Dự thảo Nghị định về giao dịch điện tử: Cân nhắc đảm bảo tính thống nhất

ANH KHÔI 01/06/2024 03:00

Góp ý Dự thảo Nghị định quy định về giao dịch điện tử trong cơ quan Nhà nước và hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử, VCCI đề nghị cân nhắc để đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật...

>> Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi): “Gỡ khó” cho chuyển đổi số

Theo đó, trên cơ sở ý kiến của doanh nghiệp, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa có văn bản trả lời Công văn số 1024/BTTTT-KTS&XHS ngày 22/3/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc đề nghị góp ý Dự thảo Nghị định quy định về giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước và hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử (Dự thảo).

VCCI) vừa có văn bản trả lời Công văn số 1024/BTTTT-KTS&XHS ngày 22/3/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc đề nghị góp ý Dự thảo Nghị định quy định về giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước và hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử - Ảnh minh họa: ITN

VCCI vừa có văn bản góp ý Dự thảo Nghị định quy định về giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước và hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử - Ảnh minh họa: ITN

Cụ thể, tại văn bản góp ý, VCCI cho biết, Điều 15 Dự thảo trách nhiệm của các nền tảng số trung gian quy mô lớn và rất lớn. Một số trách nhiệm này có phần tương tự, trùng lắp một phần với các trách nhiệm mà doanh nghiệp đang thực hiện.

Chẳng hạn như, công khai cơ chế phản ánh vướng mắc và xử lý vướng mắc (Điều 15.2.a Dự thảo); cơ chế phản ánh và xử lý nội dung vi phạm pháp luật Việt Nam (Điều 15.3.a Dự thảo): Nghị định 52/2013/NĐ-CP đã quy định sàn thương mại điện tử (một nền tảng số trung gian) phải công khai cơ chế giải quyết tranh chấp trong quá trình giao dịch (Điều 36), hay Nghị định 72/2013/NĐ-CP quy định mạng xã hội phải công khai thoả thuận cung cấp và sử dụng dịch vụ mạng xã hội (Điều 25), trong đó có nội dung về giải quyết khiếu nại, tranh chấp giữa các thành viên (Điều 23đ.2.đ);

Quy tắc ứng xử chung (Điều 16.4 Dự thảo); Quy tắc ứng xử chung có thể trùng lặp với nội dung về Quy chế sàn thương mại điện tử (Điều 38 Nghị định 52/2013/NĐ-CP) hay thoả thuận cung cấp và sử dụng mạng xã hội (Điều 23đ.2.đ Nghị định 72/2013/NĐ-CP).

>> Sửa Luật Giao dịch điện tử: Một số quy định chưa đảm bảo tính khả thi

Trong đó, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo xem xét một số nội dung để đảm bảo tính thống nhất - Ảnh minh họa: ITN

Trong đó, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo xem xét một số nội dung để đảm bảo tính thống nhất - Ảnh minh họa: ITN

Theo VCCI, vấn đề này xuất hiện là do cách tiếp cận khác nhau giữa hệ thống văn bản pháp luật cũ và Luật Giao dịch điện tử 2023. Trước đây, các nền tảng số được phân loại theo tên gọi cụ thể như sàn thương mại điện tử, mạng xã hội… và do từng bộ, ngành quản lý, đi kèm là các quy định chi tiết cho từng lĩnh vực.

Luật Giao dịch điện tử 2023 đã gộp tất cả các đối tượng này thành một với tên gọi “nền tảng số trung gian”. Tuy nhiên, các quy định tại Luật Giao dịch điện tử 2023 và Dự thảo này không bãi bỏ, sửa đổi các văn bản hiện hành, dẫn đến tình trạng các quy định sắp ban hành có nguy cơ trùng hoặc chồng lấn với các quy định đã có. Dù tên gọi có thể hơi khác, xét cho cùng, vẫn là các chủ thể này (sàn thương mại điện tử, mạng xã hội…) có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ này.

Do vậy, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc bổ sung quy định xử lý các trách nhiệm, nghĩa vụ có nguy cơ trùng lắp giữa Dự thảo này và các văn bản pháp luật hiện hành.

Bên cạnh đó, VCCI cũng cho rằng, Dự thảo còn bổ sung các quy định về minh bạch hoá hoạt động quảng cáo (Điều 16.2.b, Điều 16.4.c Dự thảo). Trong khi hiện nay, Luật Quảng cáo 2012 cũng đang được sửa đổi và dự kiến cũng bổ sung thêm các quy định quản lý hoạt động quảng cáo trên mạng (có thể bao gồm cả quảng cáo với nền tảng số).

“Vì vậy, đề nghị cơ quan soạn thảo trao đổi, thống nhất với Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch về phạm vi quy định, đảm bảo không chồng chéo, thống nhất giữa các văn bản”, VCCI góp ý.

Ngoài ra, về xác định nền tảng số trung gian quy mô lớn và rất lớn, Điều 14 Dự thảo quy định về tiêu chí xác định nền tảng số trung gian quy mô lớn và rất lớn dựa trên tiêu chí số lượng tài khoản người sử dụng hàng năm. Tuy nhiên, theo VCCI Dự thảo chưa có quy định về thời điểm xác định và cơ quan có thẩm quyền xác định và công bố nền tảng trung gian nào là quy mô lớn, quy mô rất lớn.

Việc này có thể dẫn đến tình trạng không rõ cơ quan có thẩm quyền hoặc nhiều cơ quan có thẩm quyền xác định, do trách nhiệm của nền tảng số được quy định ở nhiều văn bản như Luật Giao dịch điện tử 2023, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023, do nhiều cơ quan nhà nước khác nhau phụ trách. Bên cạnh đó, việc xác định thời điểm nền tảng số quy mô lớn và rất lớn có ý nghĩa quan trọng vì đây là thời điểm đánh dấu sự phát sinh các nghĩa vụ pháp lý mà doanh nghiệp phải thực hiện.

Do vậy, để đảm bảo tính rõ ràng, dễ thực thi của quy định, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo bổ sung quy định về cơ quan có thẩm quyền xác định và công bố nền tảng số trung gian quy mô lớn và rất lớn và thời điểm công bố nội dung này.

Có thể bạn quan tâm

  • Luật Giao dịch điện tử 2023: Giúp doanh nghiệp giao kết trên môi trường số đảm bảo pháp lý

    Luật Giao dịch điện tử 2023: Giúp doanh nghiệp giao kết trên môi trường số đảm bảo pháp lý

    11:00, 25/08/2023

  • Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi): “Gỡ khó” cho chuyển đổi số

    Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi): “Gỡ khó” cho chuyển đổi số

    04:30, 29/06/2023

  • Sửa Luật Giao dịch điện tử: Hạn chế mở rộng phạm vi điều chỉnh với lĩnh vực đất đai

    Sửa Luật Giao dịch điện tử: Hạn chế mở rộng phạm vi điều chỉnh với lĩnh vực đất đai

    11:30, 30/05/2023

  • Cần bổ sung trách nhiệm nhà cung cấp trong giao dịch điện tử

    Cần bổ sung trách nhiệm nhà cung cấp trong giao dịch điện tử

    10:49, 30/05/2023

  • Sửa Luật Giao dịch điện tử: Một số quy định chưa đảm bảo tính khả thi

    Sửa Luật Giao dịch điện tử: Một số quy định chưa đảm bảo tính khả thi

    04:00, 30/05/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Dự thảo Nghị định về giao dịch điện tử: Cân nhắc đảm bảo tính thống nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO