Dự thảo Luật Điện ảnh (sửa đổi) còn một số quy định chưa rõ ràng

Diendandoanhnghiep.vn Bên cạnh những điểm tích cực, góp ý về Dự thảo Luật Điện ảnh (sửa đổi), VCCI cho rằng, còn một số quy định chưa rõ ràng cần được cân nhắc…

>> Luật Điện ảnh sửa đổi cần “cởi trói” cho doanh nghiệp

Trả lời Công văn số 544/UBVHGD15 ngày 17/02/2022 của Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội về việc đề nghị góp ý Dự thảo Luật Điện ảnh (sửa đổi) (Dự thảo), Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, một số quy định còn chưa rõ ràng.

Dự thảo Luật Điện ảnh (sửa đổi) còn một số quy định chưa rõ ràng - Ảnh minh họa

Dự thảo Luật Điện ảnh (sửa đổi) còn một số quy định thiếu rõ ràng - Ảnh minh họa

Cụ thể, về “Chính sách ưu đãi hoạt động điện ảnh”, Điều 5.3 Dự thảo quy định, Nhà nước có các chính sách về ưu đãi về thuế, tín dụng với hoạt động điện ảnh.

Tuy nhiên, theo VCCI, các quy định này chưa rõ ràng, chưa có định hướng cụ thể. Quy định như vậy sẽ khó có căn cứ khi quy định chi tiết hay sửa đổi luật thuế, chẳng hạn quy định ưu đãi thuế kèm các điều kiện khó khăn, bất khả thi…

Từ đó, VCCI, đề nghị cần quy định rõ hơn các nội dung này trong Luật, chẳng hạn như “được hưởng mức thuế thấp hơn…”, “có mức thuế thấp hơn…”.

>>> Dự thảo Luật Điện ảnh (sửa đổi): Phân quyền địa phương kiểm duyệt phim là không hợp lý

Bên cạnh đó, về “Nội dung điện ảnh bị cấm”, Điều 9.1 Dự thảo quy định, các nội dung bị cấm trong hoạt động điện ảnh, là căn cứ để thẩm định phim. VCCI cho rằng, quy định này chưa phù hợp do chưa tách bạch rõ ràng giữa các hành vi bị cấm tuyệt đối và các hành vi bị cấm tương đối.

Theo VCCI, kinh nghiệm ở các lĩnh vực khác, các hành vi cấm được phân thành 2 hình thức như: Loại thứ nhất, là hành vi cấm tuyệt đối, là những hành vi vi phạm lợi ích công cộng (chẳng hạn tuyên truyền chống phá Nhà nước, kích động chiến tranh, bạo lực, xuyên tạc sự thật lịch sử, dâm ô, đồi trụy, mê tín dị đoan);

VCCI đề nghị rà soát, cải cách mạnh mẽ các quy định liên quan đến việc cấp phép và kiểm duyệt kịch bản phim của đoàn làm phim nước ngoài - Ảnh minh họa

VCCI đề nghị rà soát, cải cách mạnh mẽ các quy định liên quan đến việc cấp phép và kiểm duyệt kịch bản phim của đoàn làm phim nước ngoài - Ảnh minh họa

Loại thứ hai, là hành vi bị cấm tương đối, là những hành vi có nội dung vi phạm lợi ích tư nhân, như xúc phạm cá nhân, tổ chức (điểm g) hay tiết lộ bí mật đời tư của cá nhân (điểm e). Các hành vi này chỉ nên bị cấm nếu không được cá nhân, tổ chức đó đồng ý. Cụ thể, nếu cá nhân, tổ chức có yêu cầu cho rằng nội dung đó xâm phạm đến quyền và lợi ích của mình, thông qua các phương thức giải quyết tranh chấp, cơ quan có thẩm quyền sẽ yêu cầu cơ sở điện ảnh không được phổ biến nội dung đó nữa. Trường hợp cá nhân, tổ chức không phản đối thì những nội dung có dạng như trên vẫn được phép sản xuất, phổ biến và phát hành.

“Do vậy, đề nghị sửa đổi quy định về các hành vi bị cấm theo hướng tách bạch thành hai loại như trên. Đồng thời, bổ sung quy định về phương án xử lý với từng loại nội dung vi phạm, chẳng hạn cho phép thực hiện phương thức kiện bồi thường thiệt hại với loại nội dung bị cấm tương đối”, VCCI góp ý.

Ngoài ra, về “Dịch vụ sản xuất phim cho tổ chức, cá nhân nước ngoài”, Điều 13.2 Dự thảo quy định, việc cung cấp dịch vụ sản xuất phim cho tổ chức, cá nhân nước ngoài phải được cấp phép bởi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trong đó trọng tâm có thẩm định kịch bản phim; yêu cầu cam kết nội dung phim không vi phạm nội dung bị cấm.

VCCI cho rằng, quy định này được suy đoán nhằm tránh các nội dung xuyên tạc lịch sử, tư tưởng Việt Nam, tuy nhiên, chưa thật sự phù hợp. Bởi nội dung bị cấm tại Điều 9 Dự thảo tương đối rộng, không chỉ kiểm soát về mặt lịch sử, chính trị mà còn kiểm soát các nội dung nghệ thuật khác – vốn chỉ phù hợp với quan điểm, tư tưởng Việt Nam. Trong khi đó, các nhà làm phim nước ngoài có quan điểm sáng tạo nghệ thuật riêng và được chấp nhận ở nước họ.

“Do đó, quy định này có thể sẽ trở thành một rào cản đối với nhà làm phim nước ngoài muốn thực hiện cảnh quay tại Việt Nam, đặc biệt với các phim có nhu cầu sử dụng chủ yếu các địa điểm tại Việt Nam”, VCCI đánh giá.

Theo VCCI, dù Dự thảo có quy định ưu đãi thuế cho đoàn làm phim nhưng về tổng thể, so với nhiều nước khác cũng có chính sách này và thông thoáng trong kiểm duyệt, việc kiểm duyệt kịch bản như Dự thảo sẽ có thể ảnh hưởng đến hiệu quả thu hút đoàn làm phim nước ngoài và rộng lớn là cản trở việc quảng bá hình ảnh đất nước, con người qua điện ảnh.

Thay vào đó, cần thiết kế thủ tục cấp phép đặc biệt đơn giản và gọn nhẹ, thậm chí việc kiểm soát các tình tiết về mặt lịch sử, chính trị có thể thực hiện thông qua việc yêu cầu đơn vị cung cấp dịch vụ cho đoàn làm phim thực hiện kiểm duyệt trước khi cung cấp dịch vụ (tự thực hiện hoặc thuê người có chuyên môn).

Do vậy, VCCI đề nghị rà soát, cải cách mạnh mẽ các quy định liên quan đến việc cấp phép và kiểm duyệt kịch bản phim của đoàn làm phim nước ngoài.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Dự thảo Luật Điện ảnh (sửa đổi) còn một số quy định chưa rõ ràng tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714003779 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714003779 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10