Dự thảo Nghị định về Luật Bảo vệ môi trường vẫn gây khó doanh nghiệp

Diendandoanhnghiep.vn Dù được chỉnh lý sửa đổi, tuy nhiên, Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường vẫn gây khó cho cộng đồng doanh nghiệp…

p/Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tái chế vẫn quan ngại về quy định phí tái chế EPR trong Dự thảo Nghị định bảo vệ môi trường.

Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tái chế vẫn quan ngại về quy định phí tái chế EPR trong Dự thảo Nghị định bảo vệ môi trường.

Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường 2020 (Dự thảo) vẫn khiến dư luận và cộng đồng doanh nghiệp đặc biệt quan ngại, đáng nói, dù mới bị Bộ Tư pháp “tuýt còi” vì những quy định chưa phù hợp, Dự thảo chỉnh lý sửa đổi ngày 05/10 vừa qua, vẫn được cho còn nhiều bất cập, gây khó khăn cho cộng đồng doanh nghiệp.

Hàng loạt quan ngại…

Mới đây, trong văn bản góp ý, kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; Phó Thủ tướng Lê Văn Thành và các bộ ngành liên quan, dù đã, đang và sẽ luôn ủng hộ, cam kết việc tuân thủ pháp luật bảo vệ môi trường, phát triển bền vững… thế nhưng, 11 Hiệp hội doanh nghiệp vẫn có hàng loạt quan ngại về Dự thảo này.

Cụ thể, Điều 28 Nội dung của Báo cáo đề xuất cấp GPMT, theo các Hiệp hội, hồ sơ trùng lắp và không rõ ràng bởi trong số 8 hạng mục hồ sơ yêu cầu thì đã có 5 hạng mục đã được doanh nghiệp cung cấp trong hồ sơ xin duyệt ĐTM…

Điều 29 Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp GPMT, không rõ “tài liệu pháp lý khác” cho các dự án đã có báo cáo ĐTM là gì? Không có tiêu chí cho “Trường hợp cần thiết”, không có quy định thời gian thẩm định, thời gian thành lập đoàn kiểm tra, kiểm tra thực tế kể từ ngày nộp giấy phép,…

Hay như Điều 30 Cấp đổi, cấp điều chỉnh, cấp lại GPMT, các Hiệp hội cũng cho rằng, quy định không rõ ràng khi thủ tục cấp lại cũng như cấp mới, không có quy định hồ sơ đề nghị cấp lại, văn bản đề nghị điều chỉnh gồm các loại giấy tờ gì,…

Đáng nói, trước khi vận hành thử nghiệm khiến nhiều doanh nghiệp phải xin điều chỉnh GPMT, sau khi vận hành các dự án sau khi vận hành thử nghiệm nếu không đạt thì phải xin điều chỉnh GPMT, làm mất thời gian và tăng chi phí của doanh nghiệp…

Những quan ngại đã nêu chỉ là một trong những bất cập được chỉ ra từ Dự thảo chỉnh lý sửa đổi ngày 05/10 vừa qua. Để có Nghị định phù hợp và khả thi các Hiệp hội cũng mong muốn cơ quan soạn thảo cần hướng dẫn chi tiết, không được đưa ra những điều nằm ngoài quy định của Luật Bảo vệ môi trường, không tạo mâu thuẫn với các văn bản pháp luật khác; Bộ Tư pháp cần thẩm định lại toàn bộ các nội dung còn chưa đúng, chưa phù hợp với các quy định pháp luật và thực tế,…

Nhiều quy định bị “tuýt còi”

Quá trình thẩm định Dự thảo, Bộ Tư pháp cũng chỉ ra nhiều quy định bất hợp lý, thiếu cơ sở khoa học, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp.

Cụ thể, tại văn bản Báo cáo thẩm định Dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường số 154/BCTĐ-BTP ngày 06/10, Bộ Tư pháp cũng chỉ rõ: Quy định về tham vấn chưa làm rõ trường hợp tham vấn lấy ý kiến nhưng có nhiều ý kiến không nhất trí thì xử lý thế nào?; Bắt buộc thời gian vận hành thử nghiệm tối thiểu là 3 tháng, gây tốn kém chi phí cho những trường hợp không cần vận hành thử nghiệm dài; Quy định về khoảng cách an toàn về môi trường đối với khu dân cư không phân biệt doanh nghiệp cũ và mới, khiến doanh nghiệp đã hoạt động vẫn phải di dời.

Đồng thời, Quy định về ghi nhãn không phù hợp với Nghị định 43/2017/NĐ-CP, không phù hợp thông lệ quốc tế, không phù hợp với các hiệp định thương mại tự do, gây tăng chi phí cho doanh nghiệp; Lộ trình lưu hành và sử dụng sản phẩm nhựa sử dụng một lần, bao bì nhựa khó phân hủy không phù hợp, sẽ dẫn đến các nhà máy đóng cửa hàng loạt vào 01/01/2026; Giới hạn điều kiện kinh doanh, phát sinh thủ tục hành chính của Bên được ủy quyền tổ chức tái chế, mâu thuẫn với Điều 7 Luật Đầu tư; Quan trắc tự động rất tốn kém cho doanh nghiệp, nhưng chưa rõ cơ sở khoa học đưa ra mức quan trắc tự động, đánh đồng một mức cho các loại xả thải khác nhau.

Về EPR, theo Bộ Tư pháp, Luật Bảo vệ môi trường không quy định về văn phòng EPR và Hội đồng EPR, đề nghị cơ quan soạn thảo làm rõ cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn của quy định thành lập Văn phòng EPR… tăng thêm tổ chức và biên chế, không đúng với chủ trương sắp xếp, kiện toàn, tinh giản tổ chức bộ máy, biên chế của các cơ quan Nhà nước.

Kinh phí hoạt động của văn phòng EPR Việt Nam từ số tiền do nhà sản xuất, nhập khẩu đóng góp… quy định này chưa hoàn toàn phù hợp với mục đích của số tiền đóng góp, nộp vào quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam.

Về công thức tính mức đóng góp, tỷ lệ tái chế bắt buộc, Bộ Tư pháp cũng yêu cầu cơ quan soạn thảo làm rõ cơ sở của việc quy định mức đóng góp tài chính… như công thức tính đối với tỷ lệ tái chế bắt buộc, mức chi phí tái chế, chi phí quản lý tái chế;…

Theo TS. Hoàng Dương Tùng - nguyên Phó cục trưởng Cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), nhận thức của người dân và cộng đồng doanh nghiệp đang ngày càng được nâng cao và rất sẵn sàng để thực thi các quy định mới của Luật Bảo vệ môi trường 2020. Tuy nhiên, điều doanh nghiệp “sợ” khi các quy định mới đi vào hiệu lực là sợ cơ chế thực thi kém hiệu quả, sợ sự hình thành của cơ chế xin - cho, của các nhóm lợi ích.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Dự thảo Nghị định về Luật Bảo vệ môi trường vẫn gây khó doanh nghiệp tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1715167794 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1715167794 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10