn đàn chuyên môn thông qua kết nối chuyên gia, trí thức người Việt toàn cầu để đóng góp cho Việt Nam. AVSE Global có mặt trên 20 quốc gia, với hơn 300 hội viên quy tụ hơn 2.000 chuyên gia và là mạng lưới của trên 10.000 chuyên gia toàn cầu.

Có thể bạn quan tâm

  • Doanh nghiệp du lịch lại liêu xiêu trước bão COVID-19

    Doanh nghiệp du lịch lại liêu xiêu trước bão COVID-19

    07:07, 01/08/2020

  • Tâm tư của người làm nghề du lịch...

    Tâm tư của người làm nghề du lịch...

    11:56, 27/07/2020

  • Ngành du lịch Đà Nẵng lại “lao đao”

    Ngành du lịch Đà Nẵng lại “lao đao”

    13:35, 26/07/2020

  • Đà Nẵng thành công kích cầu du lịch giữa tâm dịch Covid-19?

    Đà Nẵng thành công kích cầu du lịch giữa tâm dịch Covid-19?

    23:11, 25/07/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Du lịch nội địa “lên ngôi” trong trạng thái “bình thường mới”?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO