“Dù rất cố gắng nhưng có những cam kết trong EVFTA, CPTPP… chúng tôi không giải thích được”

Diendandoanhnghiep.vn Bà Nguyễn Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập nhấn mạnh việc giải thích cam kết trong các Hiệp định như CPTPP, EVFTA nên do những chuyên gia trực tiếp đàm phán hiệp định thực hiện.

Thông tin này được đưa ra tại tọa đàm “EVFTA – Cao tốc hiện đại nối liền Việt Nam - EU” do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức sáng nay (23/3) tại Hà Nội.

Mặc dù chưa thực sự mạnh mẽ nhưng việc thực thi CPTPP đã đóng góp vào tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2019.

Mặc dù chưa thực sự mạnh mẽ nhưng việc thực thi CPTPP đã đóng góp vào tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2019.

Tác động của CPTPP ở mức vừa phải

Đánh giá về cơ hội và lợi ích của Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) sau hơn 1 năm thực thi, ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên - Bộ Công Thương khẳng định Việt Nam đang tận dụng tốt cơ hội từ CPTPP.

Ví dụ năm 2019, dù hiệp định thực thi chưa đủ 1 năm nhưng kim ngạch của Việt Nam với các nước thuộc CPTPP tăng khá, nhất là với 2 thị trường Canada và Mexico, mức tăng lần lượt là 26% và 29%. Trước đây, ta nhập siêu 0,9 tỷ USD với các nước CPTPP nhưng năm 2019, ta xuất siêu 1,6 tỷ USD.

“Tất nhiên, kết quả trên không hoàn toàn do CPTPP nhưng rõ ràng trong thành tích xuất khẩu có sự đóng góp của việc thực thi CPTPP. Đặt trong bối cảnh các nước láng giềng gặp khó khăn, sự tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam là một thành tựu ấn tượng”, ông Thái nói.

Ông Thái cũng cho rằng dù ở một số lĩnh vực Việt Nam còn chậm ban hành văn bản pháp luật, nhưng đó là chậm so với nhu cầu của CPTPP còn so với thủ tục hiện thời thì vẫn là tương đối nhanh.

Tuy nhiên, ông Thái cũng nhấn mạnh Bộ Công Thương đã báo cáo Thủ tướng về vấn đề này, để Chính phủ có chỉ đạo các bộ ngành, địa phương quan tâm hơn đến việc thực thi hiệp định, theo hướng không chỉ nhằm đáp ứng yêu cầu của hiệp định mà còn xem đấy là cơ hội để cải cách nền kinh tế.

Về phần mình, bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), cho rằng thời gian 1 năm là chưa đủ dài để đánh giá tác động của CPTPP đối với Việt Nam, nhất là trong năm 2019 – năm đặc biệt của thương mại toàn cầu, khi các căng thẳng/xung đột thương mại diễn ra nhiều nơi mà đỉnh điểm là thương chiến Mỹ - Trung.

Theo bà Trang, trong một bối cảnh đặc biệt như vậy, những kết quả Việt Nam đạt được mang ý nghĩa lớn. “Nếu không có hiệp định CPTPP, kết quả còn không được như vậy”, bà nói.

Tuy vậy, bà Trang cũng lưu ý về vấn đề cải cách thể chế của Việt Nam. Theo bà, các cam kết trong hiệp định, đến thời điểm này, đã được Việt Nam cơ bản hoàn thành, dù vẫn còn một số lĩnh vực chưa kịp ban hành văn bản.

“Sức ép về cải cách của hiệp định là khá lớn, nhưng vẫn là rất ít so với nhu cầu nội tại của Việt Nam”, bà Trang nói thêm.

Việt Nam vẫn có những lợi thế vượt trội

Ở bình diện chung, năng lực của doanh nghiệp Việt Nam thấp hơn các doanh nghiệp EU, tuy nhiên ở một số ngành nhất định, Việt Nam vẫn có lợi thế vượt trội.

Điều may mắn hơn cả là cơ cấu kinh tế Việt Nam và EU không có sự cạnh tranh trực tiếp mà là cạnh tranh bổ sung. Những hàng hóa thế mạnh của Việt Nam không phải là thế mạnh của EU và ngược lại.

“Để tận dụng cơ hội từ EVFTA, các doanh nghiệp Việt Nam phải chịu các chi phí nhất định để điều chỉnh sản xuất. Ví dụ để đáp ứng quy tắc xuất xứ của hiệp định, các doanh nghiệp Việt Nam phải thay đổi về nguồn cung nguyên liệu, từ nước ngoài sang nội địa. Mua từ nội địa thì đắt hơn, nhưng điều đó lại giúp các doanh nghiệp có lợi thế khi xuất khẩu hàng sang EU”, bà Trang nói.

Ngoài chi phí nói trên, bà Trang cũng lưu ý về chi phí tuân thủ. Cụ thể, việc đáp ứng các cam kết, quy định trong EVFTA sẽ dẫn đến sự thay đổi về pháp luật của Việt Nam. Điều này dẫn đến doanh nghiệp Việt Nam có thể sẽ phải chịu thêm các chi phí tuân thủ.

“Tuy nhiên, doanh nghiệp cần chấp nhận những chi phí như vậy để thay đổi và tận dụng cơ hội”, bà nói.

Cũng theo bà Trang, có ít nhất 3 khía cạnh cho thấy các doanh nghiệp rất cần được nhà nước hỗ trợ.

Một là, các cam kết trong các hiệp định. “Các cam kết khó cực kỳ, chúng tôi chỉ ăn và tìm hiểu để giải thích cho doanh nghiệp hiểu cũng rất khó. Tôi mong các anh chị đi đàm phán trực tiếp hãy giải thích cho doanh nghiệp. VCCI dù cố gắng những có nhiều thứ không giải thích được”.

Hai là, có những việc doanh nghiệp có thể làm nhưng không hiệu quả. “Ví dụ thông tin cơ bản về nhu cầu, xu hướng của thị trường, đây là thứ các thương vụ của Bộ Công Thương nắm rất rõ, Bộ nên hỗ trợ để các doanh nghiệp không cần tốn công sức tìm hiểu. Doanh nghiệp chỉ cần tìm hiểu về đối tác hoặc các vấn đề của riêng họ”.

Ba là, các cơ quan nhà nước cần có tư duy hành động không chỉ tuân theo hiệp định mà còn vượt lên trên hiệp định để cải thiện môi trường kinh doanh, để các doanh nghiệp có thể rảnh tay nâng cao hiệu quả sản xuất, không còn phải lo lắng về các rào cản.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết “Dù rất cố gắng nhưng có những cam kết trong EVFTA, CPTPP… chúng tôi không giải thích được” tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711664550 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711664550 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10