Du lịch và con đường phục hồi

Diendandoanhnghiep.vn Dịch bệnh đã mang đến những bài học cho ngành du lịch, trong bối cảnh mới, lệ thuộc vào một thị trường, sản phẩm duy nhất hay "đơn phương độc mã" trên hành trình này chính là tự đi vào khủng hoảng.

>>> Mở cửa du lịch: Không thể chờ đến 1/5

>>> Nghiên cứu, công bố cụ thể lộ trình mở lại hoạt động du lịch

Cuối năm 2021, Chính phủ đã đồng ý thí điểm các địa phương đón khác du lịch quốc tế có "hộ chiếu vaccine", theo đó một số địa phương như Nha Trang, Phú Quốc đã đón hàng nghìn du khách, cho thấy những dấu hiệu khởi sắc của du lịch. Thế nhưng năm 2022 vẫn còn nhiều ẩn số, biến thể mới của COVID-19 là Omicron vẫn đang khiến du khách e dè hơn trong di chuyển. 

BÀI HỌC ĐẮT GIÁ

Đối với các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng du lịch, bài học đầu tiên chính là quản trị khủng hoảng và xây dựng quỹ dự phòng khủng hoảng. Vốn dĩ đây là những yếu tố quan trọng, song thực tế xưa nay chúng ta chưa chú trọng nhiều, nên khi đại dịch xảy ra, chúng ta còn có nhiều lúng túng trong việc quản trị khủng hoảng hay còn thiếu nguồn ngân quỹ cho xử lý đại dịch.

Tiếp theo là bài học không phụ thuộc vào duy nhất một thị trường hay sản phẩm nào. Các sản phẩm du lịch thiếu sự đa dạng, do đó khi đại dịch ập đến, chuỗi cung ứng bị đứt gãy khiến nhiều doanh nghiệp gần như không thể trụ nổi qua dịch.

Tiếp đến là liên kết hợp tác trong khủng hoảng. Chỉ đến khi COVID-19 tàn phá đến mọi mặt của nền kinh tế, không bỏ sót bất cứ điểm đến hay doanh nghiệp nào, ngành du lịch mới nhận ra tầm quan trọng trong hợp tác đa phương, nhưng lúc đó việc chuyển đổi khi gặp những bất trắc hay khó khăn như đợt dịch bệnh lại càng thêm khó.

Song, nhìn ở góc độ tích cực, COVID-19 cũng mang đến cơ hội cho chúng ta nhìn nhận lại toàn cảnh thị trường. Bên cạnh đó, trước đại dịch, Việt Nam không có vị thế về du lịch tốt so với một số nước trong khu vực như: Thái Lan, Malaysia, Singapore… COVID-19 đã cho chúng ta cơ hội bình đẳng cạnh tranh về “sân chơi” du lịch với các quốc gia trong khu vực.

Đây là thời điểm để chúng ta cạnh tranh sản phẩm với các nước trong khu vực, cải thiện hình ảnh của du lịch Việt Nam thông qua việc khống chế COVID-19.

Song song với việc thí điểm đón khách quốc tế, du lịch nội địa dần được mở cửa trở lại tại các địa phương đã kiểm soát tốt Covid-19. Ảnh: Hữu Khoa

Song song với việc thí điểm đón khách quốc tế, du lịch nội địa dần được mở cửa trở lại tại các địa phương đã kiểm soát tốt Covid-19. Ảnh: Hữu Khoa.

Song, qua 2 năm, nguồn lực của doanh nghiệp trong ngành du lịch đang dần cạn kiệt, để trở lại cuộc đua này, các gói hỗ trợ về thuế, phí, chi phí thuê mặt bằng, điện, nước; những gói vay ưu đãi để duy trì hoạt động doanh nghiệp hay chính sách hỗ trợ người lao động về thu nhập là rất cần thiết. Cùng với đó là cơ chế để thu hút thêm nguồn nhân lực, bởi sau COVID-19, một bộ phận người lao động đã chuyển đổi công việc và khó có khả năng trở lại công việc cũ. Sự hỗ trợ trong việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực là rất cần thiết.

Bên cạnh đó, bước chuyển hóa mạnh mẽ của du lịch cũng cần được nhìn nhận lại, tính toán đi sâu vào các dòng sản phẩm để thích nghi với nhu cầu mới, xây dựng, thúc đẩy phát triển các sản phẩm du lịch đa dạng và phong phú hơn. Nghị quyết 128/NQ-CP quy định phân loại cấp độ dịch theo vùng xanh, vùng đỏ, vùng vàng cũng là một trong các chính sách có thể giúp cho hoạt động du lịch quay trở lại. Các địa phương cũng cần có chính sách nhất quán để giúp cho khách di chuyển đến vừa an toàn, thuận tiện.

Về dài hạn, chúng ta cần có những giải pháp như phát triển du lịch bền vững, tăng cường xây dựng cơ sở vật chất, giao thông hạ tầng, nhân lực tương lai.

THÍCH ỨNG - CHUYỂN ĐỔI

Diễn biến của dịch COVID-19 vẫn rất khó dự đoán với các biến thể khó lường, các doanh nghiệp cũng phải tự mình thích nghi với bối cảnh mới. Trong đó, ngành du lịch Việt Nam cần nắm bắt thời cơ để tạo ra một cuộc cách mạng về công nghệ thông tin để nâng cao trải nghiệm, chất lượng dịch vụ cho du khách. Đồng thời giúp Chính phủ có khả năng kiểm soát dịch bệnh một cách chặt chẽ, hiệu quả , truy vết kịp thời nếu có dấu hiệu lây lan khi Việt Nam mở cửa lại cho du khách quốc tế.

Thực hiện phòng chống dịch cho du khách tại cảng tàu quốc tế Hạ Long. Ảnh: QN

Thực hiện phòng chống dịch cho du khách tại cảng tàu quốc tế Hạ Long. Ảnh: QN

Ở thời điểm này, doanh nghiệp nào số hóa mạnh thì khả năng tiếp cận với thị trường khách hàng sẽ tốt hơn những doanh nghiệp vẫn chào bán sản phẩm theo phương thức cũ. Bên cạnh đó, dịch bệnh đã thay đổi hành vi du lịch. Trước kia, du khách thường đi theo nhóm lớn, ưa chuộng những nơi đông đúc, các chuyến đi xa, dài ngày, đến các đại lục khác nhau. Song hiện tại hình thức du lịch cá nhân và theo nhóm nhỏ, gia đình, đảm bảo an toàn sức khỏe, hạn chế lây nhiễm, hình thức, quy mô, khoảng cách và thời gian ngắn sẽ lên ngôi.

Tại Việt Nam, hiện chúng ta tuy mở cửa nhưng vẫn mang tính chất thí điểm. Do đó, lượng khách quốc tế tính đến nửa đầu 2022 sẽ không nhiều. Vào thời điểm nửa cuối năm 2022, khi vắc xin được tiêm chủng trên diện rộng, khả năng mở cửa các chuyến bay du lịch, thương mại, số khách quốc tế sẽ khả quan hơn.

Điều cốt yếu là chúng ta phải chủ động trong việc tiêm chủng vắc xin diện rộng để tăng khả năng phục hồi nhanh của ngành. Trong thời gian tới, ngành du lịch sẽ phải tập trung vào việc khai thác thị trường khách du lịch nội địa.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Du lịch và con đường phục hồi tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714409855 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714409855 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10